Nồi inox 304 là gì? Có tốt, an toàn cho sức khoẻ không?
Inox 304 là một trong những chất liệu an toàn cho sức khoẻ được nhiều người tin dùng khi lựa chọn nồi, chảo sử dụng trong căn bếp của gia đình. Vậy nồi inox 304 là gì? Có đặc điểm gì nổi bật? Cùng OGaly khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nồi inox 304 là gì?
Nồi inox 304 là dạng thép không gỉ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có khả năng chống ăn mòn và độ bền cao nhất trong các loại thép không gỉ khác. Inox 304 có thành phần chứa 18% crom, 8-10% Niken, một lượng nhỏ Cacbon, Mangan, Nitơ, Sắt và các thành phần khác. Vì vậy inox 304 còn có ký hiệu là inox 18/10 (thể hiện tỷ lệ % crom và niken).
Đặc điểm nổi bật của nồi inox 304:
- Khả năng chống ăn mòn cao
- Không bị oxy hoá, không gây phản ứng với thực phẩm trong quá trình đun nấu ở nhiệt độ cao. Không phản ứng với các thành phần trong thực phẩm như axit trong cà chua, nấu các món chua, mặn… Vì vậy, sẽ không làm ảnh hưởng tới hương vị món ăn và sức khoẻ của người dùng.
- Tính thẩm mỹ cao, rất khó han rỉ, luôn sáng bóng, bền đẹp
- Làm sạch dễ dàng: Nồi inox 304 có bề mặt nhẵn, rất dễ vệ sinh sau khi dùng. Bạn có thể ngâm nồi, để thức ăn trong nồi qua đêm mà không lo bị gỉ sét.
- Bảo quản nồi dễ dàng: Nồi inox 304 rất dễ bảo quản, bởi khả năng chống va đập tốt, hầu như không bị trầy xước hay bong tróc trong quá trình sử dụng. Cũng như không bị biến dạng bởi nhiệt độ cao hay va đập mạnh
- Tăng trải nghiệm nấu ăn: Đặc tính của bộ nồi inox
Tuy nhiên, nồi inox 304 có nhược điểm là khả năng bắt từ kém (gần như không bắt từ), vì vậy lớp đáy nồi inox 304 cuối dùng sẽ thường có 1 lớp phủ inox 430 để sử dụng trên bếp từ.
2. Nồi inox 304 có tốt cho sức khoẻ không?
Nồi inox 304 là lựa chọn ưu tiên được người nội trợ tin dùng. Nồi có độ bền cao, an toàn cho sức khoẻ và thân thiện với môi trường.
Loại nồi inox này không chứa tạp chất, không bị oxy hóa, không phản ứng với thực phẩm khi đun nấu, do vậy, sử dụng rất an toàn. Giúp người nội trợ tiết kiệm thời gian vào bếp, nấu nướng nhanh chóng và chế biến được nhiều món ngon dễ dàng.
3. Hướng dẫn cách kiểm tra chất liệu nồi inox 304
Trên thị trường có nhiều loại nồi inox khác nhau, mỗi loại sẽ có đặc tính riêng, độ bền, độ sáng bóng và khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Vì vậy, để chọn đúng nồi inox 304 bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây :
Kiểm tra chất liệu nồi inox 304:
- Sử dụng miếng cọ rửa nồi chà vào bề mặt inox và đổ 1 ít nước tẩy chuyên dụng lên bề mặt nồi. Sau khoảng, 15-20 phút, inox 304 hầu như không thấy bất kỳ sự biến đổi nào.
- Trong công nghiệp, thử bằng axit, nếu đổi màu xám là inox 304.
- Hoặc sử dụng nam châm để thử, inox 304 không hút nam châm hoặc hút rất yếu.
Kiểm tra chất liệu nồi inox sử dụng trên bếp từ:
- Cách 1: Kiểm tra bằng nam châm
Dùng một thanh nam châm kiểm tra ở vị trí đáy nồi, nếu nam châm bị hút, nồi phù hợp cho bếp từ.
Nếu không có nam châm, bạn có thể đổ một ít nước vào nồi muốn kiểm tra và cho lên bếp đun bình thường. Nếu bếp không có tín hiệu nhấp nháy trên màn hình hiển thị và nước đang nóng lên, nồi phù hợp.
- Cách 2: Xem biểu tượng từ trường hoặc dòng chữ Induction dưới đáy nồi hoặc trên bao bì sản phẩm
Các sản phẩm dành cho bếp từ đều sẽ được ghi chú thông tin rõ ràng trên bao bì, tem sản phẩm, hoặc trên chính sản phẩm đó (thường ở đáy sản phẩm). Do vậy, bạn có thể kiểm tra bằng cách xem thông tin ký hiệu dưới đáy nồi, chảo nếu có ký hiệu từ trường (cuộn dây điện trở từ trường) hoặc chữ induction thì sản phẩm đó dùng được trên bếp từ.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng để nồi inox được bền đẹp lâu nhất bạn cũng cần lưu ý:
- Không sử dụng nồi ngay khi mới mua về, nên vệ sinh trước khi sử dụng
- Không đun nấu nồi inox mà không có thực phẩm ở trên bếp quá lâu
- Không cọ rửa nồi inox bằng búi sắt kim loại
- Không rửa ngay nồi inox khi còn nóng
- Hạn chế lưu trữ thức ăn quá chua, quá mặn trong nồi qua đêm
- Sử dụng nồi inox đúng công dụng
Hy vọng qua bài viết trên, đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích khi tìm hiểu về nồi inox 304. Từ đó, dễ dàng lựa chọn được chiếc nồi inox phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Xem thêm: Phân biệt nồi inox 1 đáy, 3 đáy, 5 đáy: Ưu nhược điểm từng loại