Phân tích thị trường thời trang nữ Việt Nam 2015 – 2025
Dữ liệu phân tích phân tích thị trường thời trang nữ Việt Nam 2015 – 2020 được trích xuất từ báo cáo đầy đủ của Euromonitor và được biên soạn, chuyển ngữ độc quyền cho trang blog cá nhân So awkward, Rose. Xin vui lòng để rõ nguồn khi sử dụng nội dung bài viết.
*Ảnh bìa: thương hiệu thời trang Nosbyn
Các điểm chính cần nắm của bài phân tích thị trường thời trang nữ nội địa trong bối cảnh COVID-19:
▪ Doanh số bán hàng quần áo nữ bị ảnh hưởng nặng nề do tác động của COVID-19. Do đó, các cửa hàng đóng cửa và hướng sự tập trung của người tiêu dùng vào các mặt hàng thiết yếu (như khẩu trang, trang phục mặc ở nhà…)
▪ Doanh số bán lẻ hiện tại của quần áo nữ giảm 8% xuống còn 29.496 tỷ đồng vào năm 2020.
▪ Trang phục thân trên của phụ nữ có doanh số bán hàng giảm thấp nhất vào năm 2020, hiện tại giảm ở mức 4%
▪ Inditex (tên đầy đủ: Industria de Diseño Textil) tiếp tục dẫn đầu doanh số bán hàng vào năm 2020, chiếm 3% thị phần giá trị bán lẻ
▪ Theo dự đoán, trang phục quần áo nữ được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng kép (CAGR – Compound annual growth rate) doanh số bán lẻ là 11% dựa theo mức tăng trưởng của năm 2020 (7% là giá cố định), với doanh thu đạt 40.447 tỷ đồng vào năm 2025.
Tác động của kinh tế suy giảm năm 2020 tới thị trường thời trang nữ Việt Nam
Việc các cửa hàng đóng cửa, kinh tế suy thoái và nhu cầu mua sắm suy giảm đã khiến cho doanh số bán hàng của thị trường thời trang nữ Việt Nam trong năm 2020 giảm mạnh. Quần jeans và quần áo mặc ở nhà (phân khúc cao cấp) là những trang phục “bán được” trong giai đoạn nhiều doanh nghiệp đóng cửa và trí thức làm việc tại nhà.
Trong vài năm gần đây, các kênh bán hàng trực tuyến đã trở thành một nền tảng hiệu quả để tiếp cận phụ nữ – những người có xu hướng tìm kiếm quần áo và giày dép trực tuyến nhiều hơn so với người tiêu dùng nam. Điều này đặc biệt phổ biến ở những người lao động trí thức bận rộn ở các khu vực thành thị.
Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục thúc đẩy đáng kể doanh số bán hàng của thương mại điện tử, trong khi các kênh bán hàng trực tiếp như trung tâm mua sắm, siêu thị, hội chợ, cửa hàng chuyên may mặc và giày dép phải đối diện với sự sụt giảm mạnh về thị phần bán hàng do nghị định giãn cách cách xã hội của chính phủ.
Vào năm 2020, các thương hiệu thời trang nhanh như Mango, Zara và G2000 phải áp dụng chiến lược giảm giá 50-70% chỉ để nhằm kích thích nhu cầu từ người tiêu dùng. Các công ty cũng đã hợp tác chặt chẽ với các nhà bán lẻ trực tuyến như Shopee và Lazada để tiếp cận nhiều người tiêu dùng hơn và tăng doanh số bán hàng.
Trong thời gian đại dịch, một số lượng lớn các thương hiệu thời trang Việt Nam như Canifa, Viettien và Ivy Moda phải dần bắt đầu chú trọng phát triển và nâng cấp trang web bán hàng của họ để đáp ứng nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến của khách hàng nữ.
Sự không chắc chắn gây ra bởi đại dịch đã tác động đến tâm lý tới những người mua sắm thời trang, đa phần là những người có xu hướng mua sắm tùy ý bốc đồng hơn khi có sự ổn định. Ngay cả sau nghị định 16 lần đầu tiên được áp dụng vào năm ngoái kết thúc, sự bất ổn về kinh tế vĩ mô và chính trị trong bối cảnh kiểm soát đại dịch vẫn tiếp tục khiến người tiêu dùng thận trọng về việc bắt nhịp lại với các mô hình chi tiêu cho thời trang như trước khủng hoảng.
Xu hướng quảng cáo thương mại và tăng cường nhận diện thương hiệu thời trang sẽ quay trở lại khi kinh tế ổn định và người tiêu dùng trở nên dư dả trở lại
Trong suốt thời gian chờ cuộc khủng hoảng COVID-19 qua đi và cuộc sống bình thường “mới” được ổn định, nhu cầu tiêu dùng thời trang nữ sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ trở lại nhờ kinh tế được cải thiện hiệu quả và thu nhập của người tiêu dùng dư dả hơn. Đối tượng khách hàng nữ giới ngày càng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, không chỉ cho các sản phẩm có thương hiệu, mà còn cho các thương hiệu cao cấp để thể hiện địa vị của mình, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Xu hướng này được nhận thấy rõ bởi nhu cầu thiết thực về thị trường quần jean cao cấp tăng cao trong những năm gần đây. Ngoài ra, quần jean baggy và skinny cũng ngày càng được người tiêu dùng nữ ưa chuộng. Xu hướng quảng cáo thương mại và tăng cường nhận diện thương hiệu thời trang này được nhìn nhận sẽ tiếp tục, do đó thúc đẩy doanh thu của thời trang nữ trong những năm tới.
Nhiều dòng sản phẩm đa dạng và đề cao chất lượng là chìa khóa để thành công trên thị trường thời trang nữ Việt Nam
Inditex tiếp tục dẫn đầu doanh số bán hàng quần áo nữ tại Việt Nam nhờ sự phổ biến rộng rãi của các thương hiệu con của nó là Zara, Massimo Dutti, Pull & Bear và Stradivarius. Thành công có được của tập đoàn Inditex chủ yếu nhờ vào danh tiếng thương hiệu trên thế giới, kiểu dáng phương Tây và chất lượng sản phẩm “cao” (theo nhận thức của người tiêu dùng Việt Nam).
Zara dẫn đầu về doanh số và đã có mặt tại Việt Nam lâu hơn Stradivarius và Massimo Dutti một năm. Ngoài ra, các thương hiệu mới bao gồm Massimo Dutti, Pull & Bear và Stradivarius cũng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những người lao động trí thức có thu nhập trên trung bình và cao. Theo dự báo, Inditex đang có kế hoạch mở rộng mạng lưới kinh doanh bằng cách mở ngày càng nhiều cửa hàng mới tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế lớn khác như Uniqlo và H&M.
Sau các hiệp định FTA (Free trade agreement – thương mai tự do) với Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với việc gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và APEC trong 5 năm qua, Việt Nam đã trở nên hấp dẫn đối với các tập đoàn nước ngoài, do đó thúc đẩy cạnh tranh giữa nội địa và quốc tế. Ví dụ, Uniqlo đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Hồ Chí Minh vào cuối năm 2019 và được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng nhờ chất lượng sản phẩm và uy tín thương hiệu. Ngoài ra, thị phần bán các sản phẩm có thương hiệu cũng đang được thúc đẩy nhờ nhận thức về thời trang của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng và mức sống ngày càng cao.
Các thương hiệu thời trang nhanh như Zara và H&M đang hoạt động tốt và có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, chủ yếu là do người tiêu dùng Việt Nam quan tâm và tín nhiệm lớn với các thương hiệu quốc tế. Kể từ khi ra mắt lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Chín 2017, H&M gần đây đã mở ba cửa hàng mua sắm mới trong nước, nâng tổng số lên 12 cửa hàng trên toàn quốc.
Cơ hội và phục hồi dành cho thị trường thời trang nữ Việt Nam
Các thương hiệu cần tìm cách phản ứng với sự nhạy cảm về giá cả của người tiêu dùng ngày càng tăng. Nhờ các biện pháp kiểm soát đại dịch tích cực của chính phủ, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ sớm phục hồi, do đó giúp thúc đẩy lại hoạt động thương mại thời trang nữ trong hai năm tới. Trong giai đoàn này, với mức thu nhập trung bình của người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng bởi COVID-19, khách hàng nữ có xu hướng chi tiêu ít hơn cho những hàng hóa không cần thiết như quần áo và giày dép và tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng thiết yếu và tằn tiện trong chi tiếu. Do đó, trong vài năm tới, dự kiến sẽ có một sự thay đổi đáng kể trong việc tiêu dùng mặt hàng thời trang, từ các thương hiệu cao cấp sang hàng giả, sản phẩm của thương hiệu chưa có tên tuổi, hàng giảm giá, thương hiệu thời trang nội địa quy mô nhỏ và hàng second-hand.
Các loại hàng nhái, hàng nhập khẩu trái phép chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Chúng được bán tại khắp Việt Nam thông qua các hội chợ, chợ, cửa hàng, bán lẻ trực tuyến và các trang mạng xã hội như Facebook.
Do Việt Nam đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho các thương hiệu may mặc quốc tế như Uniqlo, Lacoste và Cotton On, thị trường này dự kiến sẽ trở nên cạnh tranh hơn đối với cả các công ty nước ngoài và trong nước. Trong giai đoạn dự báo, trong khi hầu hết các thương hiệu quốc tế sẽ tập trung cạnh tranh tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, thì các thương hiệu nội địa có khả năng mở rộng mạng lưới phân phối của họ sang các thành phố nhỏ khác trên khắp Việt Nam. Các thương hiệu nội địa cũng nhắm đến phân khúc khách hàng có thu nhập trung bình và thấp.
Tuy phần lớn thương hiệu thời trang nội địa tập trung vào phân khúc khách hàng tầm trung và thấp, thì các NTK Việt độc lập vẫn nhắm tới đối tượng khách hàng cao cấp.
Phát triển nhận diện trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến để nâng cao nhận thức về thương hiệu trên thị trường thời trang nữ Việt Nam
Việt Nam có số lượng người sử dụng Internet lớn thứ 14 trên thế giới, đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á. Việt Nam có hơn 64 triệu người sử dụng Internet, tương đương với 67% dân số cả nước theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhịp sống hiện đại hối hả khiến thương mại điện tử đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng đối với thời trang nữ, nhờ vào khả năng giúp tiếp cận khách hàng mới dễ dàng hơn và giảm thời gian giao dịch.
Vì là một quốc gia chuộng sử dụng mạng xã hội, các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook có ảnh hưởng mạnh mẽ đến người tiêu dùng Việt Nam trong ngành hàng thời trang nữ. Ví dụ, Facebook Livestream đã trở thành một cách thức phổ biến để quảng bá sản phẩm và kết nối với người tiêu dùng. Kênh mạng xã hội này có thể tạo ra một số lượng bán hàng đáng kể do tính giải trí, cộng đồng và thiết thực của nó, cũng như niềm tin dành cho giao thương trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Facebook được xem là kênh lý tưởng để giúp khách hàng được cập nhật về việc ra mắt sản phẩm mới. Ngoài ra, người tiêu dùng thường đưa ra quyết định mua hàng sau khi đọc phản hồi từ những người dùng khác trực tuyến. Do đó, nhiều công ty đang hợp tác với những “livestreamer” nổi tiếng để giới thiệu sản phẩm và tiếp cận khách hàng mới.
Ví dụ, Lazada Việt Nam gần đây đã mời nhiều nhân vật nổi tiếng như Huỳnh Lập, Cát Tường, Duy Khánh tham gia buổi livestream của họ và thử sử dụng sản phẩm và đưa ra phản hồi từ trải nghiệm của họ cho khách hàng. Trong tương lai, xu hướng này sẽ tiếp tục do số lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam tăng dần.
Có thể bạn quan tâm: Phân tích các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam.
Những tập đoàn toàn cầu đã định vị tốt thương hiệu để hưởng lợi từ xu thế của thời trang nhanh
Trong đợt nghiên cứu thị trường, hai thương hiệu quốc tế có danh tiếng nhất là Zara và H&M ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự sính ngoại này xaảy ra do có người dân ở hai khu vực này có thu nhập trung bình cao. Ngoài ra, nhiều thương hiệu quốc tế mới khác nhau như Massimo Dutti, Pull & Bear và Stradivarius cũng đã vào Việt Nam và nhắm đến các đối tượng người tiêu dùng khác nhau dựa trên thu nhập, độ tuổi và nhu cầu của họ. Nhìn chung, các thương hiệu thời trang nhanh này nhận được sự quan tâm rất lớn của người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Ví dụ, hơn 4.000 người đã tham dự sự kiện khai trương cửa hàng đầu tiên của H&M tại Việt Nam vào năm 2017.
Khai trương cửa hàng H&M đầu tiên tại Vincom – Hồ Chí Minh.
Thời trang nhanh được cho là sẽ ngày càng phổ biến do nền kinh tế cải thiện và mức sống cao hơn. Kết hợp với sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, người tiêu dùng địa phương ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc mặc trang phục có thương hiệu và sẵn sàng chi tiền cho những thương hiệu cao cấp để thể hiện địa vị của họ. Trong tương lai, cả Zara và H&M đều đang có kế hoạch mở thêm các cửa hàng mới tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhắm đến các quận chính và các trung tâm mua sắm nổi tiếng như Vincom, nơi phần lớn người tiêu dùng có thu nhập cao có xu hướng mua sắm.
Dưới đây là các bảng số liệu tổng quan khi phân tích thị trường thời trang nữ Việt Nam giai đoạn 2015 – 2020
Category201520162017201820192020Women’s Nightwear761.3833.1879.1931.21003.4892.6Women’s Outerwear51,000.552,813.254,905.757,860.961,784.456,195.0Women’s Jeans4,260.94,359.54,492.24,713.14,999.04,598.4Women’s Dresses997.21,052.11,124.61,216.51,345.3 1,244.4Women’s Jackets & Coats2,296.72,377.12,465.02,597.72,808.32,597.7Women’s Jumpers3,053.23,123.43,192.13,240.03,278.92,803.4Women’s Leggings34.435.837.338.540.837.8Women’s Shirts and Blouses10,588.710,969.911,375.811,808.012,523.011,395.9Women’s Shorts and Trousers10,116.410,521.111,047.211,867.612,950.811,655.7Women’s Skirts1,639.51,705.11,781.81,860.21,940.21,736.5Women’s Suits134.6137.5140.7144.9150.0119.5Women’s Tops14,551.115,104.115,708.216,709.517,944.216,867.5Women’s Swimwear1,071.11,114.01,169.71,230.51,304.31,121.7Women’s Underwear28,233.629,504.230,920.432,832.435,494.231,412.4Other Women’s Outerwear3,327.83,427.63,540.73,664.63,803.93,138.2In Total81,066.684,264.487,874.992,854.999,586.389,621.7Doanh số bán quần áo nữ theo danh mục qua từng năm 2015-2020. Đơn vị: Số lượng Category201520162017201820192020Women’s Nightwear236.5276.2311.0346.8385.2351.0Women’s Outerwear15,260.316,713.318,387.320,317.322,449.120,741.1Women’s Jeans2,461.32,660.52,901.63,200.13,518.83,276.0Women’s Dresses605.6677.0760.5859.3979.6933.0Women’s Jackets & Coats703.7777.5863.1962.31,077.81,026.5Women’s Jumpers514.2549.2585.4621.8652.4574.1Women’s Leggings3.33.63.84.14.44.2Women’s Shirts and Blouses3,455.03,731.44,048.64,404.94,823.34,493.8Women’s Shorts and Trousers3,945.54,379.54,883.15,469.16,140.55,649.3Women’s Skirts602.9669.2739.5811.9880.9810.5Women’s Suits258.4275.2291.7308.6327.7268.8Women’s Tops1,598.81,761.81,955.62,190.32,436.92,339.4Women’s Swimwear246.9268.7294.2323.0355.4312.8Women’s Underwear5,751.86,373.07,093.27,930.18,881.88,091.2Other Women’s Outerwear1,111.71,228.51,354.41,484.81,606.51,365.5In Total21,495.423,631.126,085.628,917.232,071.529,496.0Doanh thu bán quần áo nữ theo danh mục qua từng năm 2015-2020. Đơn vị: Tỷ VND
Dưới đây là các bảng số liệu tổng quan khi dự đoán tăng trưởng của thị trường thời trang nữ Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025
Category20212022202320242025Women’s Nightwear1,008.71,107.31,201.01,292.11,371.6Women’s Outerwear58,728.262,214.166,301.870,883.075,910.2Women’s Jeans4,826.85,137.75,495.55,858.06,234.4Women’s Dresses1,312.81,398.21,498.81,615.71,745.0Women’s Jackets & Coats2,740.62,926.93,137.73,373.03,636.1Women’s Jumpers2,938.03,137.83,370.03,626.13,879.9Women’s Leggings40.042.345.048.051.3Women’s Shirts and Blouses11,851.712,539.113,316.614,208.815,189.2Women’s Shorts and Trousers12,296.813,133.014,052.315,064.016,239.0Women’s Skirts1,823.31,947.32,091.42,237.82,387.8Women’s Suits123.6132.0142.3153.7166.6Women’s Tops17,542.218,419.319,561.320,891.522,353.9Women’s Swimwear1,161.01,228.31,302.01,382.71,475.4Women’s Underwear32,511.834,397.536,461.338,722.041,355.0Other Women’s Outerwear3,232.43,400.43,590.93,806.34,027.1In Total93,409.798,947.2105,266.1112,279.8120,112.3Dự đoán doanh số bán quần áo nữ theo danh mục qua từng năm 2021-2025. Đơn vị: Số lượng Category20212022202320242025Women’s Nightwear400.9440.3478.5515.3547.5Women’s Outerwear21,860.723,292.924,914.426,711.328,688.6Women’s Jeans3,454.53,691.33,963.54,251.34,560.6Women’s Dresses989.01,058.21,137.61,228.61,329.3Women’s Jackets & Coats1,088.11,164.31,251.61,347.91,455.8Women’s Jumpers602.8645.0693.4747.5801.3Women’s Leggings4.54.85.15.45.8Women’s Shirts and Blouses4,718.55,001.65,326.75,689.06,087.2Women’s Shorts and Trousers5,988.36,407.46,868.87,383.97,974.6Women’s Skirts859.1919.2988.21,059.31,131.4Women’s Suits279.5299.1323.0349.5379.2Women’s Tops2,456.42,603.72,773.02,967.13,180.7Women’s Swimwear325.3344.8366.2390.0416.5Women’s Underwear8,414.88,919.79,472.710,088.410,794.6Other Women’s Outerwear1,420.11,498.21,583.61,681.81,782.7In Total31,001.832,997.735,231.837,705.040,447.2Dự đoán doanh thu bán quần áo nữ theo danh mục qua từng năm 2021-2025. Đơn vị: Tỷ VND
Thị phần của các doanh nghiệp thời trang tại thị trường thời trang nữ Việt Nam từ 2016 – 2020.
Company20162017201820192020Inditex (Industria de Diseño Textil SA)0.62.03.63.22.5H&M Hennes & Mauritz Vietnam Co Ltd–0.41.31.81.8Triumph International (Vietnam) Ltd1.91.91.91.91.7Hoang Duong Trading & Service0.91.01.21.41.3Au Chau Fashion & Cosmetic Co Ltd (ACFC)1.21.21.21.21.1Viet Fashion Co Ltd1.00.90.90.90.8Blue Exchange Co Ltd1.11.00.90.90.8Adidas Vietnam Co Ltd0.60.60.70.70.7Quadrille & Vera International Ltd0.70.70.70.70.7Kowil Fashion Vietnam JSC0.70.70.60.60.6Viet Tien Garment JSC0.70.70.60.60.5Uniqlo Vietnam Co Ltd–––0.00.4An Phuoc Garment Co Ltd0.40.40.40.30.3Vietnam Wacoal Co Ltd0.20.20.20.20.2388 JSC0.40.40.30.30.2Maison JSC0.20.20.20.20.2Gior Fashion Co Ltd0.10.10.20.20.1Duy Anh Fashion & Cosmetics Co Ltd (DAFC)0.20.20.20.20.1Hoang Phuc International Co Ltd0.10.10.10.10.1Trung Tin Co Ltd0.10.10.00.00.0Viet Thang Jean Co Ltd–––––Others88.987.184.684.685.6In Total100.0100.0100.0100.0100.0Thị phần của các doanh nghiệp thời trang tại thị trường thời trang nữ Việt Nam từ 2016 – 2020. Đơn vị: phần trămBrand (GBO)Company (NBO)2017201820192020ZaraInditex1.42.62.41.9H&MH&M Hennes & Mauritz0.41.31.81.8TriumphTriumph International1.91.91.91.7CanifaHoang Duong Trading & Service1.01.21.41.3Blue ExchangeBlue Exchange1.00.90.90.8NinomaxxViet Fashion0.90.90.90.8AdidasAdidas Vietnam0.60.70.70.7WinnyKowil Fashion0.70.60.60.6Viet TienViet Tien Garment0.70.60.60.5UniqloUniqlo Vietnam––0.00.4GapACFC0.40.40.30.3WacoalVietnam Wacoal0.20.20.20.2G2000388 JSC0.40.30.30.2Pull & BearInditex0.20.30.30.2Massimo DuttiInditex0.20.30.30.2MangoMaison JSC0.20.20.20.2Levi’sACFC0.20.20.20.2Pierre CardinAn Phuoc Garment0.20.20.20.2StradivariusInditex0.20.30.20.2Tommy HilfigerACFC0.20.20.20.1GiordanoGior Fashion0.10.20.20.1An PhuocAn Phuoc Garment0.20.10.10.1BurberryDAFC0.20.20.20.1Hilfiger Denim(ACFC0.10.10.10.1N&MViet Fashion0.00.00.00.0BossiniTrung Tin0.10.00.00.0EspritViet Thang Jean––––OthersOthers87.785.185.186.1In Total100.0100.0100.0100.0Thị phần của các thương hiệu thời trang tại thị trường thời trang nữ Việt Nam từ 2016 – 2020. Đơn vị: phần trăm
Bạn có thể tải đầy đủ chi tiết bản báo cáo thị trường thời trang nữ Việt Nam của Euromonitor ở đưới đây (bằng tiếng Anh).
Name *
Email *
Like this:
Like
Loading…