Những kiến thức cần thiết để học kế toán thuế tốt nhất

1. Kế toán thuế là gì?

– Kế toán thuế là một tên gọi trong số rất nhiều tên gọi khác nhau của bộ phận kế toán dựa vào tính chất công việc được đảm nhận. Mà công việc chính của kế toán thuế là việc tập hợp, phân tích, đánh giá tình hình biến động của doanh nghiệp. Thông qua các con số thể hiện trên bản báo cáo tài chính được lập dựa trên các hóa đơn, chứng từ hợp lý hay không hợp lý của doanh nghiệp.

– Ngoài việc tập hợp sổ sách chứng từ thì kế toán thuế đóng một vai trò như là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thuế, đối đác kinh doanh, các nhà đầu tư.

Học làm kế toán thuế

2. Vai trò của kế toán thuế

– Đối với những công việc mà một kế toán thuế có thể đã, đang. Và sẽ làm trong tương lai thường đem lại những thuận lợi và khó khăn cho nhà nước đồng thời cũng cho chính bản thân doanh nghiệp đó. Tại sao lại có chuyện như vậy.

– Trong công tác kế toán thì kế toán thuế đóng vai trò hết sức quan trọng. Đó là cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà nước, những số liệu được kế toán thuế cung cấp cho cơ quan quản lý thuế. Phần nào giúp nhà nước quản lý tốt tình hình kinh tế vĩ mô của cả đất nước. Ngoài ra những số đó còn đóng góp rất lớn vào tình hình quản lý doanh nghiệp, sự hình thành và con đường phát triển của mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào những con số này.

– Thông qua bản báo cáo tài chính cuối niên độ kế toán được thành lập. Từ đó nhà nước sẽ biết được tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có những biến động gì?. Có những hoạt động nào làm sai đối với luật thuế hiện hành hay không từ đó sẽ có phương án giải quyết cụ thể đối với từng doanh nghiệp. Khi nhìn vào bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp các nhà đầu tư sẽ nhận thấy sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hay là sự thất bại trong đầu tư. Chính vì vậy mà đối với kế toán thuế chúng ta cần phải thực hiện lập báo cáo tài chính sao cho doanh thu của doanh nghiệp phản ánh đúng tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại hạn chế những khoản chi phí của doanh nghiệp đặc biệt là chi phí thuế.

Xem thêm: Học kế toán tổng hợp online

3. Học kế toán thuế

– Học làm kế toán thuế  thuế thì không phải ai cũng có thể làm được. Bởi sự khôn khéo xử lý các số liệu của kế toán thuế là không phải ai cũng có. Để làm kế toán thuế tốt, được chủ doanh nghiệp tin tưởng. Thì ngoài kiến thức về lý thuyết, về các thông tư liên quan đến luật kế toán, luật thuế được ban hành chúng ta cần phải biết cách kết hợp, so sánh, nhận định để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất đối với từng trường hợp cụ thể. Dĩ nhiên nếu như bạn học qua khóa học thực hành kế toán thuế của chúng tôi thì sẽ giải đáp được những yêu cầu đó

– Để làm được điều đó chúng ta cần đi vào tìm hiểu một số những công việc cần thiết phải học của kế toán thuế.

– Học thực hành kế toán thuế cần phải biết những công việc sau:

+ Kê khai thuế:

Bao gồm việc hợp lý hóa hóa đơn cho doanh nghiệp trong trường hợp in mới hóa đơn, kê khai hóa đơn GTGT mua vào bán ra trên HTKK đối với pp khấu trừ và trực tiếp, cách xử lý những sai sót trong cách viết hóa đơn, kê khai hóa đơn trên HTKK, phân bổ hóa đơn đầu vào… lập tờ khai thuế TNDN tạm tính.

+ Cần phải nắm rõ luật thuế thu nhập cá nhân để từ đó thực hiện các công việc cần thiết như:

Đăng ký mã số thuế cá nhân, xác định thuế TNCN phải nộp của người lao động. Đâu là khoản phải trừ khi xác định thu nhập tính thuế, đâu là khoản thu nhập miễn thuế của người lao động, cách kê khai thuế TNCN theo tháng, quý và quyết toán thuế TNCN, …

+ Biết cách cân đối các khoản thu, chi của doanh nghiệp từ đó hạch toán hóa đơn chứng từ đưa lên bảng cân đối tài khoản. Dựa vào số liệu được thể hiện trên đó rồi tiến hành lên bảng báo cáo tài chính năm cho doanh nghiệp để nộp cho cơ quan thuế. Các phân biệt và lập bảng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp đối với mỗi trường hợp như vay vốn ngân hàng, thu hút vốn đầu tư, trình ban quản lý doanh nghiệp xem xét.

– Trên đây là một trong những công việc cần thiết mà các bạn học kế toán cần phải hiểu để có thể làm được kế toán thuế tại các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà mỗi người sẽ đúc kết thêm được những kinh nghiệm cần thiết trong công việc.

0

0

Bình chọn

Bình chọn