Nội quy an toàn lao động

MỤC ĐÍCH
Quy trình này trình bày tất cả các quy định về an toàn lao động, để đảm bảo an toàn cho trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

 

  1. PHẠM VI ÁP DỤNG:

Quy trình này áp dụng cho tất cả các bộ phận, đơn vị trong Công ty đặc biệt trong hoạt động sản xuất,  bảo trì và sửa chữa ở các nhà máy cám Thức ăn gia súc, Nhà máy Chế biến thực phẩm và Nhà máy xử lý nước thải.

  1. TRÁCH NHIỆM :

Tất cả các bộ phận trong Công ty. Đặc biệt các bộ phận liên quan đến quá trình hoạt động sản suất tại các nhà máy Thức An Gia Súc , Nhà máy Chế biến thực Phẩm và Nhà máy xử lý nước thải.

  1. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

–        Thông tư liên tịch số 14/1998 ngày 31/10/1998 của Liên Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội , Bộ Y Tế , Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam. Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong Doanh Nghiệp

–        Thông tư số 23/2003/TT-LĐTBXH, ngày 03/11/2003 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội

  1. CÁC CHỮ VIẾT TẮT:

–    ATLĐ :        An toàn Lao động

–    PCCC :         Phòng cháy chữa cháy

–    CBCNV :     Cán bộ công nhân viên

–    NMC :          Nhà máy cám Thức ăn gia súc

–    NMP :                    Nhà máy xử lý nước thải.

–    XCB  :         Nhà máy chế biến thực phẩm.

  1. QUY TRÌNH
    1. Các biệp pháp phòng chống cháy nổ :

Để đảm bảo an toàn trong qúa trình sản xuất cũng như công tác phòng chống cháy nổ trong toàn khu vực sản xuất . Công ty ra quyết định số …….  Ngày   … / ….. /……  về việc thành lập Đôi PCCC và phương án thực hành chữa cháy trên toàn khu vực điều hành và sản xuất trong Công ty, ban hành tháng …. / ……/ ….. như sau :

  1. Dụng cụ, thiết bị PCCC và an toàn lao động :

–    Sử dụng hệ thống thiết bị PCCC chung Công ty và của các nhà máy.

–    Trang bị bình chữa cháy, thùng cát , hệ thống đường ống dẫn nước, vòi rồng, hố chứa nước , máy bơm … tại khu vực nhà máy và Văn phòng .

  1. Nhân sự :

–    Cử cán bộ an toàn theo dõi thường xuyên tại nhà máy

–    Phối hợp với Cán bộ an toàn chung của Công ty kiểm tra giám sát chặt chẽ trong suốt qúa trình sản xuất.

  1. Các biện pháp khác:

–    Đặt các biển báo tại các vị trí dễ gây ra cháy nổ.

–    Thường xuyên sinh hoạt, nhắc nhở lực lương CBCNV trực tiếp sản xuất về an toàn lao động.

–    Đề ra và tuân thủ chặt chẽ các quy trình an toàn.

–    CBCNV chỉ được thi công (Đặc biệt đối với Hàn và Cắt) tại những vị trí đã được cán bộ ATLĐ kiểm tra và xác nhận không có khả năng gây cháy, nổ.

–    Các thiết bị an toàn và vật tư có khả năng gây cháy nổ như : Bình điện, giõ đá , ga, đồng hồ, nồi áp xuất trước khi đưa vào sử dụng phải được kiểm nghiệm bởi Cơ quan chức năng và cán bộ kỹ thuật của Công ty.

–    Khi làm việc trong hầm phải sử dụng ánh sáng đèn pin 12 ÷ 24 V

–    Sau khi kết thúc công việc trong ngày, cán bộ ATLĐ phải kiểm tra hiện trường để ngăn ngừa khả năng gây cháy, nổ.

  1. An toàn lao đông trong công việc hàn, cắt kim loại ( Gas – Oxy – Acetylene):
  2. Phải kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ mọi trang thiết bị an toàn, phòng hộ cá nhân và điều kiện an toàn khác.
  3. Khí ga được bảo quản bởi kho riêng, nhiết độ môi trường dưới 50oC, tránh nơi có chất ăn mòn vỏ, tránh va đập, xa lối đi lại. Nguồn chiếu sáng trong kho dùng loại phòng tránh tia lửa, phải treo bình gas  > 1,5m.
  4. Bình gas đặt cách ngọn lửa > 10m, cách bình CO2 > 3 ÷ 5m, xa nơi cắt > 10m, không để nơi nắng gắt, gần nguồn lửa, gần nơi đông người.
  5. Trước khi cắt phải kiểm tra đèn, van giảm áp, không lắp lẫn, lắp ngược. Bình gas và thiết bị sử dụng, ống dẫn, van, mối nối dây dẫn phải hoàn toàn kín.
  6. Khi có mùi đặc trưng phải ngưng ngay, dùng khí an toàn thổi hoặc làm loãng khí gas kiểm tra xử lý rò rỉ .
  7. Có thiết bị dập lửa ngay khi phát sinh.
  8. Không tiến hành cắt xả khi không có thiết bị an toàn hoặc thiết bị an toàn đã bị hư hỏng.
  9. Không để rơi vỏ bình khi di chuyển, không để gần nguồn nhiệt lớn, nguồn lửa, không đặt các chai nạp đầy khí ngoài trời mưa nắng, không khiêng vác hay lăn chạy trên mặt đất, phải sử dụng xe chuyên dụng.
  10. Sau khi kết thúc công việc phải thu dọn đồ dùng và đặt đúng nơi quy định.
  11. An toàn trong việc hàn điện
  12.         Quy định chung:

        – Công nhân viên phải mang đầy đủ trang bị phòng hộ lao động, không để những vật cháy gần nơi làm việc. Hàn trên cao thì phải che chắn để tránh kim loại lỏng rơi xuống gây hỏa hoạn hoặc làm bỏng người bên dưới. Khi hàn trên cao phải có giàn giáo vững chắc và đeo dây an toàn và dây phải cố định chắc chắn.

        – Công nhân viên hàn điện trước khi làm việc phải chuẩn bị đầy đủ mọi trang thiết bị an toàn, đồ phòng hộ cá nhân và điều kiện an toàn khác.

        – Theo dõi tình trạng hoạt động của máy hàn, nếu khi làm việc thấy điều kiện làm việc chưa an toàn thì phải báo ngay cho kỹ thuật chuyên môn giải quyết. Không tùy tiện lấy điện bằng cách câu móc bừa bải. Không sửa chữa máy hàn khi đang có điện. Máy hàn phải được che mưa che nắng. Những nơi làm việc trong điều kiện ẩm ướt phải có lót tấm gỗ có chiều dày khoảng 10cm để cách ly với mặt sàn.

        – Khi di chuyển máy hàn phải cắt điện từ nguồn, khi di chuyển kìm hàn và dây hàn phải thận trọng không để dây chồng chéo và vắt ngang qua các dây dẫn điện, qua chai oxy, chai gas hoặc acetylene….

– Dây dẫn phải được bảo vệ và cách điện tốt. Chiều dày dây dẫn từ lưới điện đến máy hàn không quá 10m. lối đi lại tại khu vực hàn phải rộng ít nhất là 1m.

– Vỏ ngoài của máy và cầu dao phải được tiếp mát.

– Sau khi làm việc xong, công nhân viên phải ngắt điện, thu dọn đồ nghề, đặt đúng vị trí, vệ sinh sạch sẽ.

  1. Phòng chống điện giật:

– Việc sử dụng các thiết bị phải tuân thủ đúng nội quy an toàn của Công ty ban hành.

– Dây dẫn phải cách điện tốt, phải tránh đè dập, cháy chập, nếu không đảm bảo thì phải thay mới ngay mới được sử dụng. Dây dẫn phải được nối chắc chắn với cực nối (bằng bulon xiết chặt). Trước khi bắt đầu hàn phải kiểm tra kìm hàn, nếu không đảm bảo an toàn thì không được hàn. Phải sử dụng kìm hàn có tay cầm bằng vật liệu cách điện, chịu nhiệt và mỏ kẹp có bộ phận giữ dây đảm bảo khi hàn dây không bị giật ra. Không được tự động bỏ kìm hàn khi đang có điện để đi làm việc khác. Khi ngưng làm việc phải ngắt ngay máy hàn ra khỏi lưới điện.

– Làm việc ở nơi ẩm ướt phải mang ủng cách điện, phải dùng tấm gỗ khô để lót dưới chân khi hàn. Không hàn ngoài trời khi có mưa, giông tố. Khi hàn ở những nơi có điều kiện khó khăn như trong các hầm kín, kho, chỗ trên cao, chỗ bị giới hạn về chiều cao phải dùng máy hàn một chiều để đảm bảo an toàn cho người thợ.

– Phải đủ ánh sáng nơi làm việc, đèn chiếu sáng phải có điện áp dưới 24V, trong hầm phải dùng điện áp 12V qua biến áp cách ly và phải có lưới bảo vệ bên ngoài.

– Khi có người bị điện giật phải nhanh chóng ngắt cầu dao khỏi nguồn. Tuyệt đối không dùng tay kéo người bị nạn.

– Việc đấu điện cho máy hàn phải do thợ điện thực hiện hoặc những thợ hàn đã được huấn luyện về kỹ thuật, an toàn về sử dụng điện thực hiện.

  1. Phòng chống cháy nổ :

– Khi làm việc ở những nơi có nguy cơ cháy nổ như : Các két chứa dầu, mỡ, các chai chứa khí nén, các nồi hơi, bồn chứa nguyên liệu…. Phải theo quy định an toàn về phòng chống cháy nổ. Nếu không có các thiết bị phòng chống cháy nổ thì không được tiến hành hàn, cắt. Trong trường hợp cần thiết phải bố trí cách xa các vật liệu dễ cháy 10m.

        – Không được hàn, cắt bên trên các thùng, kho chứa xăng dầu và các chất dể cháy.

– Không hàn ở các thùng chứa chất dễ cháy, thùng chứa nguyên liệu đang có áp suất cao.

– Không sử dụng hoặc bảo quản nguyên vật liệu dễ cháy nổ ở nơi tiến hành công việc hàn.

  1. Yêu cầu đối với người thợ hàn :

– Những công nhân đã qua huấn luyện về hàn điện và kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu mới được phép hàn.

– Không bố trí các công nhân nữ hàn trong các hầm kín, hoặc trong các silo…

  1. Công nhân, cán bộ kỹ thuật làm việc với các thiết bị hệ thống điện phải sử dụng đầy đủ trang thiết bị phòng hộ cá nhân và các dụng cụ an toàn cần thiết cho mỗi loại công việc và phải biết cấp cứu người bị điện giật.
  2. Buộc tất cả các thiết bị điện phải có nối đất trung tính với vỏ thiết bị, đường nối an toàn này phải được kiểm tra định kỳ và thường xuyên.
  3. Các dụng cụ điện xách tay trong điều kiện không thể hạ áp cho phép sử dụng điện thế 110V hoặc 220V, nhưng nhất thiết phải tiếp đất và sử dụng các dụng cụ phòng hộ. Những nơi đặc biệt nguy hiểm chỉ sử dụng điện áp nhỏ hơn 24V.
  4. Tuyệt đối không dùng mọi biện pháp móc nối dây kìm hàn không đúng quy định làm việc rò ra khỏi máy hàn, không dùng tiếp đất của máy hàn này làm tiếp đất cho máy hàn kia, kìm hàn phải có điện trở cách điện không nhỏ hơn 1MÙ, không được hàn ngoài lúc trời mưa không có mái che.
  5.         Không dùng cầu dao không vỏ che, mọi cầu dao cách điện có vỏ bao che bằng kim loại nhất thiết phải nối đất. Đầu ra của dòng điện phải nằm dưới cầu dao, không thay cầu dao chì bằng các loại dây khác như thiếc, vỏ nhôm và các loại dây không đúng kỹ thuật, các dây cháy của các pha đi đến động cơ điện phải bằng nhau về trị số chịu tải và phải đúng quy định. Thường xuyên kiểm tra, bẻ nhánh các cành rơi hoặc đổ gãy vào mạng điện, khi có sự cố đứt dây cao thế, không được đứng gần dưới 5m. Dây điện trong xưởng, ngoài hiên trường phải cách điện bằng vỏ cao su.
  6.   Định kỳ kiểm tra mạng lưới chống sét toàn Công ty nhất là vào những kỳ trước mùa mưa. Không dùng Mêgaomet để đo lường đường dây khi trời sắp mưa hay đang có cơn giông, không dùng ampe kế kìm ở nhưng nơi ẩm hoặc ở ngoài trời mưa.
  7.   Không dùng nước để chữa xăng hay điện.
  8.   Trước khi sử dụng phải kiểm tra kim của áp lực kế, của áp dầu kế của nồi hơi có bình thường không . Xác định xem bồn dầu, bồn nước có đầy đủ không.
  9.   Công nhân viên làm việc với các nồi hơi phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động. Kiểm tra làm vệ sinh máy móc cần phải tháo mắt điện Cds, phích cắm của thanh điện cực, phích cắm dây dẫn các van điện từ.
  10.   Nồi hơi phải đặt xa nguồn điện hoặc những nơi có thể tự bốc cháy hoặc hỗn hợp dễ cháy, dễ nổ. Nồi hơi phải được kiểm định bởi cơ quan chức năng mới được đưa vào hoạt động.
  11. Chỉ những người có trách nhiêm và đã được huấn luyên an toàn lao đông, người vận hành mới được phép sử dụng.
  12.   Không cho máy đi vào hoạt động nếu không kiểm tra các chỉ số an toàn trong quy trình vận hành của nồi hơi.
  13.   Người công nhân vận hành máy phải lập tức đình chỉ ngay sự hoạt động của nồi hơi khi thấy những bất thường sau :

– Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của nồi hơi có vết nứt, ròi rỉ, xì hơi, chảy nước hoặc các van bị hở.

– Nghe thấy tiếng quạt gió máy bơm nước, máy bơm, chất đốt khác lạ không bình thường.

  1. Khi lấy nước vào nồi hơi trong khi có áp lực, đề phòng nước nóng bay tung toé làm bỏng công nhân. Khi rót nước cần phải mở hé van nước, để nước chảy từ từ từng giọt.
  2.   Lực lượng Bác sỹ, Y sỹ.

        – Có phòng y tế riêng nằm tại nhà xưởng, có tủ thuốc và một số dụng cụ cần thiết để sơ cứu, cấp cứu.

  1. Nhiệm vụ :

        – Tổ chức huấn luyện cho cho người lao động về sơ cứu, cấp cứu, mua sắm và bảo quản thuốc men phục vụ và sơ cứu tổ chức tốt việc thường trực theo ca sản xuất cấp cứu kịp thời nếu tai nạn lao động xảy ra.

        – Theo dõi tình hình sức khoẻ, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, bệnh nghhề nghiệp.

        – Kiểm tra việc chấp hành điều lệ vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và phối hợp với bộ phận bảo hộ lao động tổ chức kiểm tra giám sát các yếu tố có hại trong môi trường lao động, thực hiện các biện pháp vệ sinh lao đông. Tổ chức quản lý hồ sơ vệ sinh lao động và môi trường lao động.

        – Tham gia điều tra các vụ TNLĐ xảy ra tại Công ty. Thực hiện các thủ tục để giám định thương tật cho người lao động bị TNLĐ hoặc bệnh nghề nghiệp.

        – Đăng ký với cơ quan y tế địa phương để nhận được sự giúp đỡ chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ.

        – Xây dựng các báo cáo về quản lý sức khoẻ, bệnh nghề nghiệp.

  1. Giám đốc nhà máy hoặc tương đương :

        – Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn đối với lao động mới tuyển dụng hoặc mới tuyển đến về biện pháp làm việc an toàn khi giao cho họ.

        – Bố trí người lao động làm việc đúng theo nghề họ được đào tạo, đã được huấn luyện và đã qua sát hạch  kiến thức an toàn vệ sinh lao động đạt yêu cầu.

        – Không để người lao động làm việc nếu họ không thực hiện các biện pháp để, đảm bảo an toàn lao động.

        – Thực hiện kiểm tra đôn đốc các tổ trưởng sản xuất và mọi người lao động quyền quản lý để thực hiện tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình, biện pháp làm việc an toàn và các quy định về bảo hộ lao động.

        – Tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động, xử lý kịp thời thiếu sót đã qua kiểm tra, các kiến nghị của tổ sản xuất, các đoàn thanh tra, kiểm tra liên quan đến trách nhiệm của phân xưởng và báo cáo với cấp trên những vấn đề riêng khả năng giải quyết của phân xưởng.

        – Thực hiện khai báo, điều tra tai nạn lao động xảy ra trong phân xưởng theo quy định của nhà nước và phân cấp của doanh nghiệp.

        – Phối hợp với Chủ tịch công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức tự kiểm tra về bảo hộ lao động ở đơn vị, tạo điều kiện để mạng lưới an toàn, vệ sinh trong phân xưởng hoạt động có hiệu quả.

        – Quản đốc phân xưởng có quyền từ chối nhận người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và đình chỉ công việc với người lao động tái vi phạm các quy định đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ.

  1. Tổ sản xuất (hoặc chức vụ tương đương) có trách nhiệm:

        – Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra đôn đốc người lao động thuộc quyền quản lý chấp hành đúng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, quản lý sử dụng tốt trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân, trang bị phương tiện an toàn và cấp cứu y tế.

        – Tổ chức nơi làm việc bảo đảm an toàn, vệ sinh, kết hợp với an toàn vệ sinh của tổ thực hiện tốt việc tự kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn và sức khoẻ phát sinh trong quá trình lao động sản xuất.

        – Báo cáo kịp thời với cấp trên mọi hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh trong sản xuất mà tổ không giải quyết được và các trường hợp xảy ra tai nạn lao động, sự cố thiết bị để có biện pháp giải quyết kịp thời.

        – Kiểm tra tình trạng đánh giá an toàn vệ sinh lao động và việc chấp hành các quy định về bảo hộ lao động trong các kỳ họp kiểm điểm tình hình lao động sản xuất của tổ.

        – Tổ trưởng sản xuất có quyền từ chối người lao động không đủ trình độ nghề nghiệp và kiến thức an toàn lao động, từ chối nhận công việc hoặc dừng công việc của tổ nếu thấy nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ của tổ viên và báo cáo kịp thời với phân xưởng để xử lý. 6.7.3 Bộ phận làm kế hoạch (hoặc cán bộ làm công tác kế hoạch của doanh nghiệp) có nhiệm vụ:

        – Tổng hợp các yêu cầu về nguyên vật liệu, nhân lực và kinh phí trong kế hoạch bảo hộ lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và tổ chức thực hiện.

        – Cùng với bộ phận bảo hộ lao động theo dõi, đôn đốc đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động, bảo đảm cho kế hoạch được thực hiện đầy đủ tiến độ.

  1. Bộ phận kỹ thuật (hoặc cán bộ kỹ thuật của công ty) có nhiệm vụ:

        – Nghiên cứu cải tiến trang thiết bị, hợp lý hoá sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh để đưa vào kế hoạch bảo hộ lao động, hướng dẫn, giám sát thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, kỹ thuật vệ sinh và hoàn thiện điều kiện làm việc.

        – Biên soạn, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy móc, thiết bị hoá chất của từng công việc, các phương án ứng cứu khẩn cấp khi có sự cố, biên soạn tài liệu giảng dạy về an toàn, vệ sinh lao động và phối hợp với tổ chức chuyên trách về bảo hộ lao động huấn luyện cho người lao động.

        – Tham gia việc kiểm tra định kỳ về an toàn, vệ sinh lao động và tham gia điều tra lao động tai nạn có liên quan đến kỹ thuật an toàn.

        – Phối hợp với bộ phận bảo hộ lao động theo dõi việc quản lý, đăng ký, kiểm định và xin cấp giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, trang bị bảo vệ cá nhân theo quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm.

  1. Bộ phận tài vụ công ty có trách nhiệm:

        – Tham gia vào việc lập kế hoạch bảo hộ lao động, tổng hợp và cung cấp kinh phí thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động đầy đủ, đúng thời hạn.

  1. Bộ phận vật tư công ty có trách nhiệm:

        – Mua sắm, bảo đảm và cấp phát đầy đủ, kịp thời những vật liệu, dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ lao động, phương tiện kỹ thuật khắc phục sản xuất có chất lượng theo kế hoạch.

  1. Bộ phận tổ chức lao động tiền lương của công ty có trách nhiệm:

        – Phối hợp với các phân xưởng và bộ phận có liên quan tổ chức và huấn luyện lực lượng phòng chống tai nạn, sự cố trong sản xuất phù hợp với đặc điểm của công ty.

        – Phối hợp với bộ phận lao động và các phân xưởng tổ chức thực hiện các chế độ bảo hộ lao động, đào tạo, nâng cấp tay nghề kết hợp huấn luyện an toàn lao động và vệ sinh an toàn lao động, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và để bồi dưỡng độc hại, bồi dưỡng tai nạn lao động, bảo hiểm xã hội………..

        – Bảo đảm việc cung cấp đầy đủ kịp thời nhân công để thực hiện các nội dung, biện pháp đề ra trong kế hoạch bảo hộ lao động.

 

 NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG

 

  1. ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG:

        Điều 1:  Trước khi tổ chức thi công sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt … dù lớn hay nhỏ đều phải có phương án an toàn lao động, phương án phải được cấp quản lý trực tiếp duyệt và phải được phổ biến đến người lao động tham gia trực tiếp sản xuất.

        Điều 2:  Trong quá trình thi công nếu phát hiện có nguy cơ, sự cố nguy hiểm, không an toàn thì phải ngưng ngay để xử lý. Khi nào đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho người và thiết bị mới tiếp tục cho thi công.

        Điều 3:  Các trưởng đơn vị, tổ trưởng tổ sản xuất phải tổ chức kiểm tra các dụng cụ của người lao động trước khi phân công làm việc. Nếu không mang đủ dụng cụ an toàn, tuyệt đối không được phân công làm việc trên cao khi có mưa, giông bão, sấm sét. Trường hợp đặc biệt phải có sự đồng ý của Giám đốc.

        Điều 4:  Khi tuyển dụng hợp đồng lao động hoặc thuê công nhân làm việc, đơn vị quản lý lao động phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn, biện pháp an toàn cho người lao động có liên quan đến từng công việc, nghành nghề của người lao động trước khi phân công làm việc.

  1. ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐÔNG:

        Điều 5:  Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy Công ty, nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động. Phải nắm vững các quy định về kỹ thuật an toàn lao động, các quy trình quy phạm kỹ thuật liên quan đến công việc được giao.

        Điều 6:  Nghiêm cấm sử dụng rượu bia trước và trong khi làm việc. Cấm làm việc tại nơi có biển báo nguy hiểm đã có rào chắn và các hầm hố chưa được lấp kín.

        Điều 7:  Làm việc trên cao phải có dây an toàn, vị trí đứng phải chắc chắn, nếu sử dụng dàn giáo thì phải được neo buộc cố định với công trình đang thi công để tránh bị đổ.

        Điều 8:  Khi làm việc trong hầm kín, trong silo, người sử dụng lao động phải bố trí người trực bảo vệ ở miệng hầm để kịp thời xử lý sự cố. Hầm chứa nhiên liệu, xăng dầu, hoá chất trước khi xuống hầm phải được thông thoáng. Việc thi công cắt hàn trong hầm phải được cán bộ môi trường cho phép. Chiếu sáng làm việc trong hầm phải sử dụng điện áp an toàn từ 12V – 24V.

        Điều 9:  Cấm hút thuốc lá và đặt chất dễ cháy trên các phương tiện có chứa xăng dầu và nơi có nhiều dây điện. Phải có dụng cụ PCCC ở gần nơi có chứa xăng dầu, chất dễ cháy. Khi tiếp xúc với thiết bị có sử dụng nguồn điện phải được sử dụng đồ dùng và trang bị cách điện tốt.

        Điều 10:  Trước khi thi công, công nhân phải kiểm tra, chuẩn bị trang bị an toàn và sử dụng đồ bảo hộ lao động tốt như : quần áo, giầy, nón cứng…và phải đeo kính bảo hộ khi làm việc tiếp xúc với môi trường có nhiều mảnh vụn như hàn, cắt, phay, bào, phun cát….

        Điều 11:  Khi phát hiện thấy nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì phải ngừng thi công và báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm để khắc phục sự cố.

        Điều 12:  Tất cả các công nhân trước khi vào Công ty làm việc phải được huấn luyện 3 bước:

–        Bước 1: Cán bộ an toàn lao động hướng dẫn.

–        Bước 2: Quản đốc phân xưởng (hoặc cấp tương đương) hướng dẫn.

–        Bước 3: Tổ trưởng tổ sản xuất hướng dẫn .

        Điều 13:  Các đơn vị, cá nhân, tổ chức học tập, thảo luận và chấp hành nghiêm chỉnh các điều ghi trên. Nếu cố tình vi phạm để xảy ra tai nạn lao động phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Công ty và Pháp luật.

        Trên đây là nội quy an toàn lao động của Công ty TNHH …..). Mỗi công nhân thuộc nghành nghề nào phải được học tập, hướng dẫn nội quy an toàn lao động của nghành đó.

 

 

Nơi nhận:

–        Các đơn vị trực thuộc                                                                   TỔNG GIÁM ĐỐC

–        Các phòng, ban, phân xưởng, tổ sản xuất.

–        Lưu VT, ATLĐ