Những kiến thức PCCC cơ bản bạn cần biết – Bình chữa cháy Dragon – Vietlink Vietnam

Những kiến thức PCCC cơ bản bạn cần biết

Có khá nhiều những kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề cháy nổ – vấn nạn xã hội lớn đang diễn ra ngày càng đáng báo động hiện nay. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục và cổ động tích cực thực hiện công tác PCCC, chúng ta cần chuẩn bị đến khá nhiều những nội dung kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu để cung cấp tới cộng đồng. Một số kiến thức phổ thông được nêu đến dưới đây rất có thể sẽ hữu ích cho bạn.viendaotao-viendaotao-

Cháy cần đến những yếu tố cơ bản nào?
Để tạo ra một sự cháy, chúng ta cần đến sự tham gia của chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt. Nguồn nhiệt làm tác nhân cung cấp năng lượng, còn chất cháy và chất oxy hóa chính là 2 yếu tố để tham gia phản ứng. Khi có sự kết hợp đồng thời và đủ mức, sự cháy sẽ diễn ra.

Điều kiện nào dẫn đến sự cháy?
3 yếu tố cơ bản trên đây là điều kiện đủ, còn điều kiện cần để sự cháy có thể diễn ra đó là:
– 3 yếu tố trên tiếp xúc trực tiếp với nhau.
– Nồng độ chất oxy hóa và chất cháy sẽ phải nằm trong giới hạn của nồng độ bốc cháy.
– Nguồn nhiệt phải đạt đến mức độ đủ để làm nóng cả 2 loại chất cháy lẫn chất oxy hóa, tức là cần có một nhiệt độ nhất định phù hợp với nhiệt độ cháy của 2 chất này.
Những nguyên nhân dẫn đến sự cháy
– Do đốt
– Do tự cháy bởi các yếu tố trùng hợp trong tự nhiên
– Do sự cố từ thiên tai gây ra
– Do những sơ suất, bất cẩn trong sinh hoạt, làm việc của con người
– Do con người vi phạm những quy định chung trong an toàn PCCC

Những phương pháp PCCC cơ bản
Đối với công tác phòng cháy:
1. Tác động chất cháy
– Tách xa các chất cháy ra khỏi nguồn nhiệt.
– Cùng một đơn vị diện tích cần phải hạn chế tập trung quá nhiều chất cháy.
– Sử dụng các loại vật liệu chống cháy để thay thế các vật liệu dễ cháy truyền thống hoặc ngâm chất cháy trong các dung dịch chống cháy.
– Đối với các chất cháy phải được bảo quản trong không gian kín, có chống cháy bao quanh.
– Đối với các chất lỏng dễ cháy thì phải chứa trong những thiết bị kín đảm bảo.
2. Tác động nguồn nhiệt
­ Không cho nguồn nhiệt lại gần chất dễ cháy.
­ Quản lý những hoạt động sinh nhiệt trong sinh hoạt, lao động hằng ngày của con người.
3. Tác động nguồn oxy
­ Đẩy không khí không cháy vào không gian cần được bảo vệ, giảm oxy trong không gian.
Đối với công tác chữa cháy:
1. Phương pháp làm lạnh
2. Phương pháp cách ly
­

  • Ngăn oxy trong đám cháy.
    ­
  • Cách ly vùng bị cháy với vùng chưa bị cháy lan.
    ­
  • Giảm nồng độ chất cháy.
    ­
  • Làm loãng hỗn hợp hơi chất cháy.
    ­
  • Ức chế hóa học.
    ­
  • Dùng chất hóa học làm chậm phản ứng cháy.

Theo https://viendaotao.vn/nhung-kien-thuc-pccc-co-ban-ban-can-biet.html