Những kiến thức cơ bản về cà phê khi kinh doanh
Kinhh doanh cà phê là một thị trường tiềm năng nhưng để kinh doanh tốt nó thì không phải chuyện dễ dàng. Muốn thế trước tiên bạn phải hiểu và nắm được triết lý kinh doanh cà phê. Hay nói đơn giản là phải có kiến thức nhất định về cà phê, đặc biệt về cà phê khi kinh doanh. Dưới bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về cà phê khi kinh doanh.
Những cuộc cạnh tranh trong kinh doanh cà phê luôn diễn ra hàng ngày, các đối thủ luôn tung ra thị trường những chiêu thức quảng cáo để thu hút khách hàng về phía mình. Bản thân khi kinh doanh cà phê muốn trường tồn và có một chỗ đứng vững chãi trong làng cà phê thì trước tiên cần hiểu rõ đứa con của mình, chính là cà phê.
Kiến thức cơ bản về giống, loại cà phê
Cà phê có rất nhiều giống từ đó cũng phân nhánh ra nhiều loại cà phê khác nhau.
Mỗi loại cà phê đều có những đặc trưng riêng về tính chất, mùi hương, hương vị…từ đó cách pha chế cũng rất khác nhau.
Cà phê tại Việt Nam rất phong phú về chủng loại
Nhìn chung có hai giống cà phê chính và phổ biến tại Việt Nam là cà phê Arabica, cà phê Robusta và cà phê Cherry. Mỗi giống cà phê đều có những đặc điểm riêng về đất trồng, khí hậu ưu thích, cách chăm sóc…
Trong giống cà phê Arabica ở Việt Nam có 04 chủng là Bourbon, Typica, Catuai và Catimor.
Trong giống cà phê Robusta có 02 chủng chính là Robusta Sẻ và Robusta Cao Sản.
Cà phê Cherry có 02 giống chính là Liberica và Excelsa.
Cà phê khi kinh doanh cũng mang trong mình những triết lý riêng, những câu chuyện riêng. Để có thể kinh doanh và giới thiệu đến khách hàng biết về các loại cà phê, từ đó tư vấn xem cà phê nào là thích hợp nhất gu thưởng thức.
Quá trình sản xuất cà phê
Bất kỳ là đối tượng khách hàng nào họ cũng rất tò mò và rất muốn biết về quy trình sản xuất ra cà phê.
Ngày nay có rất nhiều địa chỉ kinh doanh cà phê uy tín luôn hướng đến một mục tiêu chính là cung cấp cà phê sạch cho thị trường, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Kiến thức về quy trình sản xuất cà phê là rất quan trọng
Để có một ly cà phê thơm ngon, đậm đà không phải là chuyện dễ dàng. Mà đằng sau đó là cả một quá trình khó khăn, bao gồm nhiều công đoạn.
Có thể gọi tóm lược quy trình sản xuất cà phê qua những bước chính như: Từ khâu thu hoạch, sàng lọc hạt cà phê, quy trình rang xay, đóng gói và bảo quản.
Trong mỗi khâu lại có những đặc điểm riêng đòi hỏi phải hiểu rõ tính chất của cà phê để khám phá và chinh phục thành công nó.
Nắm chắc quy trình sản xuất cà phê sẽ giúp cho người kinh doanh nắm được nguồn nguyên liệu nhập từ đâu? Có đảm bảo chất lượng hay không?
Các phương pháp chế biến cà phê
Cà phê sau khi được thu hoạch về nếu để ở dạng tươi sẽ hầu như sẽ không sử dụng được mà cần phải chế biến để một mặt bảo quản cà phê, giữ cho cà phê không bị hư hỏng, mặt khác đánh thức hương vị đang ngủ say trong hạt cà phê.
Hiện nay có 03 phương thức chế biến cà phê
Phương pháp chế biến khô:
Đây là phương pháp truyền thống, lâu đời nhất và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi. Cà phê sau khi được thu hoạch về đem loại bỏ những hạt kém chất lượng và sau đấy là đem đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Nhược điểm của phương pháp này chính là phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và dễ bị côn trùng bâu vào.
Phương pháp chế biến ướt.
Đây là phương pháp sử dụng một lượng nước lớn để sửa sạch cà phê. Nếu sử dụng phương pháp này sẽ loại bỏ được những hạt cà phê quá chín hay quán non.
Cà phê sau khi được thu hoạch về được đem đi ủ để kích thích quá trình lên men, rửa sạch và cuối cùng là sấy khô và xay ra bột cà phê nguyên chất.
Phương pháp chế biến mật ong
Đây là cách chế biến pha trộn giữa khô và ướt.
Cà phê được ủ lên men trong khoảng thời gian nhất định, tùy theo sự tính toán hương vị cà phê mà tiến hành ủ nhân cà phê.
Sau đấy nhân cà phê được đem đi phơi nắng trực tiếp dưới ánh nắng cao.
Để hiểu về cà phê cần rất nhiều kiến thức và những kiến thức cơ bản về cafe khi kinh doanh là một điều cần biết để kinh doanh lĩnh vực này được thuận lợi.