Những ứng dụng của nhôm trong đời sống bạn cần biết
Nhôm là một dòng kim loại phổ biến xếp thứ 4 trên thế giới, được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống thường nhật cũng như ở trong sản xuất công nghiệp. Đặc biệt với thời kỳ 4.0 đang lên ngôi thì mọi thứ ngày càng được nâng dần sang chuyên nghiệp hóa – hiện đại hóa mạnh mẽ và kéo theo đó vai trò của nhôm cũng được nâng lên tầm cao mới. Vậy ứng dụng của nhôm trong đời sống cụ thể như thế nào? Hãy cùng phelieu24h đi tìm hiểu chi tiết ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung Chính
Tìm hiểu nhôm là gì?
Nhôm là một kim loại màu trắng bạc, nhẹ, ánh kim mờ, mềm thứ hai chỉ sau vàng. Khi để ở ngoài không khí thì nhôm dễ bị oxy hóa thành một lớp mỏng, lớp oxit này làm cho kim loại nhôm có tác dụng chống ăn mòn cao và bền vững. Trọng lượng riêng của nhôm bằng ⅓ sắt hay đồng nên dễ uốn dẻo, dễ gia công và ứng dụng nhiều trong gia công cơ khí chính xác.
Chiếm khoảng 1/12 tỷ trọng vỏ Trái Đất, do vậy nhôm là kim loại có nhiều nhất ở trong vỏ Trái Đất, là nguyên tố thứ 3 xếp sau oxi và silic. Tuy nhiên kim loại nhôm khá hiếm dạng tự do. Chúng ta sẽ không thể tìm được nhôm tinh khiết ở trong tự nhiên mà chỉ thấy nhôm dưới dạng hợp chất mà thôi.
Ngoài ra trong lịch sử thì nhôm cũng từng được xem là kim loại quý hơn vàng. Với ngành công nghiệp thì đây là kim loại tương đối mới, chỉ sản xuất khoảng hơn 100 năm gần đây. Nhưng nhờ đặc tính vượt trội mà nhôm ưu tiên dùng ngày càng nhiều. Các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, xây dựng, ô tô đã bắt đầu nhận ra đặc tính ưu việt không thể so sánh được của dòng kim loại này.
Vì sao nhôm được sử dụng phổ biến?
Sử dụng nhôm mang đến nhiều lợi thế thực sự khác biệt, chính điều này giải thích tại sao chúng ta thấy nó hay được ứng dụng trên tất cả mọi ứng dụng. Nó được đánh giá là một trong các kim loại bền vững nhất hiện có, dễ uốn cong, cắt và tạo hình, chịu được ⅔ tải trọng tương tự giống như thép kết cấu.
Thép thông thường bị gỉ, mục nát khi tiếp xúc với nước nhưng nhôm còn chống ăn mòn và không phản ứng với nước. Tuy nhiên cần lưu ý nó sẽ bị ăn mòn nếu như tiếp xúc nhiều với muối. Điều này được hiểu là nhôm hoạt động không tốt trong môi trường nước biển, nhiễm mặn mà ngược lại tồn tại tốt theo thời gian. Dù không dẫn điện tốt như đồng nhưng sự kết hợp giữa trọng lượng nhẹ sẽ có vài lợi thế khác biệt.
Ứng dụng của nhôm trong đời sống
Tính theo cả giá trị lẫn số lượng thì việc sử dụng nhôm vượt trên tất cả những kim loại khác chỉ đứng sau sắt. Như vậy có thể nói nó đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của thế giới. Nhôm khi tạo ra hợp kim với những nguyên tố khác như kẽm, đồng, mangan, silic,… sẽ có những thuộc tính cơ học gia tăng đáng kể. Một vài ứng dụng phổ biến nhất gồm:
Giao thông vận tải
Sức mạnh to lớn khiến cho nhôm được sử dụng cho việc vận chuyển. Do xe cần ít lực hơn để di chuyển, tiết kiệm nhiên liệu mà nhôm có trọng lượng nhẹ. Tuy nhiên nó không phải loại bền nhất. Độ bền sẽ tăng lên nếu được hợp kim hóa với kim loại khác. Hơn nữa khả năng chống ăn mòn cũng là lợi thế bổ sung do nhôm đã giúp loại bỏ nhu cầu mua vật liệu chống ăn mòn đắt tiền. Nhôm còn làm tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu, thải ra ít khí CO2 hơn thép.
Bên cạnh đó nhôm cũng được dùng trong tàu cao tốc để nhằm tạo điều kiện cho nhà thiết kế giảm ma sát và giảm trọng lượng trên tàu. Nó cũng được biết đến là kim loại có cánh vì là vật liệu hoàn hảo dành cho máy bay. Đặc biệt trước khi phát minh ra máy bay thì nhôm đã chiếm giữ khung trong khí cầu zeppelin. Gần đây hợp kim nhôm còn được dùng trong máy bay từ những vật dụng buồng lái đến thân máy, hàng thủ công vũ trụ có đến hơn 50% hợp kim là nhôm, điển hình là tàu con thoi.
Tóm lại quá dễ dàng để bắt gặp những chiếc máy cắt hay các chi tiết vận hành sản xuất làm từ nhôm. Nhờ tính chất sáng, không bị hoen rỉ mà nhôm đã và đang trở thành không thể thiếu được trong đời sống với một số vật dụng điển hình có thể kể đến như:
- Khung xe ô tô, khung xe máy
- Thùng xe tải và một vài chi tiết khác
- Thanh tản nhiệt
Ứng dụng trong y học
Nhôm xếp vào nhóm kim loại nhưng hợp chất của nhôm là nhôm oxit có tính chất thích hợp để ứng dụng làm vật liệu sinh học. Nhờ đặc điểm trơn nhẵn nên nhôm oxit được điều chế thành nhiều những bề mặt tiếp xúc với bộ phận giả trên cơ thể như chân tay, hông, vai,… rất an toàn mà không hề làm ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Ngoài ra nhôm oxit còn được những hãng mỹ phẩm sản xuất thành son, kem che khuyết điểm, phấn má,… nhờ có đặc tính mịn da và làm bóng.
Ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày
Có thể khẳng định trong gia đình của chúng ta có nhiều loại đồ gia dụng làm từ nhôm. Khác biệt hoàn toàn với sắt dễ hoen rỉ thì nhôm vừa có chức năng chống hoen rỉ lại còn bền đẹp và có độ thẩm mỹ cao. Xuất phát từ bàn tay tài hoa của người thợ chế tác thì những thanh nhôm vô tri vô giác đã trở nên gần gũi, phổ biến hơn trong cuộc sống, thành các hình dáng đồ gia dụng quen thuộc như:
- Kệ bếp, tủ quần áo, tủ kệ
- Mắc áo, thanh treo màn, mắc treo đồ
- Mâm nhôm, chậu nhôm, thìa nhôm
- Thang nhôm, giường nhôm, bàn ghế,…
Ứng dụng trong ngành chiếu sáng
Thanh nhôm định hình LED hoặc đèn làm từ chất liệu nhôm đã trở thành một trong các khái niệm quen thuộc ở trong ngành chiếu sáng. Nhờ được làm bằng chất liệu này nên các thiết bị chiếu sáng đã phần nào giảm được giá thành đáng kể so với dòng đèn làm từ đồng hay hợp kim. Bên cạnh đó nhờ khả năng chịu nhiệt tốt sẽ giúp gia chủ sở hữu được 1 sản phẩm chiếu sáng hoạt động ổn định, tuổi thọ lâu dài và hiệu quả.
Ứng dụng trong xây dựng
Nhôm được tôn vinh là một “cạ cứng” của ngành xây dựng nước Việt Nam bởi lẽ nhiều nguyên liệu làm từ nhôm có giá thành đến chất lượng đều thích hợp trong việc sản xuất đại trà. Một vài ứng dụng cụ thể có thể kể đến như:
- Cửa phụ, cửa sổ, cửa chính, cửa nhà vệ sinh
- Tủ kệ, khung sườn nhôm
- Mặt tiền, mái hiên, vách ngăn, mặt dựng,…
Một số ứng dụng khác của nhôm
Nhôm còn là nguyên liệu chính của ngành tái chế, vật liệu này được khuyến nghị nên dùng nhiều bởi vì chúng có thể tái chế dễ dàng, 1 vòng tuần hoàn sản xuất ra những sản phẩm mang tính ứng dụng cao. Hơn nữa dùng nhôm cũng là cách bảo vệ môi trường sống.
- Thùng nhôm dùng để vận chuyển 2 loại axit đặc nguội là HNO3, H2SO4
- Nhờ nhiệt độ nóng chảy lên đến 600°C nên được ứng dụng để dẫn nhiệt cực tốt
- Do tính chất mềm dẻo nên dễ dàng cán mỏng, kéo ra làm đồ decor đa dạng mẫu mã và chủng loại.
Ngày nay với sự biến đổi của khí hậu đang không ngừng gia tăng nên việc lựa chọn những vật dụng làm bằng nhôm luôn được khuyến khích sử dụng. Chính ứng dụng của nhôm trong đời sống đã góp phần giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày một tốt đẹp hơn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích, đáp ứng đầy đủ thắc mắc đang tìm kiếm. Mọi thông tin chi tiết cần giải đáp hay báo giá phế liệu các loại, vui lòng liên hệ ngay với Phế Liệu 24h qua số hotline 0909 851 345 nhé!