Quy luật mâu thuẫn – Bài tập nhóm – Thành viên nhóm 8: Họ tên MSV Dương Thị Ngọc (NT) 22A Trần Thị – Studocu

Thành viên nhóm 8:

MSV

Dương Thị Ngọc (NT)

22A4030169

Trần Thị Ngọc Diệp

22A4030140

Lại Thị Hồng Hạnh

22A4030143

Nguyễn Thị Trang

23A4030437

Nguyễn Thị Hải Anh

23A4030020

Đặng Thị Thùy Trang

23A4030357

Đặng Văn Tuấn Tú

23A4010697

Nguyễn Thanh Thảo

365401081

Chủ đề: Chứng minh bằng thực tế: Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển. Liên hệ với bản thân.

  • I. Lý thuyết về quy luật mâu thuẫn.
  • 1. Các khái niệm.
  • -Đối lập, mặt đối lập là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy; chính những mặt đối lập này nằm trong sự liên hệ tác động qua lại với nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng.
  • -Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn biện chứng:
  •  Mặt đối lập là các mặt có những đặc điểm, những thuộc tính những quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược, tồn tại khách quan. Ví dụ: Trong mỗi con người đều có mặt đối lập theo tự nhiên như hoạt động ăn và hoạt động bài tiết; trong 1 nguyên tử sẽ có điện tích âm và đt dương
  •  Mâu thuẫn biện chứng (gọi tắt là mâu thuẫn) là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
  • -Quy luật mâu thuẫn là một trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử khẳng định về: mọi sự vật hay hiện tượng ở trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong. Quy luật mâu thuẫn còn được gọi là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
  • -Vị trí của quy luật: là “hạt nhân” của phép biện chứng, chỉ ra nguồn gốc, động lực cơ bản của sự vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
  • 2. Nội dung quy luật.
  • -Sự thống nhất của các mặt là sự ràng buộc, phụ thuộc, nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia và ngược lại:
  •  Thứ nhất: các mặt đối lập nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề. Chỉ là tương đối và tạm thời
  •  Thứ hai: các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn
  •  Thứ ba: giữa các mặt đối lập có sự tương đồng
  • -Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại lẫn nhau theo xu hướng bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
  • Ví dụ về mâu thuẫn ( chỉ cần tìm hình ảnh nói lên sự mâu thuẫn vì bọn chị có thể sẽ nói ví dụ khác chứ ko phải ví dụ này): nhân vật phản diện và nhân vật chính diện trong 1 bộ phim hoặc tác phẩm văn học; mối quan hệ xã hội bao gồm lối sống có văn hoá và phi văn hoá; mối liên hệ thống nhất, đấu tranh giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể sinh vật; sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế – xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của nhận thức …

    Trong mỗi sự vật hiện tượng hay quá trình nào đó luôn chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mình; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới.

  • 3. Tính chất.
  • -Tính khách quan: mâu thuẫn là cái vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng, không phải đem từ bên ngoài vào.
  • o Ví dụ: trong con người bất kỳ đều chứa đựng những yếu tố của các mặt đối lập giữa nhân từ và độc ác, thông minh và ngu dốt, dũng cảm và hèn nhát, trung thực và giả dối, …
  • -Tính phổ biến: mâu thuẫn tồn tại trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy
  • o Ví dụ: mâu thuẫn cơ học: MT giữa lực và phản lực trong sự tương tác giữa các vật thể; mâu thuẫn vật lý: MT giữa lực đẩy và lực hút giữa các hạt, các phân tử, các vật thể; mâu thuẫn sinh học: MT giữa đồng hoá và dị hoá, di truyền và biến dị, trong hoạt động sống của sinh vật, …
  • -Tính đa dạng, phong phú: mâu thuẫn có nhiều dạng, nhiều loại khác nhau, mỗi loại mâu thuẫn có những tính chất, vai trò khác nhau đối với sự vật.
  • o Ví dụ: mỗi cá nhân trong xã hội đều có thể có các mâu thuẫn: MT giữa cá nhân đó với tự nhiên bên ngoài, MT giữa cá nhân đó với các cá nhân khác trong gia đình và xã hội trên phương diện tình cảm, nhận thức, kinh tế, chính trị, văn hoá, và ngay trong nội tại của cá nhân có các mâu thuẫn về phương diện tư duy, đạo đức và nhu cầu, …
  • 4. Phân loại
  • Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng. Tính phong phú đa dạng được quy định một cách khách quan bởi đặc điểm của các mặt đối lập, bởi điều kiện tác động qua lại của chúng, bởi trình độ tổ chức của hệ thống (sự vật) mà trong đó mâu thuẫn tồn tại.

  • -Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập đối với sự vật được xem xét, mâu thuẫn được phân loại thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.
  •  Mâu thuẫn bên trong là sự qua lại giữa các mặt đối lập của cùng một sự vật.

    chẳng hạn như Trong phạm vi nước ta, mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế quốc dân là mâu thuẫn bên trong; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa; mâu thuẫn giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể động vật.

  •  Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.

    chẳng hạn, mâu thuẫn về kinh tế giữa nước ta với các nước khác trong ASEAN là mâu thuẫn bên ngoài; mâu thuẫn giữa động vật và thực vật với môi trường; mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau

  • -Căn cứ vào ý nghĩa của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của toàn bộ sự vật, mâu thuẫn được phân loại thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
  •  mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật, quy định sự phát triển ở tất cả các giai đoạn của sự vật, tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật ví dụ:
  •  Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương tiện nào đó của sự vật, nó quy định sự vận động và phát triển của một mặt nào đó của sự vật.

    Ví dụ:

  • -Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật trong một giai đoạn nhất định, mâu thuẫn được phân loại thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
  •  Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật và chi phối các mâu thuẫn khác trong

    giai đoạn đó. ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam đối với thực dân Pháp là mâu thuẫn chủ yếu

  •  Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nào đó của sự vật nhưng nó không đóng vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối

    Ví dụ: ở nước ta 1940-1943 mâu thuẫn thứ yếu là địa chủ và nông dân

  • -Căn cứ vào các lợi ích đối lập tạo thành mâu thuẫn xã hội, mâu thuẫn trong xã hội được phân loại thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
  •  Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Ví dụ: Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa nô lệ với chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ, giữa vô sản với tư sản, giữa dân tộc bị xâm lược với bọn đi xâm lược.
  •  Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội thống nhất với nhau về lợi ích cơ bản, chỉ đối lập về lợi ích không cơ bản, cục bộ, tạm thời.

    Ví dụ: như mâu thuẫn giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa công nhân với thợ thủ công; giữa thành thị và nông thôn, v.v..ở nước ta hiện nay.

  • II. Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
  • 1. Mâu thuẫn là nguồn gốc sự vận động.
  • -Sự thống nhất, đấu tranh các mặt đối lập chính là hai xu hướng tác động khác nhau mặt đối lập.

    Trong quá trình phát triền và vận động thì sự thống nhất, đấu tranh của mặt đối lập không tách rời nhau.

  • -Đấu tranh của mặt đối lập được quy định tất yếu về sự thay đổi các mặt đang tác động, làm mâu thuẫn phát triển.

    Khi bắt đầu xuất hiện thì mâu thuẫn chỉ là một sự khác nhau cơ bản. Tuy nhiên theo khuynh hướng trái ngược nhau thì sự khác nhau này càng lớn lên và rộng dẫn ra đến khi nào trở thành đối lập.

    Khi hai mặt đối lập có sự xung đột gay gắt, đủ điều kiện thì sẽ tự chuyển hóa lẫn nhau và từ đó mâu thuận được giải quyết. Nhờ sự giải quyết theo hướng này mà thể thống nhất mới sẽ thay thế thể thống nhất cũ hay sự vật mới thay cho sự vật cũ bị mất đi.

  • -Sự phát triển là cuộc đấu tranh các mặt đối lập.
  • Ta đã thấy rằng khi có thống nhất của các mặt đối lập thì sẽ có đấu tranh, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập thì không thể tách rời khỏi nhau đối với mâu thuẫn biện chứng.

  • * Dẫn chứng: Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (12/12/1946 ) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết : “ Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.’’
  • Sự vận động, phát triển là sự thống nhất trong tính ổn định và tính thay đổi, đấu tranh và thống nhất các mặt đối lập quy định về tính thay đổi và tính ổn định sự vật. Do đó, mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.

  • * Ví dụ (đưa ra hình ảnh)
  • – Mâu thuẫn giữa thực dân Pháp và nhân dân ta
  •  nhân dân ta đấu tranh (vận động )
  •  nước Việt Nam dân chủ, độc lập, tự do ( phát triển )
  • 2. Mâu thuẫn là động lực sự vận động
  • Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới khách quan cũng đều chứa đựng những mâu thuẫn trong bản thân nó, trong đó luôn diễn ra quá trình vừa thống nhất vừa đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không ngừng. Chúng có vị trí, vai trò nhất định đối với sự tồn tại và biến đổi của sự vật, hiện tượng.

    Sự thống nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định, sự đứng im tương đối của sự vật. Khi nào các mặt đối lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật còn tồn tại. Vì vậy thống nhất có tính tương đối.

    Nhưng trong khi các mặt đối lập thống nhất với nhau, quá trình đấu tranh giữa chúng không ngừng diễn ra. Đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối lập đều biến đổi, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng phát triển. Khi sự đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm, các mặt đối lập xung đột

    gay gắt, chúng sẽ chuyển hoá cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thống nhất cũ bị phá vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời.

    Vì vậy đấu tranh có tính tuyệt đối.

    Mâu thuẫn cũng có quá trình vận động, phát triển: Lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của các mặt đối lập nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển đi đến chỗ đối lập, rồi sau đó xung đột gay gắt. Khi hội đủ những điều kiện thích hợp, mâu thuẫn sẽ được giải quyết làm cho sự vật vận động và phát triển.

    Tóm lại: mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành mâu thuẫn trong bản thân mình, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời.

    Ví dụ:

  • -Trong kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta có mâu thuẫn gay gắt với thực dân Pháp, khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, tạo cho ta động lực đứng lên đấu tranh và kết quả cuối cùng là nhà nước Việt Nam độc lập, tự do dân chủ ra đời.
  • -Trong nông nghiệp, ta có thể lợi dụng những mặt đối lập trong di truyền và biến dị, gây ra đột biến, tạo nên giống loài mới cho năng suất cao hơn.
  • -Trong hoạt động của cơ quan, cần phân tích để nhận ra được những mặt tranh chấp nội bộ để có hướng giải quyết phù hợp, điều chỉnh các mặt chưa tốt của các thành viên.
  • -Trong quá trình xây dựng nền kinh tế tri thức, chúng ta còn vấp phải những khó khăn trở ngại. Bênh cạnh những cá nhân luôn phấn đấu vươn lên thì vẫn còn đó những người biếng nhác ù ì, những thành phần bất hảo. Bên cạnh những người có điều kiện học tập thì còn đó những học sinh, sinh viên đang thiếu thốn. Để giải quyết các vướng mắc trên, về phía Nhà nước cần ban hành rộng rãi hơn, hoàn thiện hơn các chính sách về xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ hợp lí, đảm bảo nghiêm trị và cải tạo tốt tội phạm. Về phía dân, mỗi người cần tự đấu tranh với chính mình, chống lại mọi cám dỗ, thiên kiến lạc hậu, nỗ lực trong học tập cũng như lao động.
  • -Trong nhận thức, sở dĩ các tư tưởng con người ngày càng phát triển bởi luôn có sự đấu tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai, giữa nhận thức kém sâu sắc và nhận thức sâu sắc hơn.
  • -Sự đấu tranh giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị ở các thời kì lại tạo nên một hình thái xã hội mới. Xã hội mới hình thành lại làm nảy sinh ra những mâu thuẫn mới trong lòng xã hội đó.
  • 3. Ý nghĩa phương pháp luận
  • -Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn nhận thức đúng sự vật, hiện tượng cần phát hiện ra những mâu thuẫn tồn tại trong bản thân nó.
  • -Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, xem xét vai trò, vị trí và mối quan hệ của các mâu thuẫn, của từng mặt đối lập trong mâu thuẫn và điều kiện chuyển hóa lẫn nhau giữa chúng. Chỉ có như thế mới hiểu đúng mâu thuẫn của sự vật, hiểu đúng xu hướng phát triển và tìm ra được những phương pháp để giải quyết mâu thuẫn.
  • -Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn còn phụ thuộc vào điều kiện đã đủ và chín muồi hay chưa.
  • III. Liên hệ bản thân sinh viên: (hình ảnh về sinh viên)

    Như đã chứng minh ở trên, quy luật mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của mọi sự phát triển. Hay nói cách khác, bản chất của sự phát triển chính là tìm ra và giải quyết các mâu thuẫn bên trong sự vật, hiện tượng. Trong thực tế, mâu thuẫn cũng là một hiện tượng khách quan mang tính phổ biến được hình thành từ những cấu trúc thuộc tính vốn có của sự vật.

    Việc học của sinh viên là một quá trình tăng trưởng về mặt tri thức và đồng thời ta cũng học cách áp dụng những tri thức đó vào đời sống thực tế. Vậy nên quá trình học tập của sinh viên cũng không ngoại lệ mà nó chịu sự tác động của quy luật mâu thuẫn.

    Chính vì thế, ta cần phải biết áp dụng quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và sự học nói riêng để có thể thúc đẩy sự phát triển của bản thân sinh viên:

  • a) Phải biết tôn trọng mâu thuẫn.
  • Con người cần luôn luôn cố gắng tìm hiểu để phát hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập để nắm bắt bản chất và khuynh hướng phát triển.

  • Đối với sinh viên, tôn trọng mâu thuẫn chính là tìm hiểu đầy đủ những môn học của nhà trường, chọn ra các môn phù hợp với định hướng, mục tiêu tương lai; vạch ra kế hoạch học tập, tham gia các hoạt động đoàn thể và thực hiện kế hoạch đó để đạt được mục tiêu bản thân.
  • b) Không sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn.
  • Khi gặp vấn đề không được tránh né, mà cần tìm ra giải pháp khắc phục, như thế mới có thể phát triển bản thân, có thêm tự tin và kinh nghiệm để giải quyết mâu thuẫn phát sinh sau này.

    Sinh viên cũng vậy, khi gặp bài giảng không hiểu, hay bài tập không giải được, cần phải tìm tòi trên các trang mạng, diễn đàn học vấn, hỏi và tiếp thu từ các giảng viên, các đàn anh, đàn chị hay cả những bạn học. Sinh viên không được ngại việc học lại, học bổ sung để củng cố kiến thức của mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần phải biết chia sẻ kiến thức của mình cho những người cần chúng. Chia sẻ và học hỏi là cách tốt nhất để giải quyết các mâu thuẫn gặp phải đối với sự học của một sinh viên.

  • c) Vận dụng quy luật mâu thuẫn liên tục tìm tòi, đổi mới và sáng tạo trong tri thức:
  • Bởi vì mâu thuẫn luôn tồn tại, nên nó buộc người ta không bao giờ được nghĩ mình có đầy đủ tri thức, mà phải liên tục học thêm các tri thức mới để giải quyết các vấn đề mới. Để làm được điều đó, con người cần phải luôn luôn đổi mới, sáng tạo ra các tri thức mới. Đồng thời, quy luật mâu thuẫn cũng buộc chúng ta phải biết vượt qua mọi định kiến để bài trừ những cái cũ, không còn phù hợp và tiếp thu, chọn lọc cái mới còn chưa quen thuộc. Có thể nói quy luật mâu thuẫn chính là nền tảng cho kho tàng tri thức vô cùng vô tận đang trở nên phong phú hơn qua mỗi ngày của nhân loại.

    Quy luật này đòi hỏi sinh viên phải tìm tòi, học hỏi các kiến thức mới chứ không được ngủ quên trên một vài kiến thức nhất định nào đó. Điều đó giúp cho sinh viên thêm phần sáng tạo, là yếu tố rất có ích cho cả việc học lẫn sự nghiệp sau này. Cũng bởi vì thế mà qua mỗi năm, các trường đại học, học viện phải tái bản một số cuốn sách để đổi mới kiến thức cho các sinh viên.

  • d) Quy luật mâu thuẫn đòi hỏi con người tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống.
  • Bởi vì, kiến thức không đi riêng lẻ, mà ta phải nhìn nhận được sự tương tác, tương hỗ giữa các kiến thức, của các ngành nghề khác nhau để bổ trợ cho sự thiếu sót của nhau, đồng thời loại bỏ những kiến thức thừa thãi.

    Cũng như vậy, sinh viên cần tìm hiểu sự tương tác qua lại giữa các môn học, ngành học, qua đó đánh giá và chọn lọc được một chỉnh thể những môn học phù hợp với bản thân. Cần biết vận dụng khả năng tổng hợp, phân tích để tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức cần thiết.

     Vậy, qua những điều đã nói ở trên, có thể thấy việc vận dụng nhuần nhuyễn quy luật mâu thuẫn vào thực tiễn đời sống nói chung và việc học tập nói riêng là cực kì cần thiết đối với sinh viên. Điều đó là nền tảng sự phát triển của bản thân mỗi sinh viên, và cũng quyết định thành bại trong sự nghiệp sau này. Là sinh viên, ta cần phải biết cách áp dụng những điểm có lợi của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập vào học tập để hoàn thành mục tiêu của mình.

    Một số mâu thuẫn phát sinh ở sinh viên Học Viện Ngân Hàng và gợi ý phương hướng giải quyết mâu thuẫn:

    Học và thi online có thể nói là những vấn đề gây khá nhiều khó khăn cho sinh viên HVNH trong giai đoạn gần đây khi mà toàn Hà Nội phải giãn cách theo chỉ thị 16 của chính phủ.

    Sau khi tự mình trải qua các buổi học online, có thể thấy vẫn còn rất nhiều bạn sinh viên gặp trục trặc về kĩ thuật trong lúc học, như không bật được webcam, micro, hay bị mất kết nối giữa chừng… Những điều này tạo ra sự đứt quãng cho buổi học, làm gián đoạn sự tiếp thu của sinh viên cũng như quá trình giảng dạy của giảng viên.

    Hơn thế, việc thi online lại càng yêu cầu sự chính xác hơn từ sinh viên và giảng viên giám thị, khi mà chỉ cần một sai sót kĩ thuật nho nhỏ thôi cũng sẽ gây ra ảnh hưởng đáng kể cho một buổi thi yêu cầu sự nghiêm túc và độ trung thực cao. Vậy mà, lúc thi, ta còn có thể thấy rất nhiều trường hợp các bạn học viên do thiếu chuẩn bị, về cả thiết bị dụng cụ lẫn kiến thức công nghệ mà tạo ra rất nhiều sự bất tiện cho cả các giám thị lẫn các thí sinh khác.Cụ thể, nhiều bạn không thể scan bài làm do đường truyền yếu hay thậm chí không biết cách nộp bài như thế nào do chưa đọc kĩ hướng dẫn. Vấn đề gian lận cũng là điều gây nhức nhối khó tránh khỏi trong những kì thi online. Bên cạnh đó, còn có những vấn đề khác mà hiếm khi gặp ở các kì thi tập trung, ví dụ như quên chuẩn bị thẻ sinh viên, giấy thi, … Hậu quả là, rất nhiều phòng thi phải nán lại chỉ vì chờ những sinh viên thiếu chuẩn bị trong các khâu từ điểm danh cho đến nộp bài thi, điều mà đáng lẽ là không được cho phép trong quy chế.

    Gợi ý giải quyết vấn đề:

  • – Sinh viên cần tìm tòi, học hỏi thêm từ các nguồn trên mạng, từ giảng viên, từ bạn bè để nâng cao kiến thức về công nghệ; đọc và xem các video hướng dẫn quy chế thi online mà Học viện đã đăng lên internet.
  • -Yêu cầu sự hỗ trợ trong khả năng từ gia đình để tạo điều kiện tốt nhất cho bản thân tham gia vào việc học và thi online, vd như việc nâng cấp gói băng thông, mua thiết bị mới, v.v…
  • – Bên cạnh đó, học viện cũng có thể tạo điều kiện cho sinh viên để cùng giải quyết mâu thuẫn này, có thể bằng cách tạo ra quy chế thi mới phù hợp hơn, hay phổ biến cấu hình thích hợp của thiết bị thi online,…
  • Kết luận: Mặc dù vẫn còn nhiều mâu thuẫn tồn đọng trong chính bản thân các sinh viên thuộc HVNH, nhưng ta cũng có thể thấy được, chính những mâu thuẫn này cũng cho học viên cơ hội để phát triển, để thay đổi bản thân. Cách để nắm lấy những cơ hội đó, không gì khác ngoài tìm ra phương hướng để tự giải quyết vấn đề. Đó chính là những gì mà sinh viên cần rút ra được từ quy luật mâu thuẫn, từ đó phát triển học thức và đổi mới bản thân, trở thành công dân có ích cho xã hội.

  • * Câu hỏi
  • 1. Biểu hiện nào dưới đây là mâu thuẫn theo quan điểm của Triết học
  • A. Giai cấp nông dân đấu tranh chống lại địa chủ trong xã hội phong kiến.
  • B. Nam và Lan iểu lầm nhau dẫn đến to tiếng
  • C. Mĩ thực hiện chính sách cấm vận I-ran
  • D. Hai gia đình hàng xóm tranh chấp đất đai
  • 2. Biểu hiện nào dưới đây lí giải đúng về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng?
  • A. Sự biến đổi về lượng và chất
  • B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.
  • C. Sự phủ định biện chứng.
  • D. Sự chuyển hóa của các sự vật
  • 3. Trong một vở diễn lúc sinh thời, cố nghệ sĩ Chí Tài có nói: “Con người sinh ra như tờ giấy trắng. Sống sao đừng trở thành tờ giấy than!”. Vận dụng kiến thức vừa trình bày hãy giải thích câu nói trên?
  • -Trả lời: Trong cuộc sống, luôn luôn xảy ra mâu thuẫn giữa các mặt đối lập, một mặt là thiện, một mặt là ác. Hai mặt này luôn mâu thuẫn, đấu tranh không ngừng trong con người chúng ta. Theo như câu trên, có thể hiểu, mặt thiện tức là tờ giấy trắng, mặt ác tức là tờ giấy than. Bản thân mỗi con người chúng ta, từ sâu bên trong phải đấu tranh làm sao để mặt thiện chiến thắng mặt ác, để giữ con người luôn luôn là “tờ giấy trắng” chứ không được để trở thành “ tờ giấy than ” .
  • Nguồn tham khảo:

    https://www.agefotostock.com/age/en/details-photo/vietnam-france-tonkin-campaign-viet-villagers-were-expected-to-show-respect-by-kowtowing-to-passing-french-columns-1885/GBP-CPA009647

    http://www.baotanglichsutphcm.com.vn/nghe-thuat-tao-lap-the-tran-trong-chien-dich-dien-bien-phu

    https://zingnews.vn/nhung-hinh-anh-bieu-tuong-trong-chien-thang-dien-bien-phu-post536617.html