Nội dung và yêu cầu môn sinh học về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong chương trình giảng dạy trung học phổ thông?
TT
Nội dung
Yêu cầu cần đạt
5
Cảm ứng, sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
5.1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
– Khái niệm cảm ứng
– Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật.
– Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
– Trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật.
– Cơ chế của cảm ứng
– Trình bày được cơ chế cảm ứng ở sinh vật (thu nhận kích thích, dẫn truyền kích thích, phân tích và tổng hợp, trả lời kích thích).
5.2.Cảm ứng ở thực vật
– Khái niệm, vai trò của cảm ứng
– Nêu được khái niệm cảm ứng ở thực vật. Phân tích được vai trò cảm ứng đối với thực vật.
– Các hình thức biểu hiện
– Nêu được một số hình thức biểu hiện của cảm ứng ở thực vật: vận động hướng động và vận động cảm ứng.
– Ứng dụng
– Vận dụng được hiểu biết về cảm ứng ở thực vật để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn.
5.3.Cảm ứng ở động vật
– Các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau
– Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau.
– Cơ chế cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh
+ Tế bào thần kinh
– Dựa vào hình vẽ, nêu được cấu tạo và chức năng của tế bào thần kinh.
+ Truyền tin qua synapse
– Dựa vào sơ đồ, mô tả được cấu tạo synapse và quá trình truyền tin qua synapse.
+ Phản xạ
– Nêu được khái niệm phản xạ.
– Dựa vào sơ đồ, phân tích được một cung phản xạ (các thụ thể, dẫn truyền, phân tích, đáp ứng).
– Nêu được các dạng thụ thể, vai trò của chúng (các thụ thể cảm giác về: cơ học, hoá học, điện, nhiệt, đau).
– Nêu được vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ.
– Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (tai, mắt).
– Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện:
+ Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Lấy được các ví dụ minh hoạ.
+ Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh hoạ.
+ Các bệnh liên quan hệ thần kinh
– Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh như mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác…
– Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau.
– Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích; phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích.
– Tập tính ở động vật
+ Khái niệm, phân loại tập tính
– Nêu được khái niệm tập tính ở động vật.
+ Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
– Lấy được một số ví dụ minh hoạ các dạng tập tính ở động vật.
– Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Lấy được ví dụ minh hoạ.
+ Pheromone
– Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hoá học của các cá thể cùng loài.
+ Một số hình thức học tập ở động vật
– Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Lấy được ví dụ minh hoạ.
– Trình bày được một số ứng dụng: dạy động vật làm xiếc; dạy trẻ em học tập; ứng dụng trong chăn nuôi; bảo vệ mùa màng; ứng dụng pheromone trong thực tiễn.
5.4. Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
– Nêu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (tăng khối lượng và kích thước tế bào, tăng số lượng tế bào, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái, chức năng sinh lí, điều hoà).
5.5. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
– Đặc điểm
– Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
– Mô phân sinh
– Nêu được khái niệm mô phân sinh. Trình bày được vai trò của mô phân sinh đối với sinh trưởng ở thực vật. Phân biệt được các loại mô phân sinh.
– Sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp
– Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật.
– Hormone thực vật
– Nêu được khái niệm và vai trò hormone thực vật. Phân biệt được các loại hormone kích thích tăng trưởng và hormone ức chế tăng trưởng.
– Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn.
– Phát triển ở thực vật có hoa
– Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa.
– Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn (ví dụ: kích thích hay hạn chế sinh trưởng, giải thích vòng gỗ,…).
5.6. Sinh trưởng và phát triển ở động vật
– Đặc điểm
– Nêu được đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở động vật.
– Các giai đoạn phát triển ở động vật và người
– Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi).
– Dựa vào hình ảnh (hoặc sơ đồ, video), trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành. Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển để áp dụng chế độ ăn uống hợp lí.
– Các nhân tố ảnh hưởng
– Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển động vật (di truyền; giới tính; hormone sinh trưởng và phát triển).
– Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật.
– Vận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: không lạm dụng hormone trong chăn nuôi; thiến hoạn động vật;…).
– Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn (ví dụ: đề xuất được một số biện pháp hợp lí trong chăn nuôi – nhằm tăng nhanh sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi; tiêu diệt côn trùng, muỗi;…).
– Tuổi dậy thì, tránh thai và bệnh, tật
– Phân tích đặc điểm tuổi dậy thì ở người và ứng dụng hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc bản thân và người khác.