Nội dung sách giáo khoa: vừa thừa, vừa thiếu
TTO – Gần 300 câu hỏi và ý kiến tham gia của bạn đọc đã gửi đến Bàn tròn trực tuyến “Cùng nhìn lại nội dung sách giáo khoa”. Tất cả đều cùng một nỗi băn khoăn: những kiến thức trong SGK cung cấp cho học sinh hình như vừa thừa, vừa thiếu…
“Gần 80% những người biên soạn SGK không dạy hoặc không còn dạy phổ thông. Những người dạy thử thì thường là học trò của các thầy cô biên soạn sách”, câu thừa nhận của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo Nguyễn Thiện Nhân trước Quốc hội chiều 16-11 được rất nhiều người nhắc lại trong bàn tròn này.
Các khách mời của chương trình đã cùng thảo luận rất sôi nổi và rất thú vị trước cách đặt vấn đề rất thẳng thắn của các em học sinh và phụ huynh qua bàn tròn trực tuyến.
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu, trưởng bộ môn Toán, trường PTTH Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM.
– Thầy Khổng Thành Ngọc, trưởng bộ môn Văn, trường PTTH Lê Quí Đôn, Q.3, TP.HCM
– Thầy Cao Huy Thảo, giáo viên Anh văn, phó hiệu trưởng trường PTTH Lương Thế Vinh, Q.1, TP.HCM
– Cô Nguyễn Kim Tường Vi, trưởng bộ môn Sử, trường PTTH Nguyễn Hiền, TP.HCM
– Cô Lâm Minh Trang, phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Q.Gò Vấp.
SGK đã đủ giúp chúng em vào đời?
* Xin hỏi các thầy cô có bao giờ tự hỏi rằng học sinh học được những gì sau một tiết học? Những kiến thức trong SGK đã đủ để chuẩn bị cho chúng em bước vào đời chưa? Hay là quá thừa và quá thiếu? (Ngô Thùy Vân, 17 tuổi, [email protected]; [email protected])
– Cô Lâm Minh Trang, phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Q.Gò Vấp:
Em Ngô Thùy Vân thân mến! Không chỉ một giáo viên riêng lẻ nào mà hầu như tất cả giáo viên chúng tôi đều có trăn trở này, đó là: Sau mỗi tiết học của mình, còn lại được gì trong học sinh. Bản thân chúng tôi là giáo viên, việc hoàn thành SGK là một trách nhiệm , một nghĩa vụ bắt buộc. Chúng tôi phải hoàn thành điều đó cho đúng qui định. Nhưng để có thể chuẩn bị cho học sinh mình vào đời thì chúng tôi cho rằng không chỉ có SGK hay là chỉ có thầy cô.
Việc quá thừa ở SGK bản thân tôi cho rằng nó thừa cái phần “kinh viện”, thừa những kiến thức kiểu “hàn lâm” mà cái quá thừa cũng là cái quá thiếu, những điều “quá” đó không thể đưa các em vào cuộc sống tự nhiên. Ở bộ môn Địa của tôi, học sinh có thể nói vanh vách về nhiều điều “bác học” nhưng để biết làm thế nào biết trước một cơn sóng thần sắp đến hoặc giải thích một số hiện tượng thiên tai khác thì: Biết hỏi ai bây giờ ?
– Thầy Khổng Thành Ngọc: Các thầy cô cũng luôn tự hỏi như em đang hỏi.
Bất kỳ nội dung nào trong SGK đem so với cuộc sống đều vừa thừa vừa thiếu. Nhưng điều quan trọng là những thừa và thiếu trong SGK giúp chúng ta biết những “thừa” và “thiếu” trong cuộc sống; đồng thời khơi lên trong tâm hồn chúng ta nhu cầu tiếp tục tìm hiểu đời sống và tự khám phá bản thân mình.
– Thầy Cao Huy Thảo: Nếu bạn đọc là một học sinh, thì tôi muốn nói với bạn rằng đấy cũng chính là tâm tư của chúng tôi – những người dạy học – sau 1 tiết dạy, tuy nhiên tôi cũng muốn nói với bạn rằng, học không bao giờ là thừa dù cho những điều chúng ta học có thể chưa mang lại giá trị thực tiễn.
Chương trình có thể nặng, bài học có thể vượt tầm hiểu biết, thầy cô giáo có thể chưa mang lại được cho bạn những gì bạn mong muốn. Sau nhiều năm cải cách, chúng ta cũng phải thừa nhận một sự thật là có tiến bộ, tăng tính thực hành, giảm tính hàn lâm trong bộ SGK. Vẫn còn đây đó những thiếu sót hoặc không phù hợp, nhưng rỏ ràng đã có sự đổi mới và ở một mức độ nào đó có sự tiếp cận hơn với thực tiễn cuộc sống.
Chúng ta nên công bằng với những nổ lực của những người soạn sách, và soạn chương trình. Đương nhiên cuộc sống thì sẽ thay đổi và tiến bộ. Sách giáo khoa cũng sẽ phải thế thôi. Để bước vào đời, con người vẫn sẽ phải luôn được đào tạo và tự đào tạo lại.
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu, THPT Chuyên Lê Hồng Phong,TP.HCM: Có thể em không biết đấy thôi, chứ thầy cô nào trước khi lên lớp mà chẳng có giáo án, trong đã đặt ra mục tiêu đạt được sau mỗi tiết học. Tuy nhiên tùy theo khả năng mỗi người mà HS tiếp thu được bao nhiêu trong bài giảng của họ. Nếu em học tốt các kiến thức đã trình bày thì đã quá đủ để bước vào trường ĐH, chỉ có dư không thiếu đâu em.
* Em đang học lớp 11, sách giáo khoa mới, em thật sự cảm thấy nội dung rất nhiều và trong một tiết, rõ ràng giáo viên dạy lớp đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa thể chuyển tải nội dung của bài học bao gồm phần lí thuyết và thực hành.
Tại sao phân phối chương trình không cho chúng em nhiều tiết hơn để học bài và hiểu sâu hơn về bài học thay vì học cho hết bài mà chẳng nắm được bao nhiêu? Thêm vào đó em có cảm giác hình như chúng em đang dần dần biến thành những thần đồng kiểu mẫu khi phải học quá nhiều thứ mà thực hành áp dụng lại không nhiều… thật sự em rất muốn biết.
– Cô Nguyễn Kim Tường Vy:
SGK mới đa phần được viết tốt, phù hợp với tiêu chí phổ thông, khoa học, mang tính dân tộc và phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, để việc tiếp thu bài học tốt, không chỉ các Thầy Cô phẳi đổi mới phương pháp mà học sinh cũng phải đổi mới cách lĩnh hội kiến thức. Phương pháp dạy học mới là Thầy Cô giáo phải hướng dẫn học sinh cách học chứ không đơn thuần cung cấp kiến thức.
Học sinh tiếp thu kiến thức không chỉ một chiều từ phía giáo viên mà còn qua các kênh giao tiếp khác (với bạn bè qua hoạt động nhóm, với SGK qua hoạt động cá nhân, sách tham khảo…). Đây là cách học không mới với các nước tiên tiến nhưng học sinh VN chỉ mới đưcợ làm quen những năm gần đây. Tuy nhiên, nếu làm tốt, các em sẽ dần dần quen với cách học tập chủ động và việc tiếp thu kiến thức sẽ không còn gì khó khăn.
– Vấn đề tăng thêm nhiều tiết học là không thể vì với phân bố chương trình các môn học hiện nay, số tiết học đã quá nhiều, nếu tăng thêm sẽ không biết xếp vào đâu.
– Đúng là tính thực hành của SGK nhiều môn hiện nay chưa cao. Tuy nhiên, các Thầy Cô và học sinh phải tự tìm tòi, thể hiện sự sáng tạo trong hoạt động dạy và học. Đây chính quan điểm dạy và học mới.
* Xin gửi tới thầy Thảo: Có nhiều năm đi dạy, thầy có thấy một thực tế là học sinh muốn học Anh văn giỏi, chí ít là giao tiếp được thì phải học ở các trung tâm ngoại ngữ, chỉ học trong trường phổ thông thì không thể nói được tiếng Anh. Bản thân tâầy dạy học sinh trong lớp ra sao ạ? Thầy dạy theo SGK hay dạy theo kiến thức của mình, học sinh của thầy có giao tiếp được bằng tiếng Anh mà không cần học thêm không? (dunghvt@)
– Thầy Cao Huy Thảo : Tôi đồng ý với bạn về nhận định đó để giỏi Anh văn thường là do học thêm. Đó chính là điều đau lòng của các thầy cô giáo chúng tôi. Tôi muốn trao đổi với bạn một số ý sau:
+ Bộ SGK tiếng Anh đang sử dụng hiện nay ở THCS và THPT là một tiến bộ rất lớn về quan điểm soạn SGK Ngoại ngữ so với bộ sách trước đây. Ở đây học sinh được quan tâm rèn luyện bốn kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết; có nghĩa là được quan tâm để rèn luyện giao tiếp. Nội dung trong các bộ sách củng khá phù hợp với các chủ đề và chủ điểm giao tiếp.
Tuy nhiên học sinh vẫn khó có thể đạt được kỹ năng giao tiếp chỉ sau những tiết học này. Lý do là: Tiếng Anh là một môn học nhằm rèn luyện kỹ năng, thế nhưng số tiết học quá ít (3 tiết một tuần) dẫn đến việc không có đủ thời gian để rèn luyện, đặc biệt là trong điều kiện lớp học đông, chỉ có một số rất ít học sinh thu đạt được kết quả về mặt thực hành, còn lại chủ yếu học là để đáp ứng nhu cầu thi cử, kiểm tra.
+ Trên thực tế giảng dạy, tôi cũng cố gắng hết sức để giúp học sinh thực hiện hoạt động học tập theo hướng nhóm và cặp (Groupwork , Pairwork) để giúp học sinh rèn luyện kỹ năng, nhưng việc này không đủ thời gian để rèn luyện sâu. Và như thế, nếu học sinh không nỗ lực nhiều thì cũng khó đạt được hiệu quả cao.
+ SGK Tiếng Anh 10, 11 có đến 16 bài cho một năm học, có nghĩa là một bài dạy chỉ có khoảng từ 5 đến 6 tiết dạy để giảng và thực hành. Đúng là một khó khăn cho cả thầy và trò. Giá như cũng với số tiết đó được giảng các bài dạy, có nghĩa là giảm nội dung, thì đôi khi học sinh lại đạt được nhiều hơn trong việc rèn luyện và thực hành kỹ năng giao tiếp.
* Gần đây báo chí báo động rất nhiều về đạo đức, tác phong của các em học sinh. Các thầy cô có nghĩ rằng thay vì truyền tải quá nhiều kiến thức thì hãy dạy học sinh cách sống cho đúng, cho tốt, tự tìm tòi, tiếp thu kiến thức theo nhu cầu, nghề nghiệp của mình như các nước tiên tiến không? Môn Giáo dục công dân trong nhà trướng luôn đóng vai trò thứ yếu phải không, như vậy việc dạy cách sống cho các em cũng phải được từng thầy cô bộ môn chia sẻ… ([email protected])
Phóng toCô Lâm Minh Trang – Ảnh: N.C.T.- Cô Lâm Minh Trang ( Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Gò Vấp ) :
– Cô Lâm Minh Trang ( Phó hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Gò Vấp ) :
Bạn [email protected] thân mến! Trong nhiều qui định cho một tiết lên lớp của giáo viên chúng tôi, luôn luôn có một qui định đó là thông qua bài giảng, thông qua những kênh hình và kênh chữ vô tri vô giác, người giáo viên phải làm được công việc đó là “dạy người”, trong đó bao gồm những điều mà bạn nêu như: cách sống cho đúng, cho tốt, tự tìm tòi, tiếp thu kiến thức…
Nhưng , chúng tôi cũng phải thừa nhận rằng khối lượng kiến thức mà chúng tôi được yêu cầu phải truyền đạt đã phần nào “lấn lướt” nên phần “dạy người” bị đẩy lùi xuống thứ yếu.
Và, công bằng mà nói, giữa nhà trường và xã hội của chúng ta cũng còn một độ chênh rất lớn: giáo dục một con người không chỉ là trách nhiệm của nhà giáo mà còn có trách nhiệm rất lớn từ gia đình và từ môi trường. Ở trường, chỉ trong 4 tiếng đồng hồ, chúng tôi dạy các em một vấn đề A, nhưng về nhà, ra xã hội nó lại thành là vấn đề B chứ không được là A’ thì sẽ là rất khó, vì thời gian ở gia đình và xã hội vẫn nhiều hơn thời gian trong học đường.
Bộ môn GDCD có vai trò thứ yếu hay không là do quan điểm. Cơ cấu của nó trong toàn bộ chương trình theo chúng tôi không có điểm nào ghi nhận sự “thứ” của nó cả, mà nếu không nói một cách quá đi thì chính bộ môn này là bộ môn góp phần chuẩn bị cho các em di vào xã hội với tư cách công dân tốt nhất.
Nhưng rõ ràng trong quan điểm của một bộ phận phụ huynh và xã hội thì hình như bộ môn này không “giúp” gì được cho việc thi cử của các em mà thậm chí còn làm mất thì giờ. Việc học chỉ nhắm vào thi cử, việc học thêm các môn phục vụ cho thi cử đã chiếm quá nhiều thời gian của các em. Nên nếu như người thầy lại xem nhẹ chính bộ môn của mình, thiếu sự đầu tư và say mê đối với bộ môn, thì coi như đã góp phần “yếu hóa” vị trí của mình.
Chúng tôi cũng có may mắn là lãnh đạo PGD Gò Vấp rất quan tâm và coi trọng bộ môn này, không chỉ từ chương trình thay SGK mà từ rất lâu rồi. Nhóm bộ môn GDCD là một trong những bộ môn có hoạt động chuyên môn mạnh và rất bài bản của ngành. Riêng tại trường tôi, các thầy cô giáo viên bộ môn GDCD đều là những người tâm huyết, hứng thú với bộ môn, chịu khó tìm tòi và đặc biệt là rất muốn thu hút nhiều hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn mình. Hầu như năm nào, các thầy cô cũng cố gắng tạo ra một hình thức sinh hoạt trong bộ môn như làm giáo án điện tử , sinh hoạt ngoại khóa…
Theo tôi nghĩ, bản thân mình khi đánh giá đúng và coi trọng chính nghề của mình thì đã là 50% của việc làm cho học sinh ham thích bộ môn rồi.
– Thầy Cao Huy Thảo: Ý kiến của bạn đặt ra rất nhiều vấn đề với ngành giáo dục và thậm chí với cả xã hội. Ai ai cũng đồng tình là phải dạy người bên cạnh dạy chữ, học sinh phải học làm người trước khi học kiến thức. Và thực tiễn đó cho thấy ngành giáo dục phải có chiến lược cải cách mới thay cho những cải cách trong từng tiểu tiết. Cải cách SGK chỉ là một mảng trong toàn bộ chiến lược.
Về đạo đức đang xuống cấp của học sinh mà bạn đề cập, tôi nghĩ rằng thực tiễn đó nói lên một điều lớn hơn, đó là đạo đức trong toàn xã hội. Sự quan tâm giáo dục một trẻ em chỉ có kết quả khi không chỉ thầy cô giáo mà còn phải có sự quan tâm giáo dục của cha mẹ cũng như sự mẫu mực của những đối tượng giao tiếp trong xã hội.
Chỉ một mình môn giáo dục công dân có làm thay được tất cả những yếu tố trên hay không? Tôi cho rằng, để học sinh của chúng ta đạt được những thành tựu như học sinh các nước tiên tiến thì có lẻ phải quay lại từ vấn đề khởi điểm của GD, đó là thay cho cách dạy truyền tải kiến thức bằng cách dạy sao cho học sinh có khả năng đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề. Điều đó chỉ có thể trở thành hiện thực khi quan điểm về giáo dục thay đổi và được sự đồng thuận của toàn xã hội.
* Chương trình Lịch Sử Lớp 10 đang học về các phong trào công nhân thế kỷ XIX, quốc tế thứ I … các kiến thức này có giúp ích gì cho học sinh khi ra đời không ? Nếu chính thầy/cô phải học lại chương trình Lịch sử phổ thông trung học, các thầy/cô có chán không ?
– Cô Nguyễn Kim Tường Vy: Chương trình lịch sử ở bậc phổ thông hiện nay viết theo tiêu chí: khoa học, cơ bản, dân tộc và hiện đại, ở các cấp học và bậc học có sự liên thông với nhau. Tuy ở từng bài không phải các tiêu chí này lúc nào cũng thể hiện đầy đủ nhưng toàn bộ chương trình phải đảm bảo.
– Các kiến thức về Phong trào công nhân thế kỉ XIX, Quốc tế thứ nhất… là những kiến thức cơ bản giúp các em hiểu về sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế ở những giai đoạn sau, có liên quan đến phong trào công nhân VN các em sẽ học sau này…
– Những kiến thức lịch sử đòi hỏi học sinh phải có tư duy logic, từ các bài học lịch sử để rút ra kinh nghiệm sống cho mình. Những bài học lịch sử không bao giờ là cũ với bất cứ ai, dù là bài học về sự thành công hay thất bại. Soi vào những bài học lịch sử, mỗi cá nhân sẽ tự rút ra cho mình thái độ hành xử đúng trong cuộc sống.
– Cuối cùng, xin trả lời em, lịch sử là niềm đam mê của tôi từ lúc còn bé. Cho đến bây giờ, mỗi ngày đều tiếp xúc với những bài giảng lịch sử nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy chán và luôn tìm được những điểm mới qua mỗi lần lên lớp. Cám ơn em về câu hỏi này.
* Các cô thấy SGK có cần thiết phải đưa vào những số liệu mà học sinh có thể tìm thấy rất dễ dàng trên internet, thêm vào đó là các số liệu ấy thay đổi liên tục qua từng năm (VD: GDP, GNP, trữ lượng, các loại biểu đồ…)? Như vậy có phải bất cập không? Các cô có cách dạy riêng nào để học sinh học môn của mình hiệu quả? (daobic@…)g
– Cô Lâm Minh Trang: Bạn daobic@g… thân mến! việc đưa số liệu vào SGK là việc làm cần thiết, những số liệu này chỉ mang tính “cập nhật” vào thời điểm biên soạn sách, ngay khi sách lên khuôn in thì nó đã lạc hậu rồi. Vì vậy, khi giảng dạy, ngoài việc sử dụng những số liệu này như một tham khảo thì các thầy cô giáo phải cập nhật lại các số liệu thực tế cho các em HS. Hoặc có thể yêu cầu các em tìm giúp những số liệu mới. Dạy học một môn nào đó có hiệu quả, trước hết thầy cô giáo phải yêu thích bộ môn mình, yêu thích việc làm cho học sinh yêu thích nó.
Nhưng quan trọng là làm sao, sau tiết học, về nhà giở tập vở ra, các em không ngán khi nhìn vào khối lượng bài của môn học đó. vì thế bài viết ghi nhớ cần cô đọng chừng nào tốt chừng đó, còn thì cho các em gạch thêm – tất nhiên cũng phải ngắn-trong SGK để học thêm, nhưng cơ bản vẫn là phần cho ghi trong tập. Một tiết học theo tôi có nhiều hiệu quả là các em được tham dự vào tiết học đó như đang đi dự một chương trình sân khấu hóa nhiều tiếng cười, sau cái cười, các em sẽ nghĩ đến người làm mình cười và điều làm mình cười và như vậy là sẽ muốn học. Bạn có đồng ý với tôi như thế?
* Với môn Lịch sử, theo cô Vi thì SGK có cần tăng thêm chi tiết, câu chuyện với phần lịch sử Việt Nam không? Theo em làm như vậy thì học sinh chúng em sẽ tăng sự hiểu biết của mình với lịch sử đấu tranh của nhân dân ta. Nếu SGK thấy là kiến thức quá nhiều thì chúng ta nên giảm đi nội dung phần lịch sử thế giới.
Phóng toCô Nguyễn Kim Tường Vy – Ảnh: N.C.T.- Cô Nguyễn Kim Tường Vy, trưởng bộ môn sử, trường THPT Nguyễn Hiền.
– Cô Nguyễn Kim Tường Vy, trưởng bộ môn sử, trường THPT Nguyễn Hiền.
– Thứ nhất, đúng như em nói, học sinh dễ tiếp cận Lịch sử qua những chuyện kể, nhũng tư liệu, tranh ảnh. Những tư liệu này không chỉ giúp học sinh hiểu thêm về lịch sử đấu tranh của dân tộc mà còn hiểu thêm về lịch sử kinh tế, văn hóa… Tuy nhiên, chỉ có thể đưa các tư liệu thật chọn lọc và tiêu biểu vào SGK. Phần còn lại, các em có thể tham khảo thêm ở các tư liệu tham khảo, không thể đưa vào hết vào SGK.
– Thứ hai, giữa Lịch sử VN và Lịch sử thế giới có mối liên hệ chặt chẽ, nều cần giảm tải thì chỉ có thể lược bớt kiến thức, không thể giảm đi nội dung phần lịch sử thế giới được. Tuy nhiên, câu hỏi của em cũng nêu lên một vấn đề cho các tác giả chương trình và SGK tham khảo trong quá trình chỉnh sửa sách.
* Xin hỏi thầy Hiếu: khi lên lớp dạy các công thức, thầy có dạy cho học sinh biết sau này các công thức, phương trình đó sẽ giúp ích gì trong cuộc sống của các em, nếu các em không theo các ngành toán, kỹ thuật? Thầy có thấy thật sự khối lượng kiến thức toán học ở cấp 3 là quá chuyên sâu và không áp dụng được? Tại sao ta không dạy học sinh thật sâu những kiến thức căn bản có thể áp dụng được, và rèn một tư duy logic sẽ có ích cho học sinh sau này hơn, em nào theo ban kỹ thuật, toán sẽ học các kiến thức chuyên sâu sau. Em nghĩ học như thế thì có ích hơn là bắt học sinh học thuộc các công thức, hàm số… ([email protected])
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu,THPT Lê Hồng Phong, TP HCM:
Dĩ nhiên khi dạy một công thức Toán, GV đều cố gắng để nêu được ý nghĩa của nó trong cuộc sống và áp dụng về sau. Tuy nhiên có những công thức có vẻ như chẳng áp dụng được gì nhưng ta nên hiểu học Toán là học cái suy nghĩ, cái tư duy, lập luận. Nên đừng nghĩ giải và biện luận phương trình chẳng giúp gì cho mình sau này, như vậy thì khắt khe quá. Cái mình học ở đó là cách lập luận, cách xử lí, cách tư duy. Khối lượng kiến thức Toán C3 quả là khá chuyên sâu, nhưng nếu học tốt thì cũng áp dụng được nhiều ấy chứ.
Bạn nên đọc thêm các bài đọc thêm trong SGK để thấy thêm ứng dụng của kiến thức mình đang học. Để có say mê và học Toán bạn nên tìm thấy những cái hay sau khi giải xong một bài toán, học cách suy luận lôgic từ việc giải bài toán đó, chứ không nên học thuộc cách giải, học cách giải quyết một vấn đề. Có như thế ta mới thấy học Toán có ý nghĩa và mỗi công thức Toán không đến nỗi khô khan và ta sẽ thấy tư duy toán học cũng cần cho Luật sư, cho các nhà văn, chứ không chỉ các SV ngành kỹ thuật. Em có đồng ý với thầy không?
* Xin các thầy cho ý kiến về việc có nên cần thiết phải cố định một chương trình đào tạo lâu dài, có nghĩa là duy trì lâu dài SGK? Hoặc nếu có điều chỉnh thì chỉ điều chỉnh nhỏ sau nhiều năm đối với một vài môn học? Có phải ngành GD lo bị mất độc quyền, sợ in lậu và những điều tế nhị khác, nên mới phải thay đổi chương trình SGK “xoành xoạch” như những năm vừa qua không?
Các Thầy có thấy cái lợi của sự ổn định Chương trình học sẽ giúp cho ĐỐI TƯỢNG dạy rất nhiều không? Các thầy có thấy Đối tượng phục vụ của ngành GD là HSSV không? Nếu đúng như vậy thì tại sao SGK biên soạn mới lại làm phiền hà cho HS và cả GV như thế? (Lê Thị Thanh Mai, [email protected])
Phóng toThầy Cao Huy Thảo – Ảnh: N.C.T.- Thầy Cao Huy Thảo: Xin cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn. Trước hết, là một nhà giáo trực tiếp giảng dạy và làm việc tại cơ sở, Tôi không đủ hiểu biết và thẩm quyền để nói về những vấn đề thuộc tầm chiến lược của Bộ GD & ĐT. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng trên thực tế có lẽ không nên nghĩ việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là “xoành xoạch”, đồng thời chúng ta cũng phải công bằng nhìn nhận: Trong giáo dục phải thay đổi để tiến bộ. Sự ổn định là cần thiết để dạy và học nhưng nếu hoàn toàn không thay đổi gì thì giáo dục sẽ không còn là động lực để thay đổi cuộc sống và tiến bộ.
Xin cảm ơn câu hỏi rất hay của bạn. Trước hết, là một nhà giáo trực tiếp giảng dạy và làm việc tại cơ sở, Tôi không đủ hiểu biết và thẩm quyền để nói về những vấn đề thuộc tầm chiến lược của Bộ GD & ĐT. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng trên thực tế có lẽ không nên nghĩ việc thay đổi chương trình sách giáo khoa là “xoành xoạch”, đồng thời chúng ta cũng phải công bằng nhìn nhận: Trong giáo dục phải thay đổi để tiến bộ. Sự ổn định là cần thiết để dạy và học nhưng nếu hoàn toàn không thay đổi gì thì giáo dục sẽ không còn là động lực để thay đổi cuộc sống và tiến bộ.
Theo ý kiến cá nhân của tôi, có lẽ chúng tôi đề nghị Bộ GD nên đi theo hướng có chuẩn chương trình, tạo điều kiện xã hội hóa việc soạn SGK (có nhiều bộ sách, do nhiều tổ chức, tập thể, cá nhân soạn, theo nhiều cách tiếp cận). Trên cơ sở đó người giáo viên sẽ cân nhắc để soạn bài giải theo cách tiếp cận của mình. Đó chính là điều kiện để người giáo viên được sáng tạo, dạy học phù hợp nội dung, phù hợp đối tượng.
Tôi cũng nói thêm: đồng thời với việc yêu cầu đổi mới SGK thì dư luận và báo chí (có cả báo Tuổi Trẻ) cũng luôn kêu ca mỗi khi đổi mới, đơn giản chỉ như ra một đề thi trong bài học tham khảo. Tôi mong rằng chúng ta nên ủng hộ những đổi mới tích cực.
– Cô Nguyễn Kim Tường Vy: Tôi đồng ý với thầy Thảo, tuy nhiên việc xã hội hóa SGK cần rất nhiều điều kiện, vấn đề. Đó là việc rất khó nhưng là việc phải làm trong tương lai. Tôi cho rằng cần điều chỉnh SGK qua mỗi năm qua sự cập nhật của mỗi giáo viên. 10 đến 15 năm thay đổi là phù hợp.
– Thầy Khổng Thành Ngọc:
+ Thay SGK có lẽ không phải vì mục đích kinh tế (Có phải ngành GD lo bị mất độc quyền, sợ in lậu và những điều tế nhị khác , nên mới phải thay đổi chương trình SGK “xoành xoạch” như những năm vừa qua không?) nhưng mà là do phải thay đổi để đáp ứng với nhu cầu thời đại.
+ Nói về sự ổn định của chương trình là cần thiết nhưng chưa đủ, Chương trình & SGK còn phải cập nhật những tri thức mới hướng vào thực tiễn của đời sống hiện đại.
+ Nói về việc đổi SGK sẽ gây phiền hà:
– Sự phiền hà đôi khi cũng là cần thiết vì nó kích thích sự đổi mới, không dậm chân tại chỗ, bằng lòng với sự ổn định.
– Nhưng cần “gây phiền hà” đúng nghĩa: phiền hà sẽ gây phiền toái khi không mang lại cái mới. Trái lại với việc đổi mới SGK cũng góp phần kích thích sự đổi mới tư duy dạy học: dạy học tích hợp, dạy học tính nhân văn, tính thẩm mỹ.
Do đó mong rằng xã hội chấp nhận với việc đổi mới chương trình và SGK nhờ đó góp phần tích cực vào sự đổi mới việc dạy và học.
Hy vọng thấu được đến Bộ
* Là phụ huynh, tôi thấy sốc khi nghe Bộ trưởng giáo dục nói 80% những người soạn SGK không hề giảng dạy phổ thông, những người được phân dạy thử nghiệm thì là học trò của học nên không dám nói. Có phải đây là nguyên nhân của tình trạng quá tải lại không hiệu quả khi nhồi nhét kiến thức cho học sinh không? Là các thầy cô giáo có tiếng ở một thành phố lớn, đã bao giờ các thầy cô được Bộ tham khảo ý kiến về SGK chưa? Và các thầy cô nghĩ sao về điều này? Mong được biết sự thật. (nguyenhnm@)
– Cô Lâm Minh Trang ( Phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Gò Vấp ) :
Bạn nguyenhnm@… thân mến! Việc biên soạn SGK không có qui định nào cho đối tượng biên soạn. Vấn đề mà chúng ta cần thống nhất với nhau ở đây đó là: quan trọng không phải ở người biên soạn – nếu có thì cũng phần nào thôi – mà là nội dung biên soạn phải như thế nào để giúp cho học sinh tiếp thu dễ, áp dụng tốt, nghĩa là có hiệu quả.
Trong quá trình tham gia tập huấn về chương trình thay SGK ở cấp THCS, chúng tôi bao giờ cũng được Bộ tham khảo ý kiến về SGK. Thế nhưng, để những ý kiến mà chúng tôi đóng góp “thấu” được đến Bộ thì e là chưa. Nên nhiều lỗi, nhiều nội dung của SGK đã được chúng tôi góp ý từ khi nó còn ở dạng “Dự thảo” đến khi “chính thức” và sau khi “hiệu đính” thì “Nguyễn Y Vân”. Và chúng tôi hy vọng câu trả lời cho bạn lần này sẽ “thấu” được đến Bộ.
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu: SGK mới Bộ đã tổ chức dạy thí điểm ở nhiều trường. Hàng năm đều có góp ý của các trường có dạy thí điểm. Tuy nhiên tiếp thu và sửa đổi ở mức nào thì tùy thuộc vào HĐ biên soạn. Là GV khi giảng dạy SGK mới đều cảm thấy thiếu thời gian. Hy vọng khi Bộ trưởng đã thấy được tình trạng trên, Bộ trưởng sẽ sửa sai như thế nào để GV và học sinh giảm bớt được áp lực.
– Thầy Cao Huy Thảo: Khác với bạn, tôi lại thấy rằng cần phải mừng và tin tưởng khi vị Bộ trưởng Bộ GD & ĐT dũng cảm thừa nhận sự thật. Chắc chắn sẽ có một chiến lược phù hợp và đúng đắn để cải tổ giáo dục khi Bộ trưởng dám nói về một điều không vui trước Quốc hội.
Nếu chúng ta đặt câu hỏi đâu là nguyên nhân của tình trạng quá tải thì có lẻ có rất nhiều lí do chứ không phải chỉ là một bộ SGK. Có nguyên nhân từ chương trình, từ SGK, từ thầy cô giáo, từ học sinh, từ điều kiện dạy học, trang thiết bị dạy học, sỉ số….Tôi nghĩ rằng nền giáo dục của chúng ta sẽ có kết quả tốt khi Bộ GD có được chiến lược để cải cách.
* Băng đĩa cho môn tiếng Anh PTTH chỉ nghe thấy người đọc từ đầu tới cuối từng đề mục. Để tìm, phát lại không thuận tiện. Sao không thể có cách thiết kế hay như một số đĩa CD thị trường? (Huỳnh Kỳ Hạnh, 48 tuổi, [email protected])
– Thầy Cao Huy Thảo: Tôi thừa nhận sử dụng băng đĩa để giảng dạy môn tiếng Anh có thực tế như bạn nói. Chúng tôi, những người giảng dạy tiếng Anh cũng gặp khó khăn này. Và chúng tôi đã cố gắng giải quyết bằng cách tách từng đề mục theo từng Track để dễ sử dụng hơn. Tuy nhiên để trả lời ý 2 của bạn thì có lẻ phải hỏi công ty sách thiết bị trường học.
* Tôi tự hỏi SGK Toán cấp 3 đã cải cách nhưng nhìn lại nó rất nặng và rời rạc. Cũng như Toán 11 ở HK1 cả Đại lẫn hình rất khó, mang tính chất lí thuyết nhiều. Thiết nghĩ nên đưa sắp xếp chuơng trình cân đối một chút giữa Hình và Đại để học sinh dễ thở hơn! (Đào Thị Hoa, 25 tuổi)
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu, THPT Lê Hồng Phong, TP HCM
Nếu so sánh SGK Toán cấp 3 cũ và SGK mới thì nội dung SGK mới thêm vào một số kiến thức: Phép biến hình (trong không gian), Số phức, Thống kê và xác suất và bớt đi một số kiến thức về hệ phương trrình lượng giác, bất đẳng thức lượng giác.. Như vậy là SGK mới hơi nặng hơn một ít. Tuy nhiên do thời gian với 3 – 4 tiết tuần thì như vậy là nặng.
Về Toán 11 ở HK1 khó khăn lớn nhất với học sinh là ở chương Phép biến hình. Phần này theo tôi chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ hiểu khái niệm và vận dụng ở các biểu thức tọa độ của các phép biến hình cơ bản. Không cần thiết phải đưa việc ứng phép biến hình vào giải toán (phần này chỉ nên dùng cho hs chuyên toán thôi). Phần Đại số thì những kiến thức ở HK1 rất quan trọng.
Với quy định về chương trình của bộ cho lớp 11 như vậy thì việc điều chỉnh giữa Hình và Đại là rất khó. Vì phần kiến thức ở HK2 là rất quan trọng không thể bớt giờ được. Để dễ thở hơn thì GV nên chọn lọc các bài tập trong SGK để cho HS làm, không nên cho thêm nhiều bài tập ngoài (đặc biệt là ở Hình học)
Phóng toThầy Khổng Thành Ngọc – Ảnh: N.C.T.* Tôi có một câu hỏi với thầy Khổng Thành Ngọc như sau: như báo chí đã nói hầu hết những người biên soạn sách GK không còn dạy phổ thông nên không theo sát được tư duy của học sinh và nhiều học sinh cho rằng SGK có những tác phẩm không phù hợp với thời đại như hiện nay mặc dù những tác phẩm đó vẫn còn giá trị thời đại.
* Tôi có một câu hỏi với thầy Khổng Thành Ngọc như sau: như báo chí đã nói hầu hết những người biên soạn sách GK không còn dạy phổ thông nên không theo sát được tư duy của học sinh và nhiều học sinh cho rằng SGK có những tác phẩm không phù hợp với thời đại như hiện nay mặc dù những tác phẩm đó vẫn còn giá trị thời đại.
Phải chăng là do người giảng hay SGK quá ôm đồm chưa chắt lọc được tác phẩm hay hoặc câu hỏi thiết thực? Cảm ơn thầy kính chúc thầy sức khoẻ (Nguyễn Ngọc Tuấn – sinh viên Cao đẳng Kinh Tế – Công Nghệ TP.HCM, 20 tuổi, [email protected])
Thầy Khổng Thành Ngọc: Tuy không trực tiếp đứng lớp, nhưng những người viết SGK có kiến thức sâu rộng về văn học, tiếng Việt.
– Điểm hạn chế là các vị chưa thực sự bám sát với thực tiễn sư phạm, với thực tế giảng dạy và học tập của thầy và trò.
Do đó, việc biên soạn SGK cần huy động cả hai nguồn: khoa học và sư phạm.
* Thưa các thầy cô, tại sao chúng ta cứ học cái cũ (SGK), dù cái cũ là nền tảng cái mới. Tại sao ta không học những cái mới để áp dụng cho thực tiễn trong tương lai, cái cũ thì đã lạc hậu. Xin cám ơn (Lý Triệu Minh, 19 tuổi, thanhlong16…@yahoo.com)
– Thầy Khổng Thành Ngọc: Có lẽ em được học chương trình cũ. Chương trình mới sẽ đem đến cho học sinh nhiều nội dung mới: giới thiệu văn học đương đại (1987-2000). Học sinh sẽ lần đầu tiên được giới thiệu nhiều khuôn mặt mới: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Minh Châu (của thời kỳ đổi mới), …
* Các thầy cô có biết nội dung SGK hiện tại là quá tải hay không mà còn rất khô khan, nhất là những môn Văn, Sử, Địa..
(Thanh Lan, 16 tuổi, congchua_bongbong3@)
– Cô Nguyễn Kim Tường Vy: Theo tôi, SGK hiện nay so với SGK cũ đã có rất nhiều sự thay đổi. Trong bộ môn Lịch sử, hệ thống kênh hình (tư liệu, tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ…) được cung cấp nhiều hơn, sách được in đẹp hơn. Bên cạnh đó, hệ thống câu hỏi cũng có sự hợp lí (đặc biệt là hệ thống câu hỏi tư duy từ đơn giản đến phức tạp). Vì thế, nếu sử dụng đúng phương pháp, sách mới sẽ giúp ích rất nhiều cho việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Và do đó, sự khô khan trong học tập – như em nói – sẽ không còn nữa.
– Tuy đa số các bài viết trong SGK là hợp lí, nhưng có một thực tế là một số bài học còn viết rất dài so với thời lượng chương trình (ví dụ bài 4, Lịch sử lớp 11). Dù Bộ GD và ĐT có giao quyền chủ động cho các Sở, Trường về phân phối chương trình, có thể gia giảm thời lượng bài học trong số tiết qui định, nhưng mỗi bài học là một tổng thể, nếu tùy tiện cắt gọt, hoán đổi thì việc tiếp thu kiến thức sẽ không liền mạch. Đây cũng là một khó khăn cho giáo viên và học sinh mà các nhà làm SGK và Bộ GD & ĐT nên quan tâm giải quyết.
– Thầy Khổng Thành Ngọc: Quả thật nhiều nội dung trong SGK quá khô khan. Chúng ta, thầy và trò, cần cố gắng vượt qua “sự khô khan” này bằng trái tim yêu mến khoa học.
Phóng toThầy Nguyễn Duy Hiếu – Ảnh: N.C.T.* Chuyển sách giáo khoa mới nhưng thực chất có mới không? đôi khi nội dung lại có vấn đề. Chẳng hạn sách Toán 11: Chữ cotgx viết cotx, vậy cách đọc chữ cosx sẽ chùng với cách đọc chữ cotx, hơn nữa từ trước tới giờ chúng ta vẫn thường sử dụng cách viết chữ cotgx có nhất thiết phải đổi ký hiệu không? Tôi thiết nghĩ ký hiệu toán không nên thay đổi, chúng ta cần đổi mới cách viết, dễ hiểu gắn liền với thực tiễn. (TUẤN ANH, 31 tuổi, HCM)
* Chuyển sách giáo khoa mới nhưng thực chất có mới không? đôi khi nội dung lại có vấn đề. Chẳng hạn sách Toán 11: Chữ cotgx viết cotx, vậy cách đọc chữ cosx sẽ chùng với cách đọc chữ cotx, hơn nữa từ trước tới giờ chúng ta vẫn thường sử dụng cách viết chữ cotgx có nhất thiết phải đổi ký hiệu không? Tôi thiết nghĩ ký hiệu toán không nên thay đổi, chúng ta cần đổi mới cách viết, dễ hiểu gắn liền với thực tiễn. (TUẤN ANH, 31 tuổi, HCM)
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu,THPT Lê Hồng Phong,TP HCM
SGK mới có nhiều cái mới đấy chứ, chẳng hạn như kiến thức về Số phức, Thống kê, Xác suất, Phép biến hình trong không gian. Mỗi cuốn SGK theo tôi sau một thời gian cần phải có sự điều chỉnh. Theo tôi lẽ ra Bộ nên phân tích Bộ sách cũ xem phần nào không phù hợp thì sửa đổi, chứ không nên xóa sạch mà làm lại.
Về kí hiệu không thống nhất Bộ nên sửa lại các kí hiệu trong SGK cấp 2. Tôi thống nhất với bạn là cần phải có kí hiệu Toán thống nhất trong tất cả các bộ sách từ lớp dưới đến THPT, giữa SGK cơ bản và nâng cao và với thế giới.
* Tại sao SGK đại số 10 cơ bản không đưa ra định nghĩa mệnh đề? Tôi thấy định nghĩa này không quá khó hiểu để một học sinh trung bình có thể tiếp thu (Hồ Văn Bình, 27 tuổi, [email protected])
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu, THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM
Nếu sách cơ bản chỉ cần mô tả vậy học sinh cũng đủ hiểu và áp dụng rồi thì cũng chẳng cần đưa định nghĩa vào làm chi. Đưa thêm định nghĩa mệnh đề vào cũng không quá khó hiểu nhưng các em lại phải học thuộc lòng, nặng nề thêm.
* Em đang học lớp 11, sách giáo khoa mới, em thật sự cảm thấy nội dung rất nhiều và trong một tiết, rõ ràng giáo viên dạy lớp đã rất cố gắng nhưng vẫn chưa thể chuyển tải nội dung của bài học bao gồm phần lí thuyết và thực hành.
Tại sao phân phối chương trình không cho chúng em nhiều tiết hơn để học bài và hiểu sâu hơn về bài học thay vì học cho hết bài mà chẳng nắm được bao nhiêu? Thêm vào đó em có cảm giác hình như chúng em đang dần dần biến thành những thần đồng kiểu mẫu khi phải học quá nhiều thứ mà thực hành áp dụng lại không nhiều… (táo, 16 tuổi, lovely…@yahoo.com)
Thầy Khổng Thành Ngọc:
Chúng ta đang cố gắng làm được hai điều:
1. Nắm được kiến thức chuẩn trong từng đơn vị bài học.
2. Đem nội dung bài học dù dài và khô khan, soi vào thực tế đời sống của bản thân, chúng ta rút ra những nhận xét. Dù thuận chiều hay nghịch chiều với SGK, những nhận xét của chúng ta đều rất bổ ích cho kiến thức và quá trình trưởng thành về nhận thức, thái độ sống… của mình
* Co nen chang triet de ap dung phuong phap moi dang hien hanh vao viec day Tieng Anh THPT hay khong? Trong khi lop hoc cua ta tren 50 em. Thay giao chi cung cap 8 tu vung trong tiet hoc. Cac ky nang doi hoi cao, nhung thuc te hoc sinh ta con yeu ve phuong phap hoc tap. (Do Thanh Huong, 36 tuổi, [email protected])
– Thầy Cao Huy Thảo: Tôi nghĩ rằng có lẽ phải đặt vấn đề ở một góc độ khác. Việc áp dụng phương pháp giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh THPT như hiện nay theo yêu cầu của SGK là điều cần thiết khi chúng ta muốn học sinh có kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên vấn đề khó khăn mà người thầy giáo phải đối diện là: sỉ số học sinh đông, thời gian hạn chế, học sinh yếu về khả năng tự học, có quá nhiều mối quan tâm (học nhiều môn) dẫn đến việc kết quả dạy học không như mong muốn.
Xã hội đã kêu ca nhiều về chất lượng dạy hoc tiếng Anh trong nhà trường PT. Tuy nhiên lỗi không phải là bộ SGK cũng như phương pháp dạy học, mà là điều kiện đáp ứng yêu cầu dạy học không đủ. Bên cạnh đó, tâm lý thầy dạy học để trò đi thi đạt kết quả, trò học để đối phó chuyện thi cử chi phối rất lớn đến quá trình dạy học. Vì vậy, riêng với vấn đề dạy học tiếng Anh có lẽ cần phải quan tâm đến thay đổi điều kiện dạy học. Chẳng hạn như giảm sỉ số, giảm tải nội dung chương trình….
* Phải chăng nguyên nhân khiến học sinh ngán ngại học sử là do SGK viết quá dài, quá nhiều sự kiện buộc học sinh phải ghi nhớ ?
(Nguyễn Anh Bằng, 17 tuổi, anhbang@)
– Cô Nguyễn Kim Tường Vy: Thực tế không chỉ học sinh mà nhiều thầy cô các môn khác khi nghe đến môn Sử cứ nghĩ ngay đây là môn học bài, phải ghi nhớ nhiều sự kiện, ngày tháng năm rất mệt mỏi, vì thế chưa học đã có tâm lí ngán ngại, dù đây là một môn học rất hay.
– Thật ra, sự kiện là điều không thể thiếu trong môn lịch sử , không phải chỉ ở VN: “Sự kiện là không khí của các nhà sử học”. Vấn đề là cách Thầy Cô hướng dẫn cho các em cách tiếp cận sự kiện như thế nào cho hợp lí, dễ hểu dễ nhớ. Mỗi bài học, các em cố gắng tóm lược những sự kiện chính cần ghi nhớ (tối đa 10 sự kiện – theo lời khuyên của các tác giả SGK), xâu chuỗi sự liên hệ giữa các sự kiện, đồng thời đặt các sự kiện đó trong không gian và thời gian cụ thể để tránh sự nhầm lẫn. Bên cạnh đó, môn Sử là một môn KHXH & NV nên đòi hỏi tính tư duy rất cao ở học sinh. Nếu chỉ đơn thuầnh học thuộc lòng mà không hiểu, các em sẽ cảm thấy việc tiếp thu bộ môn này là “quá tải” và đáng chán.
– Cuối cùng, đúng là SGK còn viết dài, có bài quá dài, nhưng nếu tiếp thu bài theo hướng “học – hiểu” chứ không phải “học – nhớ”, thì việc tiếp thu bộ môn Sử sẽ trở nên nhẹ nhàng, thú vị hơn. Hi vọng em sẽ có thêm nhiều hứng thú khi học tập bộ môn này.
* Chào thầy Thảo. Hiện nay chúng ta đang nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học Ngoại ngữ trong nhà trường phổ thông. Vì vậy, phải chăng thật vô lý khi thời lượng cho môn tiếng Anh 9 bị giảm xuống còn 2 tiết/tuần, trong khi lượng kiến thức trong sách lại nhiều hơn ngày xưa rất nhiều?
Trong SGK Anh 9 có phần Writing nhằm rèn luyện kỹ năng viết luận cho các em học sinh (thường là những bức thư đơn giản, hay một đoạn văn ngắn), nhưng điều này xem ra không khả thi vì giáo viên hầu như không có thời gian để sửa bài viết cho học sinh. Thầy nghĩ gì về điều này? Nếu giáo viên muốn giúp học sinh phát triển kỹ năng viết luận, họ cần làm sao với 2 tiết ít ỏi mỗi tuần? (Võ Văn Hùng, 20 tuổi, [email protected])
– Thầy Cao Huy Thảo: Hết sức đồng ý với bạn. Để có thể đạt được kết quả tốt trong việc dạy học Ngoại ngữ, cần có thời gian để rèn luyện kỹ năng. Thế nhưng thực tế thầy cô giáo chúng ta không có thời gian đủ để làm một cách hiệu quả nhưng gì người thầy muốn cho học sinh của mình. lớp 9 có 2 tiết để dạy 10 bài học, lớp 10, 11 có nhiều hơn: 3 tiết một tuần nhưng lại có đến 16 bài. Có nghĩa là nỗi khổ này được chia đều cho tất cả các giáo viên Tiếng Anh.
Trên thực tế do tương quan giữa các môn học trong nhà trường PT, tôi nghĩ rằng không có khả năng Bộ GD sẽ cho phép nâng số tiết dạy học với bộ môn Ngoại ngữ và như vậy chỉ có một khả năng để kiến nghị đó là giảm số bài học để có thời gian nhiều hơn cho việc rèn luyện và thực hành.
Về việc rèn luyện kỹ năng Writing, tôi đồng ý với bạn về việc rất thiếu thời gian. Như vậy với trách nhiệm của một người thầy giáo, tôi chỉ còn cách thực hiện yêu cầu theo một số ý như sau: Giảng một số yêu cầu gợi ý cho học sinh, vấn đề chủ yếu là học sinh phải thực hành viết ở nhà. Vấn đề mà bạn băn khoan là thời gian đâu để giáo viên sửa bài cho học sinh, khi tôi giải quyết theo hướng sau: Sửa một số bài với những lổi tiêu biểu để học sinh rút kinh nghiệm cho toàn cả lớp.
Còn một vấn đề chúng ta cần quan tâm: học sinh cần tập viết nhiều để trở thành một thói quen, trong quá trình viết nếu có sai thì cũng không phải là chuyện quá lớn. Trong quá trình dạy học, đối với sản phẩm học tập của học sinh mình, dù có lỗi nhiều, tôi cũng hào phóng lời khen và tiết kiệm lời chê bai. Có một số học sinh làm theo lời khuyên của tôi là viết nhật ký bằng tiếng Anh (không đưa cho ai xem, không có ai sửa lỗi) đã tạo được thói quen viết tốt. Còn việc viết theo đúng chuẩn mực sẽ được nâng dần qua thời gian học tập.
* Nếu có đề xuất trong chương trình THPT , học sinh chỉ cần học 8 môn cơ bản ( Văn, Sử, Địa , Ngoại ngữ, Toán, Lý, Hóa, Sinh), những môn còn lại chuyển sang môn học tự chọn ( học sinh có quyền chọn từ 2 đến 3 môn học tự chọn trên tổng số môn tự chọn được quy định ). Quý vị suy nghĩ gì về đề xuất này ? (Nguyễn Thành Phi, 44 tuổi, chuyenmon…@gmail.com)
Thầy Khổng Thành Ngọc: Một đề xuất rất mới mẻ nhưng chúng ta cũng không thể quên mục tiêu đào tạo ở bậc học phổ thông là trang bị kiến thức cơ bản, cung cấp những hành trang cần thiết cho cuộc sống (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất văn hóa…).
* Các thế hệ trước đây chúng tôi được dạy kiến thức theo phương pháp “cuốn chiếu”, dễ trước, khó sau. Bây giờ SGK mới soạn theo kiểu cát lát, kiến thức trong một năm học quá ôm đồm, lại lặp đi lặp lại giữa các năm. Các thầy cô thấy như thế là khoa học hơn hay phản khoa học? Xin hãy giải thích cho tôi biết ý nghĩa của việc thay đổi này? ([email protected])
– Cô Lâm Minh Trang ( Phó hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Văn Trỗi Gò Vấp ) :
Bạn [email protected] thân mến ! thật ra chương trình SGK hiện nay được soạn thảo theo quan điểm “liên thông” giữa các năm , nó có tính hệ thống và khoa học hơn , đặc biệt ở các bộ môn xã hội như Địa lý hoặc GDCD.
Theo như bạn nói kiến thức lặp đi lặp lại giữa các năm là chưa được chính xác lắm mà là SGK đưa ra một vấn đề để giải quyết ở nhiều năm theo từng cấp độ khác nhau, tăng dần và mở rộng hơn. Tôi có thể ví dụ: Như trước đây ở bộ môn GDCD, lớp 6,7 chỉ học đơn thuần đạo đức, lớp 8-9 chỉ học đơn thuần học pháp luật. Thì bây giờ cả đạo đức và pháp luật đều được học từ lớp 6. Các em biết liên hệ từ vấn đề đạo đức sang pháp luật và ngược lại.
Nhưng có một điều mà chúng tôi đồng ý với bạn đó là ở một số chương, bài, một số nội dung SGK quá “tham”, dễ gây áp lực quá tải không chỉ cho người học mà cả người dạy nữa.
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu, THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM
Theo tôi việc trình bày một nội dung theo “cuốn chiếu” hay “cắt lát” tùy thuộc vào mỗi nội dung cụ thể. Người chỉ đạo biên soạn cần xác định để trình bày cho phù hợp và có hiệu quả nhất. SGK mới cũng có những bài trình bày kiểu cuốn chiếu, cũng có những bài kiểu cắt lát nhưng sự nặng nề không phải do lí do đó mà là nằm ở chỗ phân bố lượng kiến thức cho mỗi năm cần xem lại cho hợp lí, khoa học hơn.
Ý nghĩa của việc thay đổi cần nói về cụ thể nội dung nào mới trả lời được. Cảm ơn bạn.
* Năm nào cũng in sách mơí, làm sao chịu nổi. Đặc biệt là các lớp đang bị cải cách? Cả thầy lẫn trò đều bơi trong sự cải cách, đổi mới một cách hết sức bất hợp lý. Nước ta đang ngheò, không thể tuỳ tiện trong việc in và sử dụng sách như thế này. Phải nói rằng ( như giáo sư Trần Văn Thọ – Giáo sư Đại học TOKYO – Nhật ): tiết kiệm tiền in sách có thề gíúp cho hàng triệu học sinh tiền hoc phí!!! Chúng ta nhìn nhận rõ ràng việc in sách GK hiện nay rất tuỳ tiện và không có tác dụng giáo dục, phải xem xét như thế nào để cải cách sách giáo khoa trước mới cải cách giáo dục sau! (Quang lam, 44 tuổi, [email protected])
– Thầy Cao Huy Thảo: Tôi đồng tình với ý kiến của bạn, và một cách ngắn gọn, đề xuất với Bộ GD & ĐT: Tại sao chưa nghĩ đến việc soạn SGK điện tử, từ đó giáo viên và học sinh có thể Download để sử dụng, tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc, công sức, dể thay đổi theo định kỳ và tùy thuộc vào tiến bộ của khoa học, kỹ thuật. Người thầy giáo cũng dễ dàng soạn giảng và làm phong phú bài giảng, đặt biệt trong điều kiện hiện nay chúng ta đang thúc đẩy vận dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.
* SGK hiện nay nhiều GV cho rằng rất hay vì tạo điều kiện cho GV dạy thêm: nội dung dài, lại nhiều kiến thức “bác học”, trình bày thì rối rắm, phần luyện tập vô cùng phong phú… Thực tế GV trực tiếp đứng lớp dạy tháo mồ hôi cũng không kịp nên buộc phải tổ chức dạy thêm vừa có thêm thu nhập vừa đảm bảo thành tích cho nhà trường? Chương trình SGK, HS không đi học thêm mà học giỏi mới là chuyện lạ…? (hồ minh hà, 45 tuổi, [email protected])
– Cô Lâm Minh Trang: Bạn Hồ Minh Hà thân mến ! Là một giáo viên, không phải là “phát ngôn viên” của Bộ – như lời Thầy Khổng Thành Ngọc trong bàn tròn trực tuyến vừa nói vui – chúng tôi công bằng đánh giá, SGK mới vẫn có nhiều điểm tiến bộ và hay hơn bộ SGK cũ . Nhưng nói rằng Gv khen hay vì nó “tạo điều kiện” cho các thầy cô dạy thêm thì e có điều gì đó không công bằng. Bởi vì chương trình SGk có đến 11-12 bộ môn, trong khi các môn mà HS đi học thêm là những môn nào ? Các em đi học đâu phải vì để “hoàn thành chương trình SGK” mà là để hướng đến các kỳ thi, hướng đến các trường Đại học, cho dù ở một số em, khả năng học tập có nhiều hạn chế.
Trong các chương trình Vì ngày mai phát triển, Tiếp sức đến trường … của báo Tuổi Trẻ , có lẽ chúng ta cùng nhận ra một điều ở các em học sinh nhận học bổng đó là các em học rất giỏi và không hề… đi học thêm. Thời gian rỗi của các em đa phần là để đi làm hoặc phụ giúp công việc gia đình. Và đó là điều học sinh đô thị của chúng ta phải suy nghĩ. Bạn có đồng ý với tôi như thế không ?
* Quí thầy cô nghĩ gì về việc những người không đứng lớp lại viết sách cho những người đứng lớp? Và tại sao sách giữa ban cơ bản và ban tự nhiên còn khoảng cách quá lớn như thế, có những bài theo như em thấy sách tự nhiên hay hơn, có những bài em thấy sách cơ bản lại dễ hiểu hơn ? (Bình, 40 tuổi, [email protected])
– Thầy Nguyễn Duy Hiếu, THPT Lê Hồng Phong, Tp HCM
Theo tôi viết sách cần phải là người có kiến thức rộng, có kinh nghiệm và quan trọng nhất phải là người làm việc có trách nhiệm. Ban biên soạn nên có tỉ lệ hợp lí giữa thầy cô đang đứng lớp và các GS có kinh nghiệm. Cần phải tham khảo ý kiến của đông đảo giáo viên giảng dạy thí điểm một cách nghiêm túc để điều chỉnh trước khi đưa ra áp dụng đại trà. Đáng tiếc là khi biên soạn SGK mới chỉ có 20% giáo viên dứng lớp, lại là HS của các Thầy nên ắt hẳn khó có ý kiến một cách thẳng thắn.
Sách nâng cao cần cho những HS sau này học về các ngành KHTN nên cần phải cao hơn. Mức độ chênh lệch vậy theo tôi là vừa phải. Tuy nhiên cũng như bạn lẽ ra những bài chung cho hai cuốn sách Bộ nên chọn một cách trình bày hay, như vậy HS dễ học và tự học không gặp khó khăn. Cảm ơn bạn.
* Tôi hiện đang là phụ huynh của một cháu học lớp 11. Hằng đêm thấy cháu ngồi học, tôi không khỏi xót xa. Nhìn vào SGK thì nhận ra… Môn Sử 11 khá nặng, bài học khá dài và khó có thể giảng dạy cũng như tiếp thu trong vòng 1 tiết học. Trong 1 năm học có khi không thể học trọn vẹn.Phần Lịch Sử nước ngoài không nhất thiết phải học sâu như vậy. Môn Công Dân 11 lại đi quá sâu vào những mục có vẻ không cần thiết…
Trong khi tôi nghĩ ở thực tại nước nhà, phần Giáo dục giới tính – đạo đức con người cần được dạy kĩ càng hơn trong bộ môn này để tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra. Xin cảm ơn vì quí thầy cô đã tạo cơ hội cho tôi cũng như nhiều bậc phụ huynh khác có thể nói lên suy nghĩ của mình.
Cô Nguyễn Kim Tường Vy
– Trước tiên, với tư cách là một giáo viên, tôi xin bày tỏ sự thông cảm với các bậc phụ huynh về sự quá tải trong hyọc tập của con em mình. Tuy nhiên, có lẽ do cháu chưa có cách học đúng nên việc tiếp thu kiến thức còn quá vất vả chăng? Tôi xin gợi ý một cách học sau:
– Đối với bộ môn Lịch sử, trước khi học bất kì bài nào, các em nên đọc thật kĩ SGK, tìm những khái niệm, kiến thức khó, gạch chân ghi nhớ. Khi lên lớp, các em phải thật chú tâm nghe Thầy Cô giảng bài, những gì khó hiểu phải hỏi ngay. Như thế, các em có thể nhớ bài tại lớp và khi ôn bài cũ cũng không mất quá nhiều thời gian.
– SGK Lịch sử nói chưng và Lịch sử 11 nói riêng đã có nhiều thay đổi về nội dung, đưa thêm nhiều phần lịch sử kinh tế, văn hóa, giảm bớt các sự kiện (ví dụ diễn biến các cuộc chiến tranh, cách mạng…). Vì thế, các em không quá nặng nề về tiếp thu bài nếu có cách học đúng.
– Trong toàn chương trình Lịch sử 11, chỉ có bài 4 là quá dài (khi thí điểm phân ban dạy 2 tiết nhưng chương trình đại trà lại chỉ còn 1 tiết trong khi nội dung không thay đổi, nên giáo v