Phòng Khám Nhi Khoa Đà Nẵng – Bác Sĩ Nhi Bs.Ánh

Phân biệt nguyên nhân

Nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70 – 80%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính thường không nguy hiểm và ít biến chứng. Ngược lại, sởi do một chủng virus  thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính, nguy hiểm hơn do có thể trở thành biến chứng nặng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Dấu hiệu phân biệt sởi và sốt phát ban

Giống nhau: triệu chứng giống nhau khiến rất dễ nhầm lẫn giữa 2 bệnh này chính là giai đoạn ủ bệnh. Ở giai đoạn này cả sốt phát ban và sởi đều có những biểu hiện như: sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 38- 39 độ, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ, đau đầu, nhức mỏi cơ bắp, biếng ăn… thậm chí có thể bị nôn ói, tiêu chảy.

Khác nhau: khi vào giai đoạn phát ban thì sự khác nhau giữa sởi và sốt phát ban rõ nét hơn và đây là cơ sở để giúp phân biệt 2 loại bệnh. Cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, nếu là sởi trình tự mọc ban sẽ sau tai lan ra mặt – lưng, sau từ 2-3 ngày ban sẽ lan ra toàn thân.Khi thấy trẻ sốt cao buổi sáng có phát ban ở sau tai, chiều các ban lan ra mặt và ngực thì cha mẹ cần nghĩ ngay tới sởi. Còn sốt phát ban thông thường thì sẽ mọc toàn thân ngay khi mọc ban.
  • Thứ hai, các nốt ban của sởi có dạng sẩn, gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da.Còn sốt phát ban thông thường thì thường sẽ ban đỏ, mịn, sáng, nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.
  • Thứ ba, nếu mắc sởi thường vào ngày thứ 2 người bệnh sẽ sốt cao sẽ có thêm biểu hiện mắt hơi đỏ (viêm kết mạc) hoặc mắt nhiều rỉ mắt

Biến chứng khác nhau của sởi và sốt phan ban

Biến chứng sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lành tính. Nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, thì bệnh sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày mà không gây nên bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào cho trẻ.

Đối với phụ nữ mang thai bị mắc sốt phát ban, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ khá nguy hiểm. 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ sinh ra em bé bị dị tật, thể trạng không tốt như: điếc, đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, viêm não, màng não, chậm phát triển tâm thần, gan to, lách to… Đối với những người bị bệnh cần phải được cách ly một tuần lễ kể từ lúc phát ban để tránh lây nhiễm cho những người tiếp xúc.

Biến chứng sởi

Sởi nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đặc biệt là những trẻ có sức đề kháng yếu như sinh non, suy dinh dưỡng… Biến chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc sởi là do sự nhân lên của vi rút hoặc do bội nhiễm vi khuẩn gây ra các bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm thanh quản, phế quản, khí quản và viêm não. Tất cả mọi người chưa mắc bệnh hoặc được gây miễn dịch chưa đầy đủ đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Trẻ em là đối tượng nhiễm bệnh dễ dàng và có thể xuất hiện những biến chứng nặng. Trẻ sinh ra từ những người mẹ đã bị bệnh sởi trước đây sẽ được miễn dịch thụ động do mẹ truyền cho trong vòng 6 – 9 tháng. Hầu hết những ca tử vong do sởi đều do bị biến chứng nặng.

Phòng ngừa sốt phát ban và sởi

Cả sốt phát ban và sởi đều có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vacxin: Hiện có vacxin riêng dành cho sởi khi trẻ đủ 9 tháng tuổi tiêm mũi 1 và 18 tuổi tiêm mũi 2. Đối với sốt phát ban có thể tiêm vacxin 3in1 gồm 3 bệnh (Rubella – sốt phát ban dạng thông thường, sởi, quai bị) với 2 mũi: mũi 1 tiêm khi trẻ 12 tháng tuổi; mũi thứ 2 tiêm trong độ tuổi từ 4-6 tuổi.

Bên cạnh đó cần thực hiện phòng ngừa bằng cách:

  • Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên
  • Vệ sinh cá nhân thân thể hàng ngày
  • Đảm bảo môi trường sống thoáng và sạch sẽ
  • Uống đủ nước hàng ngày

Chăm sóc người bệnh sởi và sốt phan ban

Cả 2 bệnh này nếu được chăm sóc cẩn thận, kiêng khem tốt đều tự khỏi mà không cần thuốc và nằm viện. Đặc biệt trẻ em mắc bệnh thường không biết để nói rõ vấn đề đang mắc mà chỉ quấy khóc nên cần phải chú ý nhiều hơn. Một số lưu ý khi chăm sóc người bị sốt phát ban và sởi:

  • Hạ sốt đúng cách: chỉ khi sốt trên 38,5 độ mới cần dùng tới thuốc hạ sốt, còn không mẹ chỉ cần lau bằng khăn ấm cho em khắp người, đặc biệt là trán, nách và bẹn.
  • Dùng thuốc khi cần thiết: các dấu hiệu như ho, đau họng nếu không quá nghiêm trọng thì không cần sử dụng tới thuốc, mẹ có thể cho trẻ dùng các bài thuốc dân gian trong trường hợp nhẹ quất chưng mật ong, gừng hấp đường phèn, uống nước rau tần…
  • Làm sạch mũi để trẻ dễ thở bằng việc dùng nước muối sinh lý ngâm ấm, tăm bông và giấy mềm.
  • Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất qua việc ăn uống, những thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu với nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị chán và nôn trớ khi cố ăn.
  • Tăng cường các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A và C cũng như Rutin để trẻ tăng sức đề kháng, phòng tránh chảy máu cam, xuất huyết dưới da.
  • Cách lý bệnh nhân vì cả 2 đều là bệnh lây nhiễm, cần chú ý vệ sinh để không bội nhiễm dưới da cho mất vệ sinh.
  • Cuối cùng là cha mẹ cho con uống thêm Cnattu kids để bổ sung vitamin C và Rutin tự nhiên để tăng sức đề kháng và bảo vệ thành mạch máu non nớt, tránh tình trạng chảy máu, xuất huyết dưới da.