Quản lý doanh nghiệp là gì? TOP 6 nguyên tắc ‘vàng’ không nên bỏ lỡ
Hiện nay, hoạt động quản trị doanh nghiệp đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và biến nó trở thành một môn khoa học thực thụ. Có thể nói một cách chắc chắn rằng quản trị học có vai trò to lớn trong những sự thay đổi và phát triển cực kỳ nhanh chóng của thế giới. Nội dung dưới đây sẽ trình bày 6 nguyên tắc vàng trong nghệ thuật quản lý doanh nghiệp hiện đại.
Tặng MIỄN PHÍ bộ sách về Lãnh đạo dành cho các bạn NGAY HÔM NAY.
1.Quản lý doanh nghiệp là gì?
Quản lý doanh nghiệp là quá trình làm việc và thông qua các cá nhân, các nhóm và các nguồn lực khác (thiết bị, vốn, công nghệ) để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp.
Quá trình quản lý doanh nghiệp được thử thách và đánh giá qua việc đạt được các mục tiêu thông qua cơ cấu tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau.
Trong quá trình kiểm soát, người quản trị sẽ tiến hành hoạch định, tổ chức triển khai, kiểm tra giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động của công ty. Sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có các chiến lược và mục tiêu riêng. Đó có thể là mục tiêu tăng trưởng doanh thu, nâng cao lợi nhuận hoặc phát triển thương hiệu…
Quản lý doanh nghiệp có thể xem là một bộ môn “nghệ thuật”
2.Người quản lý doanh nghiệp là ai?
Thực tế, đôi khi người quản lý doanh nghiệp không phải là người chủ doanh nghiệp. Có nghĩa là, bạn phải phân biệt được người quản lý doanh nghiệp và người đại diện theo phát luật của doanh nghiệp là không giống nhau. Trong nhiều trường hợp, hai chức danh này được
Theo Khoản 18 điều 4 luật doanh nghiệp 2014 quy định:
Người quản trị doanh nghiệp là người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm: chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Người quản lý doanh nghiệp được xem là một “nghệ nhân”
Trong doanh nghiệp, một số chức danh của người quản lý doanh nghiệp có thể nắm giữ đó là:
– Doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp.
– Công ty hợp danh là thành viên hợp danh.
Và tất cả các chức danh sau:
– Chủ tịch công ty TNHH một thành viên; Chủ tịch hội đồng thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh; Chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần.
– Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty.
– Thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên.
– Thành viên ban kiểm soát
Trau dồi kỹ năng quản lý từ các khóa học tại HomeNext Academy
3.Quy trình quản lý doanh nghiệp
Để quản lý doanh nghiệp hiệu quả thì yếu tố đầu tiên bạn cần xác định rõ là mục tiêu của doanh nghiệp.
Trong quản trị, cần phải tìm cách tối ưu hóa, sử dụng hết nguồn lực, đặc biệt là đối với việc quản lý những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy trình quản trị sau đây sẽ giúp bạn có thể hiểu một cách cụ thể hơn:
#1.
Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa
Đây là các yếu tố quan trọng mà mọi doanh nghiệp phải xác định cho mình. Bởi lẽ nó sẽ làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp sau này.
Xác định tầm nhìn doanh nghiệp giúp bạn suy nghĩ lớn và lâu dài, tạo điều kiện phát triển quy mô doanh nghiệp.
Trong khi đó sứ mệnh và giá trị cốt lõi giúp doanh nghiệp xác định nhiệm.vụ, tiêu chuẩn ứng xử của thương hiệu ngay cả trong những giai đoạn khó khăn.
Giá trị sẽ tạo nên văn hóa doanh nghiệp, đây là các quy tắc mà.bất kỳ ai tham gia vào doanh nghiệp đều cần phải tuân theo. Cùng nhau thiết lập nên một hệ thống để xây dựng thương hiệu.
Giá trị cốt lõi sẽ tạo nên văn hóa phát triển bền vững cho doanh nghiệp
#2.
Xây dựng hệ thống mục tiêu/chiến lược
Xây dựng hệ thống mục tiêu, chiến lược giúp doanh nghiệp xác định được con đường mình phải đi. Chỉ khi xác định được rõ những mục tiêu này doanh.nghiệp mới đánh giá được hiệu quả hoạt động của mình.
#3.
Thiết lập sơ đồ tổ chức, bảng mô tả công việc và KPIs
Đây là hệ thống giúp doanh nghiệp tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc và giao chỉ tiêu, đánh giá thành tích và khuyến khích, khen thưởng nhân viên của mình.
#4.
Xây dựng hệ thống quy trình, quy định và hướng dẫn
Hầu như các doanh nghiệp đều có nhưng chưa đầy đủ, không cập.nhật thường xuyên hoặc tệ hơn là không được đưa vào áp dụng.
Việc xây dựng một cách khoa học, chi tiết hệ thống quy trình, quy định và hướng dẫn.này làm cho việc vận hành doanh nghiệp trở nên trơn tru hơn. Nhờ đó, việc quản lý các doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn nhiều.
#5.
Tích hợp các hệ thống phần mềm
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng doanh nghiệp phần mềm vào quản lý. Quy trình được thực tế hóa trên phần mềm giúp các bộ phận hoạt động tốt nhất.
Trong đó, không thể không kể đến phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP. Đây là một phần mềm vô cùng hữu ích giúp đơn giản hóa quy trình quản trị của doanh nghiệp.
>>> Tìm hiểu những nội dung xoay quanh chủ đề quản lý doanh nghiệp ngay tại đây:
4.Phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Cụ thể, để quản trị doanh nghiệp hiệu quả thì người quản lý ngoài kinh nghiệm cá nhân. Các bạn còn cần phải nắm vững một số phương pháp hiệu quả.sau để có thể áp dụng, kết hợp chúng một cách khéo léo, khoa học.
4.1.Hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết
Hoạch định chiến lược là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đó.
Đây là một phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả.mà mỗi nhà quản lý doanh nghiệp nên xem xét đến đầu tiên.
Hoạch định chiến lược là một phương pháp quản lý doanh nghiệp hiệu quả
Nhà quản trị nên lên kế hoạch một cách khoa học, đi theo hướng có lợi cho doanh nghiệp và dựa trên cơ sở mục tiêu chung của tổ chức. Đồng thời có tính đến các yếu tố nội bộ và yếu tố bên ngoài môi trường xã hội, kinh tế.
Từ những cơ sở này, sẽ giúp việc hoạch định chiến lược của doanh nghiệp trở.thành một “kim chỉ nam” , định hướng đúng đắn cho các hoạt động và mục tiêu của chúng ta.
4.2.Phân chia công việc cho mỗi nhân viên, mỗi phòng ban hợp lý
Nhà quản lý cần phải nắm được cụ thể thời gian làm việc, năng lực, trình độ của mỗi nhân viên và khối lượng công việc mà họ đang đảm nhiệm.
Bởi lẽ, các kế hoạch và chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn khi người quản lý doanh nghiệp biết cách phân công, sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban một cách hợp lý nhất.
Nhờ đó, quá trình sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên mới đạt được hiệu quả.
4.3.Tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên trong doanh nghiệp
Thực tế, người quản trị giỏi không phải là người làm hết tất cả mọi việc mà họ phải là người biết phân chia công việc. Trao quyền hành cho người khác để điều phối công việc một cách hiệu quả hơn.
→ Việc tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên là điều rất cần thiết.
Các bạn muốn trau dồi kỹ năng quản lý doanh nghiệp? Hãy đăng ký khóa học quản lý tại HomeNext Academy NGAY HÔM NAY.
4.4.Kiểm soát được những dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp
Trong hoạt động của doanh nghiệp có nhiều loại dữ liệu, người.quản trị cần biết phân chia cụ thể ra từng loại và có cơ chế kiểm soát hợp lý. Cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả này đòi hỏi phải kiểm soát những loại dữ liệu sau:
+Kiểm soát tốt dòng tiền.
+Kiểm soát lượng sản phẩm/dịch vụ bán ra tăng hay giảm.
+Theo dõi các khoản nợ phải thu.
+Kiểm soát tốt hàng tồn kho (nếu có).
+Kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban.
Nhà quản lý phải kiểm soát được những dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp
5.Sáu nguyên tắc “vàng” trong quản lý doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp và nhà quản lý sẽ có những phương pháp quản trị khác nhau. Nhưng chung quy lại, những phương pháp quản trị và quản lý doanh nghiệp hiệu quả này đều có những nguyên tắc chung mà đa số mỗi đơn vị đều áp dụng.
Nguyên tắc 1:
Tìm hiểu mọi thông tin liên quan đến việc hoạt động kinh doanh
Trên thực tế, trước khi phát triển kỹ năng quản lý hiệu quả thì bạn.cần nắm vững các thông tin liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp như.chỉ số thị trường, tài nguyên trực tuyến, tạp chí kinh doanh, tin tức và những thông tin liên quan khác.
Ví dụ: Nếu nắm vững được những thông tin sốt dẻo của thị trường, bạn sẽ có thể có những quyết định quan trọng giúp định vị doanh nghiệp của bạn vượt xa những đối thủ cạnh tranh.
Nguyên tắc 2:
Quyết đoán
Sau khi có tất cả các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, nếu.bạn không hành động thông tin đó thì nó sẽ là vô ích.
Vì vậy, cần luôn luôn hành động nhanh chóng phù hợp với những thông tin mà bạn có. Hành động đó cần được thực hiện một cách quyết đoán và kịp thời.
Quyết đoán trong mọi tình huống là kỹ năng nhà quản lý chuyên nghiệp cần có
Nguyên tắc 3:
Luôn quan tâm tới các mối đe dọa và thách thức
Tiếp theo đó, bạn cũng cần phải cẩn trọng phân tích mọi mối.đe dọa cũng như thách thức đối với doanh nghiệp mình.
Với vai trò là chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý, bạn phải biết tất.cả các mối đe dọa và thách thức mà doanh nghiệp của bạn dễ mắc phải. Từ đó, đưa ra các quyết định và các chỉ đạo giúp việc kinh doanh thành công.
Nguyên tắc 4:
Luôn giữ vững đạo đức kinh doanh
Đối với bất kì doanh nghiệp nào, việc giữ gìn đạo đức nghề nghiệp luôn là yếu tố cốt lõi. Mỗi bước đi của doanh nghiệp của bạn phải đáp ứng ba điều kiện:
Thứ nhất, luôn mang lại giá trị cho xã hội.
Thứ hai, không đe dọa đến danh tiếng của cả doanh nghiệp và uy tín cá nhân của bạn.
Thứ ba, không làm những việc trái pháp luật và lương tâm, chuẩn mực xã hội.
Nguyên tắc 5:
Không bao giờ sợ đối mặt với thách thức
Mặc dù nhận ra tiềm năng rất lớn trong một chiến lược mới, hầu hết các nhà quản lý kinh doanh băn khoăn về kết quả của chiến lược đó.
Trong khi điều này là bình thường, chỉ thu hồi các quyết định quan trọng là có thể phát triển doanh nghiệp của bạn.
Giải pháp cho trường hợp này là các bạn có thể nghiên cứu và chuẩn bị sẵn một kịch bản chiến lược.
Các chiến lược này sẽ luôn luôn phân tích và chuẩn.bị cho bất kể kết quả tốt hay xấu của bất kỳ nguy cơ nào đó. Điều này sẽ giữ cho doanh nghiệp an toàn ngay cả khi xảy ra điều tồi tệ nhất.
Không có doanh nghiệp thành công nào không có nguy cơ nay hay nguy cơ khác. Vì vậy, nếu bạn thực sự muốn kinh.doanh của bạn thành công, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Nguyên tắc 6:
Phân tích và đánh giá những nỗ lực
Trong điều hành, bạn sẽ có rất nhiều những kế hoạch.đầy hứa hẹn khác nhau để cố gắng phát triển doanh nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, bạn phải luôn luôn phân tích từng chiến lược.để biết chiến lược nào đang vận hành tốt và chiến lược nào đang dậm chân tại chỗ.
Phân tích và đánh giá nỗ lực là một trong những nhân tố quan trọng
Các bạn nên lưu ý, các hoạt động của doanh nghiệp hiện đại ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ môi trường xung quanh.
Việc ứng dựng hệ thống quản lý chất lượng là chìa khoá giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh và tăng hiệu suất sinh lời.
Học tập những kiến thức về quản lý, giúp xây dựng đội nhóm hiệu quả tại doanh nghiệp. Đăng ký NGAY HÔM NAY.
6.Vì sao quản lý doanh nghiệp là hoạt động đóng vai trò vô cùng quan trọng?
Mỗi mắt xích trong doanh nghiệp trước hết cần hiểu rõ vai.trò của quản trị doanh nghiệp thì mới làm tốt được vai trò của mình trong bộ máy đó. Vai trò này thể hiện ở các mặt sau:
→ Quản lý doanh nghiệp sẽ giúp nhân viên nhận thức rõ mục tiêu, hướng.đi và giúp tổ chức thực hiện được sứ mệnh của mình.
→ Quản trị giúp cho tổ chức đối phó được với các cơ hội và thách thức từ môi trường. Hoạt động quản lý doanh nghiệp giúp thích nghi được với.môi trường cũng như ứng phó với sự thay đổi của môi trường.
→ Kết hợp nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức. Sức mạnh tập thể luôn là sức mạnh lớn khó bị đánh bật nhất. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ kết tinh được sức mạnh của mọi người thành sức mạnh tập thể.
Một nhà quản lý giỏi là người có thể kết hợp nỗ lực của các cá nhân trong tổ chức
>>> Mời bạn xem video “6 nguyên tắc vàng trong quản lý doanh nghiệp ” do HomeNext Academy thực hiện nhé !
Kết luận
Trên đây là nội dung tổng quát về quản trị doanh nghiệp và vai trò của nó với chiến lược kinh doanh. Hi vọng thông qua bài viết, sẽ giúp các nhà quản lý có thêm nguồn tài liệu để tham khảo về các kỹ năng hiệu quả trong quản lý các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Từ đó, tích lũy thêm các kinh nghiệm thực tế và áp dụng hiệu quả vào công việc của bản thân.
Và nếu các bạn đang quan tâm đến các khóa học chuyên đào.tạo về các kỹ năng như quản lý doanh nghiệp, bán hàng, digital marketing, inbound marketing, khởi.nghiệp tinh gọn hoặc tư vấn đào tạo đầu tư bất động sản…
Đăng ký khóa học về quản lý doanh nghiệp tại HomeNext Academy và liên hệ ngay số Hotline để được tư vấn chi tiết.
Nhận ngay bộ sách Tứ Thư Lãnh Đạo khi đăng ký tại HomeNext Academy HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.