Những điểm khác biệt lớn giữa tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành
(Dịch thuật PROLING tổng hợp) Chúng ta đã nghe nói nhiều tới tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành nhưng đang có một sự khác biệt khá lớn, gây ra nhiều hiểu nhầm giữa chúng trong thực tế. Nhân một nhan đề khá hay và thiết thực này bài viết này Dịch thuật PROLING sẽ chỉ xin trình bày về sơ lược những đặc điểm của tiếng Anh học thuật và dịch thuật để bạn nắm rõ hơn. Các thông tin về cách học tiếng Anh, hay làm sao để học tiếng Anh thì trên thế giới mạng có cả núi kinh nghiệm về vấn đề này rồi. Tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành là hai lĩnh vực khá dễ nhầm lẫn bởi cùng là tiếng Anh sử dụng ở môi trường học tập nghiên cứu chuyên nghiệp và khó có thể tách rời. Tuy nhiên tiếng Anh Học thuật và tiếng Anh chuyên ngành vốn hoàn toàn khác biệt.
1. Hệ thống từ ngữ chuyên dụng và phương pháp sử dụng từ ngữ
Tiếng Anh chuyên ngành là hệ thống từ ngữ chuyên dụng của một ngành trong khi tiếng Anh Học thuật còn là phương pháp sử dụng câu cú, ngữ pháp, từ vựng, vv trong học tập và nghiên cứu tại đại học nước ngoài. Tất nhiên trong tiếng Anh Học thuật, hệ thống được sử dụng khá gần với tiếng Anh chuyên ngành bởi những khóa học tại đại học thưởng cụ thể thuộc về một chuyên ngành nào đó.
So sánh tiếng Anh dịch thuật Và Tiếng Anh chuyên ngành
Nhưng ngoài hệ thống từ vựng, tiếng Anh Học thuật còn bao gồm rất nhiều khía cạnh khác. Đó là cách tổ chức câu, đoạn mạch lạc, các phương pháp mô tả, giải thích, trình bày ý kiến, cách trích dẫn, tham khảo các tài liệu khoa học, phương pháp suy luận, tư duy phản biện, tiếp cận bài học, kỹ năng tìm kiếm tài liệu.
2. Phương pháp diễn đạt mối quan hệ của những ý trong bài
Một trong những điểm quan trọng của tiếng Anh Học thuật bạn không tìm thấy trong tiếng Anh chuyên ngành là phương pháp diễn đạt mối quan hệ của những ý trong bài. Một cá nhân sử dụng thành thạo tiếng Anh Học thuật sẽ phải có khả năng viết một cách ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc mặc dù tiếng Anh Học thuật vốn phức tạp hơn tiếng Anh thông thường.
Nội dung có thể bạn quan tâm :
Một bài luận học thuật cần có cấu trúc chặt chẽ và khoa học trong cả cách trình bày, chia phần lớn nhỏ và nội dung với những từ nối chuyển đoạn phù hợp. Tiếng Anh chuyên ngành có thể cho bạn “nguyên liệu” của một bài luận Học thuật nhưng không thể cung cấp phương pháp để từ những “nguyên liệu” đó xây dựng thành những bài viết mang tính Học thuật hoàn chỉnh. Có thể thấy rằng tiếng Anh Học thuật thiên về kỹ năng nhiều hơn trong khi tiếng Anh chuyên ngành tập trung vào kiến thức.
Những kỹ năng của tiếng Anh Học thuật bao gồm rất nhiều khía cạnh khác nhau trong tiếng Anh, ngoài nghe, nói, đọc, viết còn có những kỹ năng chuyên sâu hơn như tìm tài liệu trên một chủ đề cụ thể cho sẵn, xây dựng tiểu luận, luận án, trích dẫn tài liệu tham khảo đúng nguyên tắc tránh mắc lỗi sao chép (plagiarism), đọc hiểu tài liệu khoa học, tư duy phản biện, thuyết trình, thảo luận, làm việc theo nhóm.
Có thể áp dụng tiếng Anh chuyên ngành để bổ trợ nâng cao vốn tiếng Anh Học thuật hay không?
Tất nhiên là có thể. Bởi như đã nói ở trên, tiếng Anh Học thuật hầu như đều sử dụng hệ thống từ vựng chuyên ngành. Những văn bản, tài liệu, bài giảng hay sách giáo khoa ở đại học đều sử dụng tiếng Anh chuyên ngành. Vì vậy mà trước khi sử dụng những kỹ năng đọc hiểu, tư duy phản biện của tiếng Anh Học thuật với mỗi bài đọc, vốn tiếng Anh chuyên ngành giúp bạn hiểu được những tài liệu đó.
Vốn tiếng Anh chuyên ngành tốt có thể đóng góp một phần giúp bạn xây dựng vốn tiếng Anh Học thuật qua hệ thống từ vựng phổ biến trong học tập và nghiên cứu. Cũng như khi viết tiểu luận, báo cáo hay làm bài thuyết trình học thuật, các bạn có thể khai thác triệt để vốn tiếng Anh chuyên ngành của mình vì ngôn ngữ tiếng Anh Học thuật luôn bao gồm những từ vựng đặc thù đó.
Như vậy, cần phân biệt rõ ràng giữa tiếng Anh Học thuật (Academic English) và tiếng Anh chuyên ngành (Professional English). Để thành công tại đại học nước ngoài, việc đầu tư cho cả hai lĩnh vực, đặc biệt là tiếng Anh Học thuật là rất cần thiết để có một hành trang toàn diện về cả kiến thức và kỹ năng.
Qua đây, chúng ta đã làm rõ với nhau được các khía cạnh, khái niệm và sự khác biệt giữa tiếng Anh học thuật và tiếng Anh chuyên ngành. Hy vọng bài viết này mang lại thông tin hữu ích dành cho bạn.
Để xem những nội dung liên quan hữu ích khác – tất cả đều được PROLING trình bày tại danh mục : Kinh nghiệm – kiến thức dịch thuật.
Có nhu cầu dịch thuật, chuyển ngữ tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng việt, từ tiếng Việt sang tiếng Nước ngoài hãy liên hệ với PROLING hôm nay để nhận được những ưu đãi lớn dành cho khách hàng dịch thuật.