Những kiến thức cơ bản về chứng khoán nhất định phải biết dành cho nhà đầu tư F0
Nội Dung Chính
Những kiến thức cơ bản về chứng khoán nhất định phải biết dành cho nhà đầu tư F0
Chia sẻ trên:
7240
Không chỉ riêng thị trường Việt Nam mà thị trường chứng khoán thế giới cũng đang có nhiều sự tăng trưởng bất ngờ. Theo số liệu cung cấp bởi Tổng cục Thống kê thì chỉ mới 6 tháng đầu năm 2021 đã có 482.800 tài khoản chứng được được mở. Con số này gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, có khoảng gần 2.700 tài khoản được mở mới mỗi ngày. Điều này cho thấy mảnh đất đầu tư chứng khoán đang đón nhận nhiều sự quan tâm của những nhà đầu tư. Sự thăng hoa của thị trường chứng khoán không chỉ mở ra cơ hội cho các công ty chứng khoán mà cả với những nhà đầu tư mới. Tuy vậy, để có thể đứng vững trên thị trường hấp dẫn này và thu về lợi nhuận như mong đợi thì mỗi người chơi phải trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chứng khoán. Hãy để công ty HSC cung cấp đến bạn những kiến thức cần có khi bước chân vào kênh đầu tư này nhé!
Sự thăng hoa của thị trường chứng khoán mở ra nhiều cơ hội
Khung giờ giao dịch của chứng khoán
Trên cả 3 sàn UPCOM, HOSE, HNX đều có khung giờ giao dịch là từ 9:00 – 11:30 và từ 13:00 – 15:00, thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, trừ những ngày nghỉ lễ, tết theo quy định Nhà nước. Bạn cần ghi nhớ thời gian và ngày giao dịch để có thể thực hiện những giao dịch đầu tư được hiệu quả.
Cách đọc bảng giá chứng khoán
Cách đọc bảng giá chính là một trong những kiến thức cơ bản về chứng khoán. Bảng giá chứng khoán chính là nơi thể hiện những diễn biến giao dịch trên thị trường. Bảng này sẽ cung cấp toàn diện tình trạng giao dịch của tất cả các mã cổ phiếu trong phiên bao gồm: giá giao dịch gần nhất, các bước giá, tổng khối lượng giao dịch, giá cao nhất & thấp nhất trong phiên,… Khi nhìn vào bảng giá, bạn sẽ thấy màu sắc rất đa dạng, những màu đặc trưng mà bạn cần nắm là:
Màu xanh lá: Thể hiện chỉ số và giá tăng so với giá được tham chiếu.
Màu đỏ: Hiển thị giá hoặc chỉ số giảm.
Màu vàng: Thể hiện giá hoặc chỉ số không có sự thay đổi so với giá tham chiếu.
Màu tím: Giá và chỉ số tăng lên chạm mức trần (Giá cao nhất).
Màu xanh lam: Là giá hoặc chỉ số giảm xuống đến mức sàn (Giá thấp nhất).
Các màu sắc này sẽ liên tục thay đổi theo chuyển động của giá. Dựa vào những màu sắc này trên bảng giá mà người chơi có thể đánh giá xu hướng ngay hiện tại của bất cứ mã chứng khoán nào. Trong phiên, nếu bảng giá được chớp nháy liên tục thì điều đó thể hiện rằng cổ phiếu đang được giao dịch.
Cần nắm rõ các màu giá trong bảng giao dịch chứng khoán
Các chi tiết hiển thị trên bảng giá sẽ bao gồm:
VN30-Index: Chỉ số giá của 30 cổ phiếu Bluechip trên thị trường chứng khoán.
HNX-Index: Đây là yếu tố được tính toán theo biến động giá của toàn bộ cổ phiếu đã được niêm yết cũng như được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
VNX-AllShare: Chỉ số chung được dùng để thể hiện sự biến động của toàn bộ giá cổ phiếu đang được niêm yết trên sàn HoSE và HNX.
UPCOM-Index: Là chỉ số được tính toán dựa vào biến động giá của những loại cổ phiếu giao dịch có mặt trên thị trường UPCoM và thuộc HNX.
Mã CK: Mã chứng khoán, đây là danh sách tổng hợp các mã chứng khoán đang được giao dịch và tất cả được xếp theo thứ tự từ A – Z.
TC: Giá tham chiếu (màu vàng), là mức giá được đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó. Thường TC được dùng để làm yếu tố tính toán biên độ giao dịch của cổ phiếu trong phiên. Tuy nhiên, với riêng sàn UPCoM thì giá tham chiếu lại được tính bởi giá bình quân từ phiên giao dịch gần nhất.
Trần: Giá Trần (màu tím): Đây là yếu tố thể hiện mức giá cao nhất mà nhà đầu tư có khả năng đặt lệnh mua hoặc bán trong ngày giao dịch. Nếu tính theo sàn HoSE thì giá trần sẽ được tính bằng TCx7%, sàn HNX thì TCx10% và UPCoM sẽ là TCx15%.
Sàn: Giá Sàn (màu xanh lam): Là chỉ số thể hiện mức giá chứng khoán thấp nhất mà nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua hay bán trong ngày giao dịch. Biên độ của giá sàn tương ứng với giá trần nhưng theo chiều giảm.
Tổng KL: Tổng khối lượng toàn bộ cổ phiếu được giao dịch tính trong một phiên.
Bên mua: Hiển thị 3 mức giá đặt lệnh mua tốt nhất (giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng.
Bên bán: Thể hiện ba mức giá được chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chứng khoán được chào bán tương ứng.
Khớp lệnh: Biểu thị mức giá khớp lệnh gần nhất của một cổ phiếu, gồm giá khớp lệnh, khối lượng khớp lệnh cùng với biên độ giá so với tham chiếu.
Giá: Gồm 3 cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB” (Giá trung bình): Thể hiện biên độ biến động thực tế của một cổ phiếu trong phiên giao dịch.
Dư mua, Dư bán: Thể hiện cho khối lượng cổ phiếu đang được chờ khớp ở hai chiều mua và bán.
ĐTNN: Đầu tư nước ngoài, chỉ khối lượng cổ phiếu giao dịch của Nhà đầu tư nước ngoài trong ngày giao dịch (gồm cả hai cột Mua và Bán).
>> Xem thêm: HSC hướng dẫn cách đầu tư chứng khoán hiệu quả cho người mới bắt đầu
Nên nắm vững những kiến thức cơ bản về chứng khoán
Thị trường chứng khoán được vận hành như thế nào?
Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn khi đầu tư, bạn cần nắm rõ kiến thức cơ bản về chứng khoán. Và một trong số đó chính là cách thức vận hành của thị trường chứng khoán. Theo đó, có 2 thành phần chính đó là thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: Nơi diễn ra giao dịch đầu tiên của một cổ phiếu, thông qua quá trình chào bán công khai ra công chúng hay IPO. Đây là nơi công ty bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần cho các nhà đầu tư để huy động vốn. Hiểu một cách đơn giản thì thị trường sơ cấp là nơi hoạt động chào bán ban đầu được diễn ra.
Thị trường thứ cấp: Sau khi IPO được diễn ra thì hầu như tất cả các giao dịch tiếp theo sẽ diễn ra giữa các nhà đầu tư với nhau, lúc này các công ty sẽ không cần tham gia vào nữa. Các sàn giao dịch chứng khoán lúc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động mua, bán cổ phiếu được diễn ra suôn sẻ giữa các nhà đầu tư. Phần lớn các hoạt động giao dịch sẽ được diễn ra trên thị trường thứ cấp giữa những nhà đầu tư.
Làm sao để xác định giá trên thị trường chứng khoán
Thông qua mức cung và cầu mà giá cổ phiếu trên các sàn giao dịch được điều chỉnh linh hoạt, rõ ràng. Trong bất cứ thời điểm nào thì người ta vẫn luôn sẵn sàng trả mức giá bán tối thiểu hoặc mức giá mua tối đa. Có thể hình dung về giá cổ phiếu như một cuộc đấu giá mà lúc đó một số nhà đầu tư sẽ bỏ thầu giá mua còn những nhà đầu tư khác lại sẵn sàng bán. Giả sử nếu nhu cầu cho một cổ phiếu tăng thì tốc độ mua của những nhà đầu tư sẽ nhanh hơn cả tốc độ bán của người muốn bán. Ngược lại, nếu càng có nhiều nhà đầu tư bán một cổ phiếu hơn mức độ mua vào thì lúc này giá thị trường cổ phiếu sẽ giảm. Như vậy, điều quan trọng nhất khi đầu tư chứng khoán đó là phải cân nhắc làm sao để việc mua hay bán một cổ phiếu mà bạn sở hữu được diễn ra thế nào để hiệu quả. Do đó, dẫn đến việc xuất hiện những nhà tạo lập thị trường.
Những nguyên tắc hoạt động trên thị trường chứng khoán
Nguyên tắc cạnh tranh
Xét theo nguyên tắc này thì giá trên thị trường chứng khoán sẽ phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu cũng như thể hiện mức độ tương quan cạnh tranh diễn ra giữa các công ty. Theo đó, các nhà phát hành sẽ cạnh tranh với nhau trên thị trường sơ cấp để bán chứng khoán của mình cho những nhà đầu tư và các nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn loại chứng khoán phù hợp với mục tiêu của mình. Những nhà đầu tư cũng cần cạnh tranh để tìm kiếm mua chứng khoán với một lợi nhuận cao nhất. Giá cả trong nguyên tắc này sẽ được hình thành theo phương thức đấu giá.
Quy tắc trên thị trường chứng khoán là điều mà nhà đầu tư F0 nên biết
Nguyên tắc công bằng
Với nguyên tắc này mọi người khi tham gia thị trường cần phải tuân thủ những quy định chung. Theo đó, mọi việc từ chia sẻ thông tin đến gánh chịu những hình thức xử phạt nếu vi phạm quy định sẽ được thực hiện một cách bình đẳng.
Nguyên tắc công khai
Bởi chứng khoán chính là loại hàng hóa trừu tượng do đó mọi thông tin liên quan đến thị trường chứng khoán phải được xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống công bố thông tin uy tín, công khai. Theo đó, các tổ chức phát hành phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin một cách thường xuyên và kịp thời qua những phương tiện thông tin đại chúng như các công ty chứng khoán, sở giao dịch và các tổ chức liên quan.
Nguyên tắc trung gian
Nguyên tắc này thể hiện rằng các giao dịch chứng khoán sẽ được thực hiện qua một tổ chức trung gian chính là những công ty chứng khoán. Theo đó, tại thị trường sơ cấp, nhà đầu tư sẽ không mua trực tiếp của bên phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát hành. Còn với thị trường thứ cấp thì sẽ thông qua những nghiệp vụ môi giới, kinh doanh hay những công ty chứng khoán mua, bán nhằm giúp kết nối khách hàng với nhau bằng việc thực hiện những giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình.
Nguyên tắc tập trung
Đối với nguyên tắc này những giao dịch chứng khoán sẽ chỉ được diễn ra trên sở giao dịch cũng như thị trường OTC và tất cả sẽ được giám sát kiểm tra chặt chẽ của các tổ chức tự quản và cơ quan quản lý Nhà nước.
Những thành phần chủ yếu tham gia vào thị trường chứng khoán
Nhà phát hành
Đây là những tổ chức thực hiện việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán thông qua hình thức phát hành các chứng khoán.
Nhà đầu tư
Là nhóm những người mua và bán chứng khoán, nhóm này được chia thành hai loại như sau:
Nhà đầu tư cá nhân: Là nhóm những người có vốn nhàn rỗi và muốn tham gia thị trường chứng khoán để tạo thêm thu nhập thụ động.
Nhà đầu tư có tổ chức: Là những định chế đầu tư thường xuyên thực hiện mua bán chứng khoán với số vốn lớn trên thị trường (công ty bảo hiểm, công ty đầu tư, quỹ lương hưu, ngân hàng thương mại, công ty tài chính,…).
Các công ty chứng khoán
Là những công ty hoạt động trên thị trường chứng khoán và có khả năng đảm nhận một hoặc nhiều nghiệp vụ chính như quản lý đầu tư, bảo lãnh phát hành, tư vấn về việc đầu tư chứng khoán, môi giới và tự doanh.
Những tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước: Cơ quan thuộc phía Chính phủ thực hiện những chức năng quản lý đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Sở giao dịch chứng khoán: Cơ quan vận hành thị trường và đưa ra những quyết định điều chỉnh những hoạt động giao dịch phù hợp với các quy định cũng như pháp luật của uỷ ban chứng khoán.
Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: Tổ chức chuyên phụ trợ và phục vụ các giao dịch có liên quan đến chứng khoán.
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Chuyên cung cấp các dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán cũng như các khoản vốn gốc và lãi theo đúng thời hạn cũng như những điều khoản cam kết của công ty phát hành với một đợt phát hành cụ thể.
Luôn tìm hiểu về kiến thức của chứng khoán
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về chứng khoán mà nhà đầu tư F0 nên trang bị cho mình để có được sự tự tin cần thiết khi quyết định bước chân vào thị trường chứng khoán. Để có được sự hiểu biết sâu rộng và vững chắc hơn, nhà đầu tư cần tham gia vào những khoá học online về chứng khoán của những công ty uy tín. Nếu bạn thực sự nghiêm túc về việc muốn tham gia đầu tư và tạo thêm thu nhập thì ngay từ bây giờ hãy chuẩn bị sẵn sàng không chỉ về vốn mà còn về kiến thức nữa nhé! Chúc những nhà đầu tư sẽ có thể thực hiện được đam mê chinh phục kênh đầu tư hấp dẫn này!
>> Xem thêm: Những cách học đầu tư chứng khoán hiệu quả cho nhà đầu tư F0