Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì? Quy trình quản trị rủi ro
Trong cuộc chiến cạnh tranh trên thương trường, mỗi doanh nghiệp đều không tránh khỏi những rủi ro. Gần đây, cùng với sự tác động không nhỏ của dịch bệnh Covid-19, đã khiến cho các doanh nghiệp trở nên chao đảo. Do đó mà vấn đề quản trị rủi ro là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp thường gặp những loại rủi ro gì? Làm thế nào để quản trị rủi ro doanh nghiệp hiệu quả nhất? Dưới đây sẽ là lời giải đáp của CyberSign về vấn đề này.
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là gì?
Quản trị rủi ro doanh nghiệp là một chiến lược trong kinh doanh với mục đích phân tích, xác định vấn đề, và đưa ra những phương thức để xử lý rủi ro một cách hiệu quả. Quản trị rủi ro Nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong tương lai.
Các rủi ro doanh nghiệp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: tài chính, vấn đề về pháp lý, tai nạn, thiên tai,… Các doanh nghiệp nên có sự chuẩn bị trước, thay vì để tình huống xảy ra rồi mới bắt đầu tìm cách ứng phó.
Không chỉ vậy, rủi ro doanh nghiệp còn đến từ hoạt động quản lý nội bộ như văn hóa của doanh nghiệp, chế độ đãi ngộ,… Hoặc rủi ro đến từ sự biến động của nền kinh tế và sự phát triển của khoa học công nghệ.
Những loại rủi ro thường gặp trong doanh nghiệp
Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro. Mỗi loại rủi ro mang đến những thiệt hại khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất, nguồn gốc, lĩnh vực,… Cùng CyberSign điểm mặt những loại rủi ro hay gặp nhất trong các doanh nghiệp:
- Rủi ro về thị trường: Đây là loại thường gặp trong các doanh nghiệp. Những sự biến động của thị trường kinh tế khiến doanh nghiệp phải đương đầu với cán cân cung cầu bất ổn định.
- Rủi ro về chiến lược: Doanh nghiệp đưa ra những chiến lược không kịp thời lạc hậu so với sự thay đổi của thị trường, khiến chiến lược của doanh nghiệp kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp.
- Rủi ro về môi trường: Rủi ro về môi trường có thể được thể hiện ở dạng vi phạm quy chế. Các doanh nghiệp có thể mắc phải các hoạt động gây thiệt hại, ô nhiễm cho môi trường. Hay vi phạm luật về sức khỏe con người.
- Rủi ro về thương hiệu: Thương hiệu tác động đến cả hai mặt tích cực và tiêu cực cho doanh nghiệp. Khi danh tiếng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng xấu bởi những nguyên nhân về: gian lận, chất lượng sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng,… thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro rất lớn.
- Rủi ro pháp lý: Bắt nguồn từ việc không nắm chắc rõ những quy định, pháp lý. Khi tranh chấp pháp lý xảy ra, doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí và phát sinh khác do xảy ra tranh chấp.
Quản trị rủi ro doanh nghiệp như thế nào?
Tầm quan trọng của quản trị rủi ro doanh nghiệp
Mục đích của quản trị rủi ro doanh nghiệp không chỉ để giảm thiểu các rủi ro, mà còn là quản lý rủi ro đó một cách hiệu quả, và có khả năng biến rủi ro thành cơ hội để phát triển. Quản trị tốt được rủi ro doanh nghiệp còn giúp các nhà lãnh đạo tự tin hơn trong các quyết định kinh doanh, từ đó có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra. Có thể thấy rằng, quản trị rủi ro doanh nghiệp có một tầm quan trọng vô cùng to lớn, và được thể hiện ở 05 điểm sau:
Hoàn thành tốt các mục tiêu chiến lược
Quản trị rủi ro có liên quan mật thiết đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị rủi ro doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo dễ dàng hơn với việc ứng phó trước sự biến động của thị trường kinh doanh thông qua việc nhận diện, phân tích, đánh giá và lên kế hoạch chủ động ứng phó với các rủi ro, giúp doanh nghiệp xử lý tốt các khủng hoảng trong quá trình thực hiện mục tiêu.
Thuận lợi trong việc hợp tác đầu tư
Hiện nay, các doanh nghiệp phải công bố khả năng quản lý rủi ro của mình, để các nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá độ tương quan giữa lợi nhuận và rủi ro có thể gặp phải. Nếu các doanh nghiệp quản lý được tốt các rủi ro, thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó xử lý hiệu quả các tình huống có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Dựa trên những điều đó, các nhà đầu tư có thể lựa chọn được doanh nghiệp ấn tượng nhất để hợp tác.
Hạn chế sự lãng phí nguồn tiền đầu tư
Quản trị rủi ro doanh nghiệp giúp xác định được những chi phí phát sinh trong quá trình đầu tư và hoạt động doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về hoạt động đầu tư, và loại bỏ những nguồn phí không cần thiết.
Công tác quản trị doanh nghiệp được tăng cường
Quản trị rủi ro doanh nghiệp hỗ trợ tối đa cho quá trình quản trị doanh nghiệp bằng việc trình bày đầy đủ thông tin cho ban lãnh đạo và hội đồng các thành viên về các rủi ro và biện pháp cần thực hiện.
Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và phát triển các giá trị như: tài chính, thương hiệu,…
Công cụ hỗ trợ hiệu quả việc đầu tư và phát triển kinh doanh
Doanh nghiệp triển khai tốt hoạt động quản trị rủi ro, tương đương với việc doanh nghiệp đã sở hữu được một công cụ có ích để tạo ra những giá trị mới, thêm nguồn thu mới. Hơn nữa, hoạt động quản trị rủi ro doanh nghiệp còn có khả năng làm gia tăng tỷ lệ thành công của các dự án và đảm bảo toàn vẹn các giá trị cho doanh nghiệp.
Quy trình quản trị rủi ro doanh nghiệp
Bước 1: Xác định bối cảnh rủi ro
Đầu tiên doanh nghiệp cần xác định được bối cảnh rủi ro, dự tính, phân tích các trường hợp có thể xảy ra. Từ đó, thiết lập các phương án xử lý.
Bước 2: Xác định loại rủi ro
Các doanh nghiệp cần xác định được loại rủi ro mà mình có thể gặp phải, việc này giúp quá trình xử lý rủi ro diễn ra dễ dàng hơn. Dưới đây là những cách giúp xác định các loại rủi ro, doanh nghiệp có thể tham khảo. Như sau:
- Tạo và phân tích các tình giả định
- Nghiên cứu điểm yếu, thách thức
- Điều tra, khảo sát, nghe đánh giá từ mọi người có thể thu thập được thông tin phù hợp
- Xem xét lại các tổn thất trong quá khứ nhằm dự đoán tương lai
- Phân tích các thông số, báo cáo trong doanh nghiệp, để xem vấn đề nào có thể đang tiềm ẩn rủi ro.
Bước 3: Phân tích rủi ro đã xác định được
Sau khi rủi ro đã được xác định, thì bước tiếp theo ta cần phân tích về tầm ảnh hưởng, hậu quả rủi ro mang đến cho mục tiêu hay dự án của doanh nghiệp.
Bước 4: Đánh giá rủi ro
Đánh giá tổng thể ở hai yếu tố:
- Mức độ ảnh hưởng đến mục tiêu
- Khả năng xảy ra của rủi ro
Để xác định được mức độ ưu tiên giải quyết rủi ro thì cũng tùy thuộc vào từng tình huống. Doanh nghiệp nên lập bảng phân chia cấp rủi ro (cấp doanh nghiệp, cấp đơn vị), nhờ đó có thể dễ dàng quản lý và phân tích các rủi ro hơn.
Bước 5: Giải quyết rủi ro
Sau khi xác định được rủi ro cần ưu tiên giải quyết, thì doanh nghiệp cần xem xét, xây dựng các phương án xử lý sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Cụ thể 04 phương án quản lý rủi ro như sau:
– Loại bỏ rủi ro:
- Không thực hiện các hoạt động có khả năng gây ra rủi ro
- Có thể sử dụng các biện pháp xử lý tất cả rủi ro, nhưng thay vào đó là đánh mất các lợi ích lớn
- Ngừng tham gia hoạt động kinh doanh nào đó có thể gây ra rủi ro.
– Chấp nhận rủi ro:
Tức rủi ro mà doanh nghiệp có thể chấp nhận và không đầu tư nguồn lực nào để giải quyết. Vì doanh nghiệp cho rằng đó là phương án hợp lý nhất.
– Làm giảm rủi ro:
Ngược lại với chấp nhận rủi ro, ở phương án này doanh nghiệp đầu nguồn lực nhằm giải quyết các rủi ro giảm xuống mức hợp lý nhất.
Doanh nghiệp có thể thuê tư vấn pháp lý và tư vấn tài chính hỗ trợ. Phương án này áp dụng phù hợp với các rủi ro không thể tránh.
– Phân chia rủi ro:
Doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro sang những đơn vị khác bằng cách:
- Mua bảo hiểm
- Khi ký kết hợp đồng thêm điều mục đảm bảo phòng ngừa rủi ro
- Chuyển giao rủi ro từ nhóm sang các cá nhân trong nhóm.
Bước 6: Lên kế hoạch và giám sát việc quản lý rủi ro
– Lên kế hoạch:
- Xây dựng mục tiêu
- Phân chia, giao quyền cho các bộ phận thực hiện
- Xác định giai đoạn thực hiện và đánh giá
- Báo cáo tiến trình xử lý và kết quả có được
- Đánh giá phương pháp giải quyết vấn đề.
– Giám sát:
Trong quá trình kế hoạch được tiến hành, sẽ có nhiều yếu tố khác tác động đến. Do đó doanh nghiệp cần:
- nhanh nhạy tiếp nhận thông tin, để đưa ra phương án khác giải xử lý kịp thời trong trường hợp có sự biến đổi
- Xem xét, đánh giá phương án xử lý đã chọn còn thích hợp nữa hay không
- Tiếp tục giám sát và đánh giá các rủi ro mới có thể xảy ra.
Trên đây là quy trình 06 bước quản trị rủi ro doanh nghiệp. CyberSign mong rằng, dựa trên khung các bước này, doanh nghiệp có thể áp dụng thành công vào việc quản trị các rủi ro.
Có thể thấy rằng rủi ro luôn hiện diện trong các hoạt động kinh doanh, luôn là vấn đề nhức nhối của các doanh nghiệp. Với mong muốn có thể hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp, CyberSign đã phân tích khái niệm, tầm quan trọng, các loại rủi ro và quy trình quản trị rủi ro hiệu quả, để các bạn có thể tham khảo, áp dụng vào giải quyết vấn đề của doanh nghiệp mình. Mọi thắc mắc khác, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ với hotline: 1900 2038.