Những Yêu Cầu & Tính Đặc Thù Của Nghề Giáo Viên Mầm Non
Cùng Mighty Math tìm hiểu những yêu cầu và tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non, chỉ ra những yêu cầu, trách nhiệm và công việc cụ thể của ngành nghề này.
Bạn là người yêu thích trẻ nhỏ và khéo léo trong giao tiếp với trẻ thì nghề giáo viên mầm non là một trong những nghề phù hợp. Tuy nhiên, trước quyết định theo nghề bạn nên tìm hiểu những yêu cầu và tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non để cân nhắc xem mình có thật sự phù hợp với ngành nghề đặc thù này hay không. Hãy cùng Mighty Math tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây bạn nhé.
1. Nghề giáo viên mầm non là gì?
Giáo viên mầm non là gì thực chất có thể định nghĩa đơn giản là người có vai trò nuôi dạy trẻ trong trường lớp. Đây là người có vai trò đặc biệt không chỉ dạy học mà còn dỗ dành, chăm sóc trẻ nhỏ trong những năm đầu tiên làm quen với trường lớp. Để trở thành một giáo viên mầm non, bạn có tình yêu thương vô điều kiện với trẻ. Không chỉ cần sự dịu dàng mà còn cần tính nghiêm nghị, kiên trì đủ để răn đe trẻ khi trẻ không nghe lời.
Nghề giáo viên mầm non có giờ đứng lớp nhiều hơn hẳn so với các cập bậc giáo viên khác. Mỗi ngày bạn sẽ cần phải làm 8 – 10 tiếng trên lớp với công việc chính là chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ cũng như tổ chức các trò chơi, học tập giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Ngoài ra, giáo viên mầm non vẫn cần dành thời gian buổi tối cho việc soạn giáo án, làm giáo cụ và nhiều công việc không tên khác.
2. Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non
Tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non có thể nói về những yêu cầu và trách nhiệm riêng mà mỗi người giáo viên cần có.
2.1. Những yêu cầu đối với giáo viên mầm non
Những yêu cầu đối với giáo viên mầm non phải kể đến như sau:
Yêu trẻ là yếu tố cần có
Ngoài tính chuyên môn, tiêu chí đầu tiên của một giáo viên mầm non là cần có tình yêu với trẻ giống như tình cảm của một người mẹ dành cho con mình. Khi tiếp xúc với những đứa trẻ, bạn cần thể hiện sự vị tha, gần gũi và sự nâng niu cần có. Đây cũng tiêu chí then chốt quyết định sự gắn bó lâu dài và thành công của một giáo viên trong ngành sư phạm mầm non.
Tính kiên nhẫn và khả năng kiềm chế bản thân
Khó có thể phủ nhận rằng công việc giáo viên mầm non gặp rất nhiều sự căng thẳng, ức chế từ học sinh, phụ huynh và nhà trường. Công việc khá căng thẳng đầu óc và mệt mỏi cả về thể lực nên bạn cần rèn luyện tính kiên nhẫn và học cách kiềm chế tránh làm tổn thương đến trẻ nhỏ cũng như ảnh hưởng đến tiền đồ sau này của bản thân.
Kiến thức và kỹ năng sư phạm
Yêu cầu của giáo viên mầm non là cần có đầy đủ kỹ năng nghiệp vụ trong nuôi dạy trẻ mầm non. Ngoài những bằng cấp liên quan đến chuyên ngành, đa số các giáo viên mầm non thường có nhiều tài lẻ như biết chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ cho trẻ, biết múa hát, biên đạo múa và có cách ứng xử giao tiếp khéo léo, hiểu tâm lý của trẻ em.
2.2. Trách nhiệm của giáo viên mầm non
Vị trí vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, đi liền với lợi ích cũng là những trách nhiệm to lớn. Trách nhiệm của giáo viên mầm non phải kể đến như sau:
- Bảo vệ sự an toàn về sức khỏe và tính mạng của trẻ trong thời gian giáo viên đứng lớp.
- Thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non trường đề ra. CHịu trách nhiệm về chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục trẻ em.
- Trau dồi đạo đức, giữ gìn nhân phẩm đảm bảo uy tín của nhà giáo, làm tấm gương cho trẻ em noi theo và tôn trọng.
- Tuyên truyền kiến thức khoa học trong nuôi dạy con cho phụ huynh, chủ động phối kết hợp cùng gia đình trong nuôi dạy trẻ
3. Những công việc cụ thể của giáo viên mầm non
Những công việc cụ thể của giáo viên mầm non trong một ngày làm việc về cơ bản như sau:
- Buổi sáng các cô đến trường dọn dẹp, mở cửa phòng học cho thông thoáng
- Kê lại bàn ghế và chuẩn giáo cụ cho môn học
- Hướng dẫn trẻ tập thể dục buổi sáng
- Thực hiện tiết học
- Kết thúc giờ học và làm vệ sinh chân tay trước khi ăn trưa
- Cô hướng dẫn và phụ giúp các trẻ khó ăn trong giờ ăn
- Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ ngủ trưa và thay phiên nhau trực trưa
- Tập thể dục buổi chiều
- Cho trẻ ăn xế
- Chuẩn bị tiết học buổi chiều
- Vệ sinh chân tay, đầu tóc, thay quần áo mới và dọn đồ đạc cá nhân cho trẻ trước khi bố mẹ đến đón
Ngoài tường thuật công việc của giáo viên mầm non kể trên, các cô giáo mầm non còn phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc khác tùy theo nhà trường, số lượng học sinh và nhiều yếu tố khác.
Bài viết này Mighty Math đã chia sẻ đến bạn đọc tính đặc thù của nghề giáo viên mầm non. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn dễ dàng hơn quyết định theo ngành và ngày càng thành công trong sự nghiệp.