Những kiến thức cần chuẩn bị trước khi học và làm ngành Xuất nhập khẩu
Trong chuỗi hành trình tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng của học viên khi tham gia học xuất nhập khẩu tại Lê Ánh, chúng tôi nhận thấy rằng đa số học viên còn chưa mường tượng được hay nói một cách dí dỏm hơn là còn “choáng váng” về ngành nghề xuất nhập khẩu và cũng chưa biết bắt đâu từ đâu, cần chuẩn bị những kiến thức, kĩ năng gì trước khi học xuất nhập khẩu và logistics.
Ở bài viết này, các chuyên gia xuất nhập khẩu tại XNK Lê Ánh sẽ đưa ra những nhận định, những lời khuyên dành cho các bạn học viên có mong muốn tham gia khóa học xuất nhập khẩu cho người mới bắt đầu nhưng chưa định hình được những gì cần chuẩn bị trước khi học.
>>>>> Xem thêm: Khóa học Xuất nhập khẩu chuyên sâu
Rõ ràng ngành nào cũng cần có kiến thức và kinh nghiệm thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Tuy nhiên ngành nghề Xuất nhập khẩu và Logistics lại có chút đặc thù riêng, dưới đây là một vài tư vấn cho những ai muốn tìm hiều và làm việc trong ngành này.
Hình ảnh khóa học xuất nhập khẩu tại Trung tâm XNK Lê Ánh
1. Ngoại ngữ – Ứng dụng nhiều trong thuật ngữ ngành nghề xuất nhập khẩu
không thực sự phải quá giỏi nhưng rõ ràng phần lớn thời gian làm việc trong ngành nghề xuất nhập khẩu là làm việc với khách hang, nhà cung cấp và các đại lý nước ngoài, nên vốn ngoại ngữ là đương nhiên cần có. Bốn yếu tố cơ bản là NGHE – NÓI – ĐỌC – VIẾT cần được đảm bảo, đôi khi ngữ pháp không quá quan trọng trong ngành này (trừ soạn thảo hợp đồng ngoại thương), bởi thực tế người nước ngoài luôn cố gắng hiểu những gì chúng ta đang nói, hoặc hiểu phần lớn những gì chúng ta nói.
Nói thế không có nghĩa là không cần thành thạo, bởi đương nhiên những bạn giỏi thì sẽ có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, do có đặc thù nên ngành nghề Xuất nhập khẩu và Logistics có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành nên việc cần thành thạo thuật ngữ cũng là một trong những điều quan trọng.
2. Kiến thức kinh tế xã hội
Nghe có vẻ vĩ mô nhưng thực tế chỉ ai làm nghề thì mới hiểu được nó quan trọng thế nào, đặc biệt vị trí nhân viên kinh doanh. Việc nắm bắt thông tin và kiến thức kinh tế xã hội cho phép vị trí kinh doanh có cái nhìn rõ hơn về nghề, đặc biệt là các thông tư nghị định, định hướng chính sách hay kim ngạch xuất nhập khẩu……, các yếu tố liên quan đến văn hóa, tôn giáo hay thể chế chính trị.
3. Nghiệp vụ ngoại thương
Nghiệp vụ ngoại thương là yếu tố vô cùng quan trọng và ai cũng nhận thức được điều này, thế nhưng cụ thể là gì thì nhiều bạn thường không xác định rõ ràng. Bởi trên trường lớp thường dạy môn này nhưng lại quá chung chung và không cụ thể. Vậy Xuất nhập khẩu – Logistics và cần nghiệp vụ ngoại thương gì ? Đó chính xác là Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterm), mọi nghiệp vụ xuất nhập khẩu đều liên quan và xoay quanh các điều kiện giao hàng này, trong đó các Imexter và Logister cần nắm chắc Incoterm để có thể tư vấn và làm việc một cách chính xác và hiệu quả.
4. Kiến thức Excel, Word, Powerpoint
Khá nhiều bạn trẻ thường yếu kiến thức này, bởi thực tế dù có được học thì cũng chưa làm việc nhiều dẫn đến các nghiệp vụ này không thành thạo. Dù không phải là quan trọng nhất nhưng khi làm việc trong ngành nghề xuất nhập khẩu, liên quan đến các thủ tục điện tử, làm việc với khách hàng qua file mềm, nó tác động đến năng suất lao động khá nhiều, các bạn không giỏi office thường làm thủ công và đương nhiên tiến độ công việc sẽ chậm và hiệu quả công việc thấp.
5. Kỹ năng giao tiếp
Môi trường làm việc độc lập là câu cửa miệng của các nhà tuyển dụng, vậy điều đó chính xác là gì ?
Tất cả đều hiểu cần có nhưng làm gì để có thể có nền tảng giao tiếp tốt. Đôi khi kỹ năng giao tiếp là bẩm sinh nhưng thực tế là được rèn luyện thông qua môi trường và thời gian làm việc. Vậy có nghĩa là, các bạn có thể học để có thể có được kiến thức và nền tảng giao tiếp tốt.
Đặc biệt trong ngành nghề xuất nhập khẩu logistics bởi dịch vụ là sản phẩm vô hình. Khi sản phẩm không thể cầm, nắm hay nhìn thấy thì việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp các bạn có lợi thế để chốt sale cho doanh nghiệp mình. Không chỉ vậy, việc giao tiếp nội bộ tốt cũng làm tăng khả năng thích nghi và đạt năng suất lao động cao
6. Kỹ năng đàm phán
Có chút khác biệt so với kỹ năng giao tiếp, bởi đàm phán thường xác định trên trường hợp cụ thể và rõ ràng. Như vậy, đàm phán tốt sẽ giúp doanh nghiệp Xuất nhập khẩu và Logistics tránh rủi ro và thực hiện được những mục tiêu cụ thể cho từng đơn hàng, lô hàng cụ thể.
7. Phân tích và tư duy logic
Rất rất nhiều bạn trẻ có nền tảng kiến thức về nghề Xuất nhập khẩu và Logistics tốt nhưng lại không có khả năng phân tích và kết nối.
Khi gặp một lô hàng cụ thể thường không biết nên bắt đầu từ đâu và làm cách nào để tốt nhất và tiết kiệm thời gian nhất. Một điểm yếu cố hữu của rất nhiều người là thường không chịu tự phân tích và đánh giá rồi đưa ra giải pháp tối ưu. Đương nhiên đó chính là sự phân hóa giữa năng lực quản lý và khả năng làm việc. Đôi khi nhiều bạn thắc mắc là tại sao mình không được bằng ai đó trong công ty dù mình luôn làm tốt công việc được giao, và đây chính là câu trả lời.
8. Khả năng làm việc độc lập và áp lực cao
Ngành nào cũng cần yếu tố này nhưng ngành nghề Xuất nhập khẩu và Logistics cụ thể hơn, đặc biệt là vị trí nhân viên hiện trường. Khi mà phần lớn thời gian là làm việc với các cơ quan nhà nước, sự nhũng nhiễu hay do thể chế là không thể tránh khỏi.
Bạn sẽ thường xuyên phải trả lời các thắc mắc hay nhận các yêu cầu khó khăn từ khách hàng, rồi tiến độ về thời gian, chi phí…. Trong khoảng thời gian ngắn cần đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề ngay cho khách hàng. Nên áp lực là không hề nhẹ nhàng cho những ai muốn làm nghề.
Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt?
Trên đây là các yếu tố cơ bản cần hội tụ cho những ai muốn dấn thân và làm việc trong ngành nghề Xuất nhập khẩu và Logistics, dù có thể còn một vài các yếu tố khác nữa. Thật không dễ dàng nhưng ‘’kinh nghiệm phụ thuộc nhận thức không phụ thuộc thời gian’’ nên các bạn hoàn toàn có thể học và hoàn thiện bản thân để có thể làm trong ngành này. Bởi Việt Nam mới chỉ là nước đang phát triển và quy mô nền kinh tế mới chỉ trên 200 tỷ USD nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu thì đã vượt 400 tỷ USD. Điều này giúp Việt nam gia nhập top 50 nền kinh tế có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Như vậy, sẽ còn quá nhiều cơ hội việc làm trong tương lai dành cho các bạn trẻ khối ngành kinh tế bước ra từ các trường đại học. học kế toán ở đâu
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các Khóa học xuất nhập khẩu ngắn hạn và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên trên cả nước, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên.