Node JS Tutorial: Tìm hiểu Node JS là gì & các câu hỏi phỏng vấn

node-js-interview-questions

Nếu bạn quan tâm đến phát triển web và các chủ đề xung quanh nó, bạn có thể nhận thấy rằng Node JS xuất hiện trong các cuộc hội thoại liên quan đến JavaScript và phát triển back-end. Đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên – theo thời gian, ngày càng có nhiều người sử dụng Node JS để phát triển web – công cụ này nhận được rất nhiều sự chú ý gần đây. Đồng thời, nhiều cơ hội nghề nghiệp và lương cao bắt đầu nổi lên khắp nơi. Nếu bạn là một nhà phát triển web đầy đam mê và muốn sử dụng Node JS không chỉ cho các dự án của mình mà còn trong một công ty như một công cụ xây dựng sự nghiệp – thật tuyệt! Vậy Node JS là gì? Hướng dẫn Node JS Tutorial về các câu hỏi phỏng vấn là những gì bạn cần!

Trong hướng dẫn Node JS Tutorial này, bạn sẽ tìm thấy một số câu hỏi phổ biến nhất mà nhà tuyển dụng hay dùng để phỏng vấn ứng viên tiềm năng. Cho dù đó là những câu hỏi cơ bản xoay quanh chính JavaScript hoặc Node, hoặc các truy vấn nâng cao về phát triển back-end – học Node JS theo hướng dẫn này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn!

Khái niệm cơ bản về Node JS

Để thống nhất, chúng tôi sẽ bắt đầu hướng dẫn Node JS Tutorial bằng cách trả lời câu hỏi cơ bản trước khi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng muốn hỏi những câu hỏi này khi bắt đầu cuộc phỏng vấn ngay sau khi bạn giới thiệu một chút về bản thân.

Trước hết, đây là một chiến thuật thực sự tốt để nhà tuyển dụng làm quen với bạn. Cách bạn trả lời các câu hỏi, chỗ bạn tạm dừng để suy nghĩ và các chi tiết nhỏ khác có thể nói rất nhiều về bạn – đặc biệt là về công sức bạn bỏ ra vào nghiên cứu chủ đề.

Câu hỏi phỏng vấn trong hướng dẫn Node JS Tutorial này rất quan trọng là để người phỏng vấn có thể kiểm tra trình độ kiến thức Node JS cơ bản của bạn, từ đó quyết định loai câu hỏi phỏng vấn nâng cao nào (và mức độ khó ra sao) khi hỏi bạn về sau.

Nhìn chung, bạn không nên bỏ qua những câu hỏi về Node JS cơ bản vì chúng khá dễ cũng như là bước đệm quan trọng cho bạn khi thể hiện bản thân. Thực tế là, các câu hỏi ở cấp độ mới bắt đầu có thể quan trọng hơn các câu hỏi nâng cao – vì xét cho cùng, chúng quyết định dòng chảy của phần còn lại trong buổi phỏng vấn.

Câu hỏi 1: Node JS là gì?

Node JS là gì có lẽ là câu hỏi chính trong vô vàn các câu hỏi phỏng vấn Node JS cơ bản mà ai học Node JS cũng đều phải biết.

Ngay cả các chuyên gia Node JS đôi khi vẫn phải ngẫm nghĩ khi trả lời câu hỏi ‘Node JS là gì?”này một cách trôi chảy vì họ thường chủ yếu quan tâm đến các tính năng cấp cao mà Node JS đem lại mà ít khi để ý đến các định nghĩa rất cơ bản. Thông thường, rất khó để định nghĩa công cụ này trong một câu đơn giản, ngắn gọn.

Có nhiều định nghĩa, cách giải thích hay, chân thực, và đi thẳng vấn đề ở trên mạng, Một số chúng khá đơn giản và ngắn gọn, một số khác đi sâu hơn với các thông tin liên quan – bạn có thể chọn cách trả lời nào phù hợp đều được.

Bạn không cần tìm kiếm nhiều trên web, trong hướng dẫn Node JS Tutorial này, tôi có thể cung cấp một câu trả lời rõ ràng, chính xác để bạn tham khảo:

Node JSmột công cụ dựa trên JavaScript được thiết kế để thực hiện các quy trình triển khai và phát triển back-end. Bạn có thể nói rằng đây là phiên bản TL; DR mới nhất hiện có.

Câu hỏi 2: Tại sao mọi người nên sử dụng Node JS?

Một câu hỏi phỏng vấn chủ quan hơn trong hướng dẫn Node JS Tutorial này và bạn chỉ cần nêu ý kiến bản thân về công cụ và điểm mạnh của nó. Bạn chỉ cần chọn những ưu điểm bạn thấy nổi trội nhất để trả lời.

Một vài ví dụ các câu trả lời có thể đưa ra là: nhanh, không đồng bộ, cung cấp một ngôn ngữ lập trình chung, duy nhất và loại dữ liệu, v.v.

Node JS đơn giản là một trong những công cụ tốt nhất trên thị trường hiện tại khi nói đến phát triển phía máy chủ dựa trên JavaScript.

So sánh Nền tảng học online Bên cạnh các nền tảng khác

Bạn có biết?

Bạn đã bao giờ băn khoăn nền tảng học online nào tốt nhất cho sự nghiệp của bạn chưa?

Xem & so sánh TOP nền tảng học online cạnh nhau

Câu hỏi 3: Kể tên những tính năng của Node JS?

Node JS là một hệ thống đơn luồng, có khả năng mở rộng cao, sử dụng JavaScript làm ngôn ngữ kịch bản. Nó sử dụng đầu vào / đầu ra theo sự kiện không đồng bộ và có thể đạt được đầu ra cao thông qua vòng lặp sự kiện đơn luồng và I / O không bị chặn.

Câu hỏi 4: Sự khác nhau giữa phát triển ‘front-end’ và ‘back-end’ là gì?

Trong hướng dẫn Node JS Tutorial, câu hỏi này có thể khiến bạn mất cảnh giác, vì nó không liên quan trực tiếp đến Node JS. Tuy nhiên, nếu bạn là một nhà phát triển, nó cũng nên là một trong những câu hỏi dễ trả lời nhất.

Front end developer quan tâm đến phía khách hàng (người dùng) của trang web. Họ làm việc, phát triển và duy trì mọi thứ mà khách hàng nhìn thấy – nói cách khác, họ chịu trách nhiệm về các phần trực quan (thiết kế) và chức năng (như các nút, biểu ngữ, v.v.) của trang. Trái ngược với điều đó, back end developer tập trung vào các quy trình xảy ra đằng sau trang web – những thứ mà khách hàng không nhìn thấy. Họ cũng chịu trách nhiệm về chức năng của trang web, chỉ từ góc độ rộng hơn, gần với cốt lõi hơn.

Vì đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn Node JS cho phép bạn giải thích, bạn cũng có thể đề cập rằng các nhà phát triển web có thể thực hiện các hành động và trách nhiệm của cả phát triển back end và front end. Họ được gọi là full stack developer.

Câu hỏi 5: Giải thích ‘callback’ là gì trong Node JS?

Callback là một chức năng được gọi sau một nhiệm vụ nhất định. Là một nền tảng không đồng bộ, Node JS phụ thuộc rất nhiều vào một callback. Nó cho phép các mã code khác được chạy trong thời gian đó và ngăn chặn vệc bị chặn. Tất cả các Giao diện lập trình ứng dụng trên Node JS được tạo ra để hỗ trợ callback.

Câu hỏi 6: ‘stubs’ là gì?

Stubscác chức năng nhất định bắt chước hành vi của các mô-đun cụ thể. Chúng thường được sử dụng trong các trường hợp thử nghiệm vì chúng có thể cung cấp các câu trả lời cần thiết để giải quyết một số vấn đề có thể phát sinh trong các mô-đun.

Câu hỏi 7: Mô tả ‘callback hell’

Đây là một thuật ngữ thú vị, “callback hell” xảy ra khi một lượng lớn các callback lồng vào nhau ở một vị trí cụ thể, do đó không thể đọc và nhìn chung không thể làm việc được với chúng.

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn Node JS mang tính mô tả cho phép bạn tiếp tục trả lời và đề cập rằng callback hell có thể được giải quyết. Điều này được thực hiện với sự trợ giúp của cái được gọi là quá trình mô đun hóa (modularization process). Cách thức hoạt động của nó là quá trình này chỉ đơn giản chia các callback thành các chức năng riêng biệt, độc lập với nhau.

Câu hỏi 8: ‘event’ là gì?

Event (Sự kiện) là một trong những chức năng chính của Node JS. Chúng tượng trưng cho một số loại hành động được thực hiện hoặc di chuyển được trong trang web. Chúng được quản lý bởi một bộ xử lý sự kiện mà sẽ viết mã code cần thiết để thực thi các sự kiện này.

Câu hỏi 9: Lập trình ‘event-driven’ là gì?

Trong hướng dẫn Node JS Tutorial này, các câu hỏi phỏng vấn Node JS trước đây nói về các event và callback, vì vậy đây sẽ là một câu hỏi khá dễ dàng tại thời điểm này.

Event-driven programming (Lập trình hướng sự kiện), như tên gọi của nó, là một hình thức lập trình được quan tâm và dựa trên các event (sự kiện). Bất cứ khi nào một sự kiện xảy ra, sẽ có các callback được cấp cho máy chủ chính, lần lượt lấy thông tin cần thiết cho sự kiện cụ thể đó.

Câu hỏi 10: Vấn đề của Node JS vốn là ‘single-threaded’ nghĩa là gì?

Đây có thể là một trong những câu hỏi khó trong hướng dẫn Node JS Tutorial này vì nó đòi hỏi bạn phải biết cả lợi ích của việc phân luồng đơn và nó là gì.

Single-threading cho phép Node JS thực hiện xử lý async. Nếu bạn làm việc trên một tải web mặc định, thì single-threading cho phép một quy trình làm việc mượt mà và nhanh hơn – đó chính xác là điều các web developer tìm kiếm!

Câu hỏi 11: ‘worker processes’ là gì?

Worker processes chỉ đơn giản là các quy trình đang chạy trên nền trong khi bạn đang làm một cái khác. Chúng có thể gửi email, đặt biến. Chúng cực kỳ hữu ích vì tiết kiệm cho các nhà phát triển web rất nhiều thời gian và năng lượng bằng cách thực hiện các tác vụ tẻ nhạt này.

Câu hỏi 12: Express JS là gì?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn Node JS không liên quan trực tiếp đến bất kỳ chức năng Node nào. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết Express JS là gì vì nó được thiết kế rõ ràng cho Node JS.

Express JS là một khung framework nhẹ được tạo ra để giúp Node giải quyết một số nhiệm vụ tẻ nhạt hơn trong phát triển web. Nó hỗ trợ rất nhiều trong việc phát triển cả trang web và ứng dụng di động.

Câu hỏi 13: Chức năng của Node Package Manager trong Node JS là gì?

NPM cung cấp hai chức năng chính:

Một kho lưu trữ trực tuyến cho các gói Node JS.

Tiện ích dòng lệnh để cài đặt các gói, phiên bản và quản lý phụ thuộc cho các gói Node JS.

Câu hỏi 14: Chaining là gì trong Node JS?

Chaining là một cơ chế theo đó đầu ra của một dòng được kết nối với dòng khác tạo ra một chuỗi các dòng hoạt động.

Câu hỏi 15: Giải thích ‘stream’ là gì và phân loại của nó

Stream (Dòng) là một đối tượng cho phép đọc dữ liệu từ nguồn và ghi dữ liệu đến đích dưới dạng một quá trình liên tục.

Có 4 loại khác nhau:

Có thể đọc – để tạo điều kiện cho hoạt động đọc.

Có thể viết – để tạo điều kiện cho hoạt động viết.

Song song – để tạo điều kiện cho các hoạt động viết và đọc.

Chuyển đổi – đó là một dạng của dòng song song thực hiện các tính toán dựa trên đầu vào có sẵn.

Câu hỏi phỏng vấn Node JS nâng cao

Chúng ta đã hoàn thành phần đầu tiên các câu hỏi phỏng vấn Node JS cơ bản trong hướng dẫn Node JS Tutorial này, bây giờ hãy chuyển sang những câu hỏi nâng cao hơn dành cho cách web developer chuyên nghiệp.

node-js-interview-questions

Những câu hỏi không yêu cầu bạn tạo một trang web ngay từ đầu trong cuộc phỏng vấn xin việc, tuy nhiên, bạn sẽ phải trình bày một số kiến thức ở cấp độ nâng cao hơn – nếu không, nó đã không được gọi là nâng cao mà không có lý do!

Câu hỏi 1: ‘demultiplexer’ là gì?

Mặc dù ban đầu nghe chỉ là câu hỏi dạng định nghĩa ‘….là gì’ nhưng nó thực sự thuộc phần nâng cao vì dành cho các nhà phát triển web có kinh nghiệm.. Đây là một thuật ngữ bạn không gặp thường xuyên nếu như bạn chỉ mới học Node JS.

Demultiplexer một giao diện phát hành thông báo trong Node JS. Nó được sử dụng để thu thập thông tin từ các sự kiện cụ thể và mẫu ques, do đó cung cấp Event Que.

Câu hỏi 2: ‘REPL’ là gì và nó làm nhiệm vụ gì?

REPL viết tắt của “Read, Evaluate, Print, Loop”. Nó được sử dụng để thực hiện các câu lệnh JavaScript cụ thể.

Câu hỏi 3: Sự khác nhau giữa chức năng ‘blocking’ và ‘non-blocking’ là gì?

Khi bạn phát hành một chức năng chặn blocking function, mọi đoạn mã code khác sẽ ngừng chạy và được giữ lại cho đến khi sự kiện I / O được chỉ định cụ thể hoàn thành. Trái ngược với điều đó, các chức năng không chặn non-blocking functions cho phép các nhà phát triển thực hiện nhiều nhiệm vụ (giữ cho nhiều mã khác nhau hoạt động) đồng thời thực hiện cùng lúc một số sự kiện I / O.

Câu hỏi 4: Node JS có sở hữu ‘child threads’ không?

Một số câu hỏi phỏng vấn Node JS có thể đánh lừa bạn – đây là một trong số chúng.

Nếu ban đầu bạn nghĩ câu trả lời là “không” thì bạn đã nhầm. Mặc dù Node JS là một dịch vụ sigle-thread, nó vẫn có các luồng con child thread – đơn giản vì những child thread này không được hiển thị cho các developer. Vì vậy, hãy cẩn thận những câu hỏi mẹo này!

Udacity Review Logo
Ưu điểm

  • Dễ sử dụng
  • Cung cấp nội dung chất lượng
  • Minh bạch giá cả

Tính năng chính

  • Chứng chỉ miễn phí sau hoàn thành
  • Tập trung vào các kỹ năng khoa học dữ liệu
  • Thời gian học tập linh hoạt

Xem tất cả phiếu giảm giá của nền tảng học online tốt nhất
Udacity Review Logo
Ưu điểm

  • Thiết kế đơn giản (không có thông tin không cần thiết)
  • Khóa học chất lượng cao (ngay cả khóa miễn phí)
  • Đa dạng tính năng

Tính năng chính

  • Chương trình nanodegree
  • Phù hợp với doanh nghiệp
  • Chứng chỉ hoàn thành trả phí

Xem tất cả phiếu giảm giá của nền tảng học online tốt nhất
Udemy Logo
Ưu điểm

  • Đa dạng nhiều khóa học
  • Dễ điều hướng
  • Không có vấn đề kỹ thuật

Tính năng chính

  • Đa dạng nhiều khóa học
  • Chính sách hoàn tiền trong 30 ngày
  • Chứng chỉ hoàn thành miễn phí

Xem tất cả phiếu giảm giá của nền tảng học online tốt nhất

Câu hỏi 5: Các triển khai bảo mật chính trong Node JS là gì?

Những cái chính bao gồm (nhưng không giới hạn) là authentications (Xác thực) và error handling (Xử lý lỗi). Đây là hai phương thức phổ biến nhất liên quan đến quản lý bảo mật trong Node JS – và chúng hoạt động khá tốt!

Tóm tắt

Trong hướng dẫn Node JS Tutorial này, chúng ta đã đi qua các câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn về Node JS từ cơ bản đến nâng cao. Đây có thể coi là một tài liệu tham khảo củng cố việc học Node JS của bạn.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc phát triển web Node JS, hãy nghiên cứu các câu hỏi và câu trả lời được cung cấp trong hướng dẫn Node JS Tutorial này.Cố gắng ghi nhớ thông tin, nhưng đồng thời hãy tự suy nghĩ về nó – nhà tuyển dụng của bạn sẽ nhanh chóng gạt bạn ra nếu họ nhận thấy tất cả thông tin bạn đưa ra đơn giản đều có trên văn bản Wikipedia mà thiếu đi tư duy phản biện của bản thân.

node-js-interview-questions

Từ hướng dẫn đưa ra trong Node JS Tutorial, hãy thực hành trả lời các câu hỏi mở rộng bằng cách cung cấp các câu trả lời thấu đáo không chỉ trả lời đúng câu hỏi mà còn mở rộng về chủ đề và thể hiện năng lực trong lĩnh vực phát triển web với Node JS. Đừng quá đà về quá trình single-thread hay phát triển phía máy chủ – bạn sẽ có cơ hội thể hiện niềm đam mê của mình một khi bạn được tuyển dụng.

Để lại phản hồi chân thật của bạn

Hãy để lại ý kiến xác thực của bạn & giúp hàng nghìn người chọn được nền tảng học online tốt nhất. Tất cả phản hồi, dù tích cực hay tiêu cực, đều được chấp nhận miễn là chúng trung thực. Chúng tôi không công khai phản hồi thiên vị hoặc thư rác. Vì vậy, nếu bạn muốn chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến hoặc đưa ra lời khuyên – phần này dành cho bạn!