Quy luật giá trị là gì? – Những tác động của quy luật | Yuanta VN
Một trong những quy luật của quy luật kinh tế đó là quy luật giá trị. Đây được đánh giá là một quy luật căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Quy luật này tác động rất lớn đến thị trường kinh tế hiện nay và còn có vai trò kích thích sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nếu vận dụng tốt quy luật giá trị trong sản xuất kinh doanh thì các nhà đầu tư có thể làm chủ thị trường và gặt hái được thành công.
Nội Dung Chính
Quy luật giá trị là gì?
Trong quan niệm của chủ nghĩa Mác Lê-nin, ở đâu có sản xuất, lưu thông hàng hóa thì ở đó có quy luật giá trị. Đây là một quy luật kinh tế căn bản và có ảnh hưởng đến kinh tế thị trường hiện nay.
Yêu cầu chung của quy luật giá trị đó là việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được thiết lập dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết. Để cạnh tranh trên thị trường, hao phí sức lao động cá biệt trong sản xuất hàng hóa phải thấp hơn hoặc bằng hao phí xã hội cần thiết thì mới có thể đạt được thành công.
Nội dung của quy luật giá trị
Nội dung chính của quy luật này đó là sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Cụ thể hơn, khi sản xuất hàng hóa sẽ cần phải có hao phí sức lao động xã hội cần thiết.
Tuy nhiên, doanh nghiệp sản xuất cần phải tiết kiệm lao động để sản xuất ra hàng hóa. Với một hàng hóa, giá trị của sản phẩm phải nhỏ hơn hoặc bằng thời gian cần thiết để sản xuất hay còn gọi là giá cả thị trường của hàng hóa. Khi đó, việc sản xuất hàng hóa mới có thể mang lại lợi thế cạnh tranh cao.
Ngoài ra, trong trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp trong thị trường cần tuân theo nguyên tắc ngang giá. Nghĩa là khi trao đổi hàng hóa, doanh nghiệp phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và đảm bảo rằng hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi. Khi đó, doanh nghiệp mới có thể có chi phí để tiếp tục sản xuất kinh doanh.
Tác động của quy luật giá trị
Quy luật giá trị có tác động rất lớn đến việc sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường. Đồng thời, quy luật này còn ảnh hưởng đến phân hóa xã hội, dẫn đến sự hình thành người giàu và người nghèo.
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Một tác động rõ ràng nhất của quy luật giá trị đó chính là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. Điều này có nghĩa là quy luật này ảnh hưởng đến sự phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành kinh tế, các lĩnh vực khác nhau.
Tác động điều tiết này của quy luật giá trị phụ thuộc vào sự biến đổi cung cầu cùng giá cả hàng hóa ở thị trường. Khi đó, sự biến động giá cả không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến sản xuất, lưu thông hàng hóa.
Trường hợp nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả hàng hóa lớn hơn giá trị và hàng hóa sẽ bán chạy, doanh nghiệp có lãi. Khi giá cả cao hơn giá trị, các hoạt động kinh doanh sẽ được đẩy mạnh để cung cấp sản phẩm cho thị trường.
Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị. Khi đó, hàng hóa sẽ khó bán và doanh nghiệp phải dừng việc sản xuất, kinh doanh. Khi cung và cầu bằng nhau thì giá cả sẽ trùng với giá trị và thị trường sẽ rơi vào giai đoạn “bão hòa”.
Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất
Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi chủ thể sản xuất là một cá thể độc lập với mức hao tổn lao động trong sản xuất khác nhau. Những doanh nghiệp có mức hao tổn lao động ít nhưng tạo ra được giá trị hàng hóa lớn thì có thể đạt được lợi nhuận, doanh thu cao và có lãi.
Để tạo được ưu thế trong cạnh tranh của mình, những nhà sản xuất buộc phải tìm cách để hạ thấp chi phí lao động cá biệt sao cho thấp hơn hoặc bằng chi phí lao động xã hội cần thiết. Khi đó, những nhà sản xuất sẽ cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa quá trình sản xuất của mình. Do vậy, một tác động của quy luật giá trị đó chính là làm cho quá trình sản xuất được hiện đại, chuyên nghiệp hơn.
Làm phân hóa người sản xuất thành người giàu, người nghèo
Trong quá trình thực hiện sản xuất, những người đạt được việc kinh doanh thuận lợi, có trình độ, kiến thức thì hao tổn lao động cá biệt thấp hơn hao tổn lao động xã hội cần thiết. Khi đó, những người này nhanh chóng đạt được lợi nhuận và kiếm được nhiều tiền, trở thành người giàu có. Ngược lại, những người không có lợi thế cạnh tranh sẽ nhanh chóng bị thua lỗ và trở thành người nghèo.
Mặt tích cực của quy luật giá trị
Với sự tác động đến nền kinh tế và xã hội, quy luật giá trị có rất nhiều mặt tích cực. Cụ thể:
-
Tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và lao động vào các ngành sản xuất khác nhau để phục vụ thị trường
-
Thu hút hàng hóa ở những nơi có giá trị thấp đến nơi có giá trị cao, tạo nên sự cân bằng hàng hóa trong các khu vực khác nhau
-
Kích thích việc cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Quy luật giá trị ảnh hưởng đến nhiều mặt trong sản xuất và đời sống xã hội. Việc vận dụng đúng quy luật này có thể giúp người sản xuất đạt được hiệu quả trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, những mặt tích cực của quy luật này còn giúp cho nền kinh tế, sản xuất của một quốc gia phát triển hơn. Trên đây, bài viết được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam.