QC là gì? Tầm quan trọng của bộ phận QC trong doanh nghiệp

Bất kì một sản phẩm nào trước khi được sản xuất và bày bán rộng rãi trên thị trường cũng đều phải trải qua quá trình kiểm tra, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt. Đó chính là nhiệm vụ của bộ phận QC. Vậy QC là gì? Hãy cùng 123job.vn tìm hiểu ngay thôi nào!

I. QC là gì?

QC (viết tắt của Quality Control) có nghĩa là kiểm tra chất lượng. QC là một phần trong quy trình quản lý chất lượng, là công đoạn kiểm tra, kiểm soát và đánh giá chất lượng sản phẩm trước khi nó được đóng gói, lưu hành rộng rãi trên thị trường. Công việc này được tiến hành đan xen với quy trình sản xuất để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Hiện nay, quy trình đánh giá và quản lý chất lượng sản phẩm ngày càng trở nên đơn giản nhờ hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Vì vậy, chất lượng sản phẩm được kiểm soát ngay từ khâu sản xuất chứ không phải đến khâu đánh giá mới phát hiện được những sai sót.

QC-la-gi

QC là gì?

II. Công việc của nhân viên QC

1. Kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào

– Lập bảng thống kê về số lượng và chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào, phân loại nguyên vật liệu theo chất lượng rồi báo cáo cho quản đốc.
– Được quyền đình chỉ nguồn nguyên vật liệu đưa vào sản xuất nếu phát hiện những yếu tố kém chất lượng và báo cáo để quản đốc xử lý.

2. Kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất đi

– Thực hiện công việc kiểm tra lô hàng hóa xuất đi, đóng dấu PASS và ký tên xác nhận.
– Được quyền đình chỉ lô hàng hóa xuất đi nếu phát hiện sản phẩm không đảm bảo chất lượng và báo cáo để quản đốc xử lý.

3. Kiểm soát quy trình sản xuất

– Giám sát, kiểm tra chất lượng sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất.
– Phân loại những thành phẩm lỗi kỹ thuật và yêu cầu công nhân chỉnh sửa
Xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình sản xuất
– Phát hiện kịp thời những sự cố trong quá trình sản xuất và tìm ra nguyên nhân
– Phối hợp với các bộ phận liên quan để tìm cách khắc phục hậu quả
– Trong trường hợp không xử lý được phải báo cáo lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo

4. Các công việc khác

– Giám sát công đoạn bảo quản hàng hóa đúng quy trình, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
– Giám sát nguồn nguyên liệu nhập để tránh hao hụt
– Được quyền lập biên bản xử lý công nhân phạm lỗi nghiêm trọng về kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
 – Đào tạo nghiệp vụ cho công nhân mới
– Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm.

QC-la-gi

Công việc của nhân viên QC

>> Xem thêm việc làm: Việc Làm QC mới nhất tại Hà Nội, Việc làm QC mới nhất tại Hồ Chí Minh, Việc làm QC mới nhất tại Bình Dương, Việc làm QC mới nhất

III. Nhiệm vụ của QC

– Tìm hiểu hệ thống, phân tích mô tả hệ thống, thiết kế test key và thực hiện việc kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.
– Lên kế hoạch kiểm thử, thực thi quy trình mà PQA đề ra.
– Nghiên cứu và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.
– Phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo chất lượng của sản phẩm
– Quản lý, phân tích, theo dõi và báo cáo kết quả test.

IV. Vai trò của QC

Bộ phận QC có vai trò rất quan trọng trong một công ty sản xuất. Sứ mệnh của bộ phận QC là sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm hoàn hảo nhất với chất lượng tốt nhất:
– Bộ phận QC làm việc trực tiếp tại các phân xưởng, nhà máy và giám sát từng công đoạn của sản phẩm để tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất.
– Nhân viên QC là người chịu trách nhiệm sản phẩm từ khi bắt đầu nhập nguồn nguyên liệu đầu vào cho tới khi sản xuất sản phẩm đầu ra tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Công việc của nhân viên QC diễn ra thường xuyên, liên tục và đòi hỏi họ phải chịu áp lực công việc rất lớn. QC đóng vai trò xây dựng nên tên tuổi, thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp.

QC-la-gi

Vai trò của QC

V. Những kỹ năng cần thiết của nhân viên QC:

1. Kỹ năng giám sát

Trong doanh nghiệp, nhân viên QC đảm nhiệm công việc kiểm soát từng giai đoạn của hoạt động sản xuất: nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra. Kỹ năng giám sát là kỹ năng bắt buộc đối với một nhân viên QC. 
Nếu nhân viên QC có kỹ năng giám sát tốt thì họ mới có thể nhanh chóng phát hiện ra những sai sót, khuyết tật của sản phẩm và kịp thời đưa ra những giải pháp tối ưu nhất nhằm khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. 
Ngược lại, nếu kỹ năng giám sát của nhân viên QC không tốt thì họ sẽ không phát hiện được những lỗi kỹ thuật trong quy trình sản xuất. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và hình ảnh của công ty trong mắt người khách hàng và đối tác.

2. Kỹ năng quản lý

Đây là một kỹ năng quan trọng của nhân viên QC.Tùy vào quy mô của công ty mà mức độ yêu cầu kỹ năng này cũng có sự khác nhau. Kỹ năng này thể hiện ở việc quản lý năng suất lao động, thời gian lao động và các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. Một nhân viên QC giỏi sẽ hiểu được năng suất của từng chuyền công nhân để tổ chức phân phối, huy động công nhân để đảm bảo tiến độ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Khi kỹ năng quản lý tốt, nhân viên QC sẽ luôn hoàn thành chỉ tiêu công việc được giao ở mức độ hiệu quả cao nhất.

3. Kỹ năng xử lý sự cố nhanh

Trong quá trình sản xuất rất khó để tránh được mọi rủi ro và sai sót vì có nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan tác động đến hoạt động sản xuất của công ty. Nhân viên QC phải luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho các tình huống như: nguyên vật liệu bị hỏng, quy trình sản xuất lỗi kỹ thuật, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trong chuỗi cung ứng,… Và với mọi rủi ro xảy ra, nhân viên QC phải có kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, nhạy bén.
Ngay khi phát hiện ra những vấn đề này, nhân QC phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và phương án khắc phục nhanh nhất mà vẫn đảm bảo được chất lượng của sản phẩm.

4. Lòng kiên nhẫn

Do tính chất công việc nên nhân QC đòi hỏi đức tính cẩn thận và tỉ mỉ. Để làm được điều đó thì lòng kiên nhẫn là không thể thiếu được. Việc bạn vội vã ở bất kì một công đoạn sản xuất nào dù là nhỏ nhất cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, “sai một ly, đi một dặm”.

5. Không ngừng học hỏi

Những phần mềm quản lý và kiểm tra đều là thiết bị công nghệ, mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Một nhân viên QC cần theo kịp những xu hướng công nghệ hiện đại nhất để không bị lạc hậu. Đương nhiên, bạn càng biết nhiều về công nghệ kiểm soát chất lượng thì giá trị của bạn trong công ty ngày càng được nâng lên.

QC-la-gi

Những kỹ năng cần có của nhân viên QC

VI. Những khó khăn khi làm QC

– Ở những công ty có quy mô nhỏ, nhân viên QC không có môi trường để phát triển, họ sẽ phải chờ ứng dụng ra rồi test theo sự rập khuôn của khách hàng.
– Vị trí QC chưa được chú trọng đào tạo bài bản mà phải tự học hỏi nhiều.
– Ở các trường Đại học hiện nay có chuyên ngành ngôn ngữ lập trình nhưng chưa có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về testing hay quality control.
– Khái niệm “quality control” đang còn khá mơ hồ. Nhiều bạn nhân viên QC chỉ nghĩ công việc của mình là test dựa trên yêu cầu đặc tả của khách hàng mà không nghĩ rằng trong phần yêu cầu đặc tả này vẫn còn tồn tại những sai sót. 

VII. Mức lương và khả năng thăng tiến của nhân viên QC

Theo khảo sát của 123job.vn, mức lương của nhân viên QC hiện nay dao động từ 4 đến 20 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp. Ngoài mức lương cơ bản này, nhân viên QC còn được hưởng đầy đủ những chế độ đãi ngộ của công ty, thưởng sáng kiến, thưởng hiệu quả công việc,… 

Khi trở thành một nhân viên QC giỏi, bạn sẽ có cơ hội thăng tiến rất rộng mở. Bạn có thể được bổ nhiệm lên trưởng bộ phận QC. Một trưởng bộ phận QC tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc và có kỹ năng lãnh đạo xuất sắc sẽ được thăng chức lên Quản đốc nhà máy, phân xưởng,…

QC-la-gi

Mức lương của nhân viên QC

VIII. Các mẫu tuyển dụng QC phổ biến nhất

1. Ngành cơ khí và tự động hóa

– Kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi đi vào dây chuyền sản xuất, khắc phục sự cố kỹ thuật khi dây chuyền xảy ra lỗi.
– Phát hiện nguyên nhân gây ra lỗi và đưa ra đối sách kịp thời, báo cáo cho quản đốc để xử lý.
– Am hiểu về các tiêu chuẩn thử nghiệm cơ lý vật liệu ASTM, EN, API, DNV…
– Đôn đốc, kiểm soát các bộ phận thực hiện đúng tiến độ của dự án.

2. Ngành thực phẩm:

– Kiểm tra, giám sát chất lượng và thực hiện báo cáo kết quả vệ sinh an toàn thực phẩm định kỳ tại mỗi cửa hàng.
– Tạo quy trình kiểm soát chất lượng chuẩn. Phát hiện sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và xử lý kịp thời.
– Thông báo những yêu cầu phù hợp với quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Theo dõi các chương trình: hiệu chuẩn thiết bị, kiểm tra nguồn nước, huấn luyện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra sức khỏe theo yêu cầu quy định.

3. Ngành dệt may

– Kiểm tra, giám sát chất lượng bán thành phẩm sau cắt và sau in để giao cho may.
– Kiểm tra thiết kế mẫu, nguyên phụ liệu theo bảng màu gốc trước khi đơn hàng đi vào sản xuất.
– Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu trong quá trình trải vải cắt cũng như sau cắt và ép mex
– Phân loại, phát hiện các sản phẩm, bán thành phẩm sai hỏng và yêu cầu xử lý, sửa chữa hoặc lập biên bản.

IX. Kết luận

Như vậy, với bài viết trên đây, 123job đã giúp bạn giải đáp thức mắc về QC, những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc cần thiết của nhân viên QC (Quality Control). Nếu bạn đã thấy phụ hợp vị trí này, hãy bắt đầu những bước đi đầu tiên trong nghề bằng cách tạo một CV nhân viên QC (Quality Control) thật ấn tượng chinh phục nhà tuyển dụng nhé. Chúc bạn thành công.