Những điều cơ bản về nghiệp vụ kế toán hiện nay

Trong lĩnh vực kế toán, nghiệp vụ kế toán cơ bản được phân ra nhiều loại khác nhau và sẽ bao gồm những công việc cũng như cách thực hiện, giải quyết cụ thể để nhân viên dễ dàng học hỏi và nắm bắt. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về các đặc tính cụ thể và những yêu cầu riêng đối với từng chuyên mục nghiệp vụ ở lĩnh vực này, hãy cùng Học viện TACA tham khảo qua các thông tin ở bài viết dưới đây.

Khái niệm cơ bản về nghiệp vụ kế toán

Nghiệp vụ kế toán là những công việc cơ bản của doanh nghiệp mà các nhân viên kế toán thực hiện mỗi ngày và mang tầm ảnh hưởng rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Các nghiệp vụ này được phân loại rõ ràng và gồm những công việc như: nghiệp vụ kế toán thuế, thu/chi tiền bán sản phẩm, nhập/xuất quỹ tiền mặt, báo cáo tài chính…

Phân loại các nghiệp vụ kế toán cơ bản khi làm việc tại doanh nghiệp

nghiep vu ke toannghiep vu ke toan

Nghiệp vụ kế toán mua hàng

Cách thức hạch toán khi mua nguyên vật liệu và hàng hóa trong kinh doanh

– Nợ TK 152, 153, 155, 156, 211, 641, 642 (Giá mua khi không bao gồm thuế Giá trị gia tăng), nợ TK 1331(Thuế Giá trị gia tăng mua vào), có TK 111, 112, 331 (Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn).

Cách thức hạch toán khi mua hàng nhưng không nhập kho mà tiến hành sử dụng ngay:

– Nợ TK 621, 623, 641, 642 (Giá mua khi không bao gồm thuế giá trị gia tăng) , nợ TK 1331 (Thuế Giá trị gia tăng được khấu trừ), có TK 111, 112, 331 (Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn).

Cách thức hạch toán công nợ cho nhà cung cấp:

– Nợ TK 331(Chi phí thanh toán trước cho nhà cung cấp), có TK 111, 112.

Nghiệp vụ Công cụ – Dụng cụ

Cách thức hạch toán khi mua hàng nhập kho công cụ – dụng cụ:

– Nợ TK 153,  TK 1331, có TK 111, 112, 331.

Cách thức khi xuất hàng công cụ – dụng cụ được chia thành hai trường hợp chính:

Trường hợp 1: Phân bổ toàn bộ giá trị một lần

– Nợ TK 154 (Được dùng cho bộ phận sản xuất), nợ TK 641 (Được dùng cho bộ phận bán hàng), nợ TK 642 (Được dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp), có TK 153.

Trường hợp 2: Phân bổ toàn bộ giá trị thành nhiều lần

– Khi xuất: Nợ TK 242, có TK 153.

– Khi phân bổ từ 2 lần trở lên: Nợ TK 154 (Được sử dụng cho bộ phận sản xuất), nợ TK 641 (Được sử dụng cho bộ phận bán hàng), nợ TK 642 (Được sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp), có TK 242.

Nghiệp vụ kế toán bán hàng

Đối với lĩnh vực bán hàng, nghiệp vụ kế toán được phân loại như sau:

Vốn gốc của sản phẩm

– Nợ TK 632: vốn gốc, có TK 156.

Doanh thu tổng thu được sau khi bán hàng

– Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá trị theo hóa đơn), có TK 511 (Doanh thu chưa gồm thuế), có TK 3331 (Thuế Giá trị gia tăng bán ra).

Đối với khách hàng thanh toán trước hóa đơn hoặc khi thu công nợ

– Nợ TK 111, 112 (Đối với tiền khách trả trước), có TK 131.

Nghiệp vụ liên quan đến lương và các khoản trích theo lương

Cách thức hạch toán đối với lương

– Nợ TK 154, 641, 642, có TK 334.

Chi phí doanh nghiệp phải chi trả về bảo hiểm

– Nợ TK 154, 641, 642, có TK 3383, có TK 3384, có TK 3386, có TK 3382.

Đối với việc nộp bảo hiểm của doanh nghiệp

– Nợ TK 3383, nợ TK 3384, nợ TK 3386, có TK 111, 112.

Đối với các loại bảo hiểm hoặc thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động

– Nợ TK 334, có TK 3383, có TK 3384, có TK 3386.

Đối với công tác thanh toán lương cho công nhân viên tại doanh nghiệp

– Nợ TK 334 (Lương thực tế = Tổng lương (Có TK 334) – Các khoản giảm trừ vào lương), có TK 111, 112.

Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán

Đối với phía người mua hàng sẽ được hưởng các chiết khấu

– Nợ TK 111, 112, 331, 1388, có TK 152, 153, 156, có TK 133.

Đối với doanh nghiệp và người bán

– Giá vốn gốc của sản phẩm: Nợ TK 632, có TK 152, 153, 154, 155, 156.

– Doanh thu sau khi bán hàng: Nợ TK 111, 112, 131, có TK 511, có TK 3331.

– Chiết khấu dành riêng cho khách hàng: Nợ TK 5211, 5213, nợ TK 3331, có TK 111, 112, 131, 3388.

Nghiệp vụ tài sản cố định

– Khi mua tài sản cố định: Nợ TK 211, nợ TK 133, có TK 111, 112, 331.

– Đối với khấu hao theo định kỳ: Nợ TK 154, 641, 642, có TK 214.

– Đối với nhượng quyền hoặc thanh lý

– Xóa sổ: Nợ TK 214, nợ TK 811, có TK 211.

– Trường hợp sửa chữa trước khi nhượng quyền hoặc thanh lý: Nợ TK 811: Chi phí thanh lý, nợ TK 1331: Thuế Giá trị gia tăng, có TK 111, 112, 331.

– Doanh thu sau khi bán sản phẩm: Nợ TK 111, 112, 131, có TK 711 (Giá bán trên thị trường), có TK 3331 (Thuế Giá trị gia tăng khi bán sản phẩm).

Trường hợp có chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán

Đối với bên mua khi mua và được hưởng chiết khấu

– Nợ TK 152, 153, 156, nợ TK 133, có TK 111, 112, 331, nợ TK 111, 112, 331, 1388, có TK 152, 153, 156, có TK 133.

Giá vốn, doanh thu và chiết khấu khi dành cho khách hàng

– Nợ TK 111, 112, 131, có TK 511, có TK 3331, nợ TK 5211, 5213, nợ TK 3331, có TK 111, 112, 131, 3388.

Đối với các dạng sản phẩm bị trả lại

Đối với người mua khi trả lại hàng

– Nợ TK 111, 112, 331, 1388, có TK 152, 153, 156, có TK 1331.

Đối với người bán

– Giá gốc của sản phẩm: Nợ TK 632, có TK 152, 153, 154, 155, 156.

– Doanh thu sản phẩm: Nợ TK 111, 112, 131, có TK 511, có TK 3331.

– Các sản phẩm khi bị trả lại: Nợ TK 5212, nợ TK 3331, có TK 111, 112, 131, 3388.

– Các sản phẩm bị trả lại được nhập kho:Nợ TK 156, có TK 632.

Đối với hoa hồng đại lý

Đối với hàng xuất kho gửi đại lý

– Nợ TK 157, có TK 155, 156.

Đối với giá vốn của hàng gửi

– Nợ TK 632, có TK 157.

Đối với doanh thu bán hàng

– Nợ TK 111, 112, 131, có TK 511, có TK 3331.

Đối với hoa hồng cho đại lý

– Nợ TK 641, có TK 111, 112, 131, 3388.

Đối với bút toán vào cuối mỗi kỳ

Khi khấu trừ phần thuế Giá trị gia tăng

– Nợ TK 3331, có TK 1331.

Giá vốn sản phẩm bán

– Nợ TK 632, có TK 154.

Các khoản chi phí giảm trừ doanh thu

– Nợ TK 511, có TK 521, 531, 532.

Những bút toán kết chuyển

– Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 511, có TK 911.

– Doanh thu từ hoạt động đầu tư: Nợ TK 515, có TK 911.

– Doanh thu từ hoạt động khác: Nợ TK 711, có TK 911.

– Giá vốn sản phẩm bán: Nợ TK 911, có TK 632.

– Chi phí bán sản phẩm: Nợ TK 911, có TK 641.

– Chi phí đối với việc quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911, có TK 642.

– Chi phí phát sinh: Nợ TK 911, có TK 811.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có lãi: Nợ TK 821, có TK 3334.

– Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Nợ TK 911, có TK 821.

– Lợi nhuận sau thuế: Nợ TK 911, có TK 421(Nếu doanh nghiệp lãi), nợ TK 421, có TK 911(Nếu doanh nghiệp lỗ).

– Quy trình tính lợi nhuận: Nợ TK 154, có TK 621, 622, 627 và 155 (Tổng hợp chi phí) và nợ TK 632, 635, 641, 642, có TK 911(Xác định giá vốn sản phẩm).

Thông qua bài viết trên, Học viện TACA đã mang đến bạn những thông tin và kiến thức cơ bản về các phân loại cũng như hình thức hạch toán trong nghiệp vụ kế toán. Hy vọng rằng các kiến thức nghiệp vụ chuyên môn trên sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ và sử dụng thành thạo trong lĩnh vực kế toán.

Xem thêm:

Học kế toán online

Các khoá học kế toán

Báo cáo tài chính và thuế chuyên sâu

Chứng chỉ đại lý thuế