Nhà Hàng Chay Aummee – Aummee Vegetarian Restaurant – BÀI DỰ THI SỐ 74 Tác giả: Nguyễn Thị Mai Trâm ĂN CHAY – VỀ VỚI THIÊN NHIÊN! Nhà ngoại tôi có một khu vườn rộng rãi, chuyên trồng các loại cây ăn t

Tác giả: Nguyễn Thị Mai Trâm

ĂN CHAY – VỀ VỚI THIÊN NHIÊN!

Nhà ngoại tôi có một khu vườn rộng rãi, chuyên trồng các loại cây ăn trái, bên cạnh đó ngoại cũng dành một phần đất để trồng rau, quả đủ loại như bầu, bí, mướp, khổ qua, cải ngọt, rau muống, rau lang, đậu đũa, mồng tơi… bốn mùa xanh tốt. Ngoại còn tự tạo một khu vực trồng nấm mèo bằng những cây gỗ mục, tưới nước thường xuyên, một ổ rơm mục để nuôi nấm rơm tự nhiên. Vài ba ngày ngoại lại gieo một ít giá để góp phần phong phú cho bữa ăn. Thuở bé tôi đã chập chững lớn dạo chơi và lên bên khu vườn mướt xanh của ngoại.
Ngoại có biệt tài nấu ăn rất ngon, kể cả món chay hay món mặn, các món chè, món bánh qua bàn tay khéo léo của ngoại thì đều trở nên đặc biệt. Tài nấu ăn của ngoại nổi tiếng một vùng, đám tiệc nào người ta cũng nhờ ngoại nấu giúp, đặc biệt là nấu cỗ chay.
Ngoại hay đi chùa lễ Phật và làm việc thiện. Bà ngoại tôi ăn chay nhưng ông ngoại tôi lại ăn mặn. Có lẽ do bị bà “tác động” nên sau đó vào những ngày 14, rằm hay 30, mùng 1, ông ngoại cũng ăn chay. Bà ngoại không nhớ rõ bà ăn chay trường từ khi nào, chỉ nhớ là sau khi lập gia đình một thời gian thì bà bắt đầu với việc ăn chay. Ban đầu ngoại chỉ ăn chay khi gia đình có việc gì đó hệ trọng, ví dụ như dì Hai tôi bị bệnh nặng, ngoại ăn chay nửa năm để cầu cho cậu tai qua nạn khỏi, hoặc các cháu trải qua các kì thi thì ngoại cũng ăn chay khi thì một tháng, khi thì nửa tháng (tuỳ theo mức độ kì thi!) để cầu mong các cháu thi đỗ. Dần dần, gia đình không có việc gì hệ trọng, ngoại không cầu xin điều gì cũng ăn chay khi mười bữa, khi nửa tháng, rồi ngoại chuyển sang ăn chay trường hẳn. Ngoại ăn chay chỉ ăn những loại rau củ được thu hái từ thực vật (trong vườn nhà) và đậu hủ chứ không dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như một số người ăn chay khác.
Mỗi lần nấu ăn, ngoại thường nấu làm hai phần chay, mặn. Ông ngoại thấy bà bất tiện trong việc nấu nướng và do ông đọc được những lợi ích từ việc ăn chay, có nhiều tích cực mang lại nên ông chuyển sang ăn chay hẳn cùng bà. Từ lúc chuyển sang ăn chay trường, ngoại cũng chỉ nhận nấu giúp mọi người cỗ chay chứ không nấu cỗ mặn nữa.
Các con cháu, đặc biệt là đám cháu như chúng tôi rất khoái những món chay mà ngoại chế biến. Những dịp lễ, tết, họp mặt gia đình, bao giờ ngoại cũng thết đãi con cháu bằng những thực đơn chay, nếu như bà không đãi món chay thì đám con cháu cũng yêu cầu bà nấu. Ví dụ chỉ đơn giản từ những quả đậu cove, ngoại rửa sạch, để nguyên trái rồi khía xeo xéo thành nhiều khía nhỏ, cùng một ít nấm rơm, nấm mèo, củ hành, tiêu cùng một ít gia vị, có khi ngoại cho thêm vào một miếng đậu hủ, là có thể chế biến thành một món kho tiêu cực kì hấp dẫn và ngon miệng. Bên cạnh đó, còn hàng loạt món ngon khác được bà chế biến từ rau, củ, quả từ những món đơn giản đến cầu kì mà tôi không thể kể hết ra đây.
Lúc nhỏ sống cùng ông bà ngoại nên tôi cũng tập tành ăn chay. Hồi đó tôi thỉnh thoảng tôi mới ăn rau củ, bữa ăn của tôi chỉ toàn thịt và trứng. Có lần vào dịp cận tết, tôi cùng bọn trẻ sang nhà hàng xóm xem người ta mổ heo ăn tết. Nhìn con heo la thất thanh, giãy giụa trong tuyệt vọng khi bị giết, mắt nó mở trừng trừng, tôi bỗng hoảng sợ trước cái chết đau đớn ấy. Trong nhận thức non nớt của trẻ thơ, tôi thấy con người sao mà ác độc quá! Con heo đang sống sờ sờ như vậy, bỗng nhiên bị trói nghiến lại, bị giết và chết trong tích tắc! Sau lần đó, tôi không dám đụng đũa vào bất kì món ăn nào có thịt, bất kể là thịt gì. Cứ thấy món ăn làm từ thịt là tôi lại tưởng tượng đến cái chết của con heo, và dần dần tôi sợ luôn mùi tanh của cá, trứng. Tôi chuyển sang ăn chay hẳn. Tôi ăn chay một cách nhanh chóng và dứt khoát, dứt khoát đến độ ba má tôi cũng phải ngạc nhiên. Tôi không nghĩ đến chuyện ăn mặn nữa, một phần là do bị ám ảnh, xót thương cho sự sống của con vật, phần còn lại là do những món chay của bà ngoại có sức hấp dẫn rất lớn đối với tôi (mà trước đây tôi không để ý nên bị các món mặn của bà lấn át!)
Bà ngoại hay khuyên con cháu trong nhà nên ăn chay. Bà thường nói ăn động vật là triệt đường sống của chúng (tôi thấy bà nói đúng!), con vật cũng có sinh mệnh, có cảm xúc, cũng biết buồn vui, đau đớn, giết chúng để ăn là không cần thiết trong khi con người có thể ăn những thứ khác từ rau trái. Ăn rau trái giúp con người nuôi dưỡng lòng nhân từ, tránh sát sinh, dồn chúng đến chỗ diệt chủng. Còn khi ăn rau trái, con người có thể gieo trồng, chăm sóc và làm cho chúng phát triển khắp mọi nơi và ngày càng xanh tốt, phong phú hơn. Ăn chay giúp con người nuôi dưỡng điều lành và phát triển tình thương bao la đến mọi sinh vật.
Nhiều lần ông nội tôi đến nhà thông gia (ông bà ngoại tôi) chơi, được thết đãi món chay nên ông nội tôi cũng đâm ghiền những món chay ấy và cũng dần chuyển sang ăn chay. Má tôi học được bí quyết nấu các món chay từ bà ngoại, nên khi về làm dâu nhà nội, khi ông nội có ý muốn ăn chay, má tôi lại có cơ hội trổ tài nấu nướng, ông bà nội ăn rất hợp khẩu vị nên rất quý má tôi. Khách khứa đến nhà nội chơi, nếu như trước đây đãi khách bằng hải sản (quê tôi ở vùng biển) thì nay nội chuyển sang đãi nón chay, vừa đỡ tốn kém, lại đỡ mất công chạy chợ hằng ngày và đặc biệt hơn là nội có cơ hội khoe con dâu cả có tài nấu nướng các món chay độc đáo! Khách của nội đa phần là dân Sài Gòn, trong các bữa cơm ngày thường hoặc các bữa tiệc của họ đều chủ yếu là thịt cá, do vậy khi về quê nội tôi, thưởng thức món chay từ các loại rau, củ, quả sạch, hái ngay trong vườn, ai cũng thích. Họ tấm tắc khen tài nấu món chay của má tôi. Ông bà nội tôi lấy làm hãnh diện về con dâu cả, các cô chú cũng yêu quý má tôi hơn. Tinh thần ông bà vui vẻ nên cuộc sống cũng thoải mái, không lo nghĩ, sức khoẻ đong đầy. Một khi ông bà nội, cô chú quý má tôi thì khỏi phải nói, ba tôi càng yêu, chiều má đến cỡ nào! Vì vậy bầu không khí gia đình bên nội lúc nào cũng ấp áp, thuận hoà. Tôi cũng hạnh phúc, vui lây.
Từ lúc tôi ăn chay trường đến nay đã hơn hai mươi năm, có lẽ do ăn chay nên cái tính nóng nảy của tôi đã giảm đi đáng kể, tôi từ tốn, nhẹ nhàng hơn trong giao tiếp, cho dù người đó có mâu thuẫn lớn với tôi, hoặc công việc có làm tôi bực bội đến đâu đi nữa, tôi cũng giải quyết theo chiều hướng bình tĩnh, êm thấm, dĩ hoà vi quý. Bên cạnh đó tôi thấy ăn chay cũng sẽ tránh được các bệnh do nhiễm độc từ thịt cá gây ra (dĩ nhiên không loại trừ việc ăn phải các loại rau, củ, quả nhiễm giun sán, thuốc trừ sâu… thì cũng gây ra bệnh hoặc ngộ độc như thường).
Ba tôi trước đây không thích ăn chay nhưng gần đây cũng chuyển sang ăn chay thường xuyên hơn hẳn vì ba đọc được ở đâu đó thông tin mà theo lời ba thì: “Có nhiều dữ kiện cho thấy ăn rau trái rất tốt để giảm nguy cơ mập phì, táo bón, ung thư phổi. Cũng có bằng chứng là nguy cơ cao về huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường loại II, sạn túi mật cũng giảm thiểu. Một số bằng chứng cho thấy rau trái có thể giảm nguy cơ ung thư ruột già, sạn thận, loãng xương, hư răng”.
Thế đó, gia đình bên nội, bên ngoại tôi đều có người ăn chay vì nhiều lý do như tôi nói ở trên. Người ăn chay trường cũng có, người ăn chay định kì cũng có, người ăn chay “ngắn hạn” cũng có và có cả người đang tập ăn chay.
Về lợi ích của việc ăn chay thì rất nhiều sách báo, bài viết đã đề cập đến. Ở đây tôi rất thích cụm từ “Ăn chay hạnh phúc” mà cuộc thi đang phát động, bởi nó rất đúng với trường hợp gia đình tôi. Tuy biết đến cuộc thi muộn, chỉ còn hai, ba hôm nữa là cuộc thi kết thúc, nhưng tôi cũng tranh thủ viết một bài tham dự, chia sẻ về những hạnh phúc của gia đình tôi từ việc ăn chay mang lại. Cứ tưởng tượng mà xem, cũng chính vì việc ăn chay với thực phẩm chính là rau, củ, quả nên gia đình tôi (bên nội, bên ngoại) nhà nào cũng có một mảnh vườn để dành trồng rau, củ (sợ mua ngoài chợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm). Đầu buổi sáng tinh sương hoặc buổi chiều râm mát, tinh thần “yêu lao động” trong gia đình nội, ngoại hai bên lại được thể hiện: người cuốc đất, người gieo hạt, người tưới nước, người bón phân, người làm giàn, người thu hoạch… theo từng “mùa vụ”, từng loại rau, củ, quả. Tiếng nói, tiếng cười í ới, xôn xao một góc vườn. Thành quả lao động là những giàn bầu, giàn mướp mát mẻ, quả thõng xuống, chi chít; là những luống cà chua trái xanh, trái đỏ đẹp mắt; là luống cải trổ hoa vàng thu hút các loài ong bướm; là những trái đậu cove, đậu đũa xanh mướt; là những đọt rau lang bỏ ngọn ngon xanh um… bốn mùa.
Cuộc sống với bao công việc bộn bề, vất vả; nỗi lo cơm, áo gạo tiền dường như tan biến đi khi sáng ra hoặc chiều về, mọi người lại quây quần bên nhau cùng làm việc, cùng trò chuyện bên những vườn rau xanh mát. Lòng người cũng trở nên sảng khoái, nhẹ nhàng khi hoà mình với thiên nhiên. Ăn chay và thiên nhiên hoà hợp khiến tinh thần con người thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc hơn, các thành viên trong gia đình biết nhường nhịn, yêu thương, gắn bó với nhau hơn trong cuộc sống.
Cám ơn Ban tổ chức cuộc thi đã tạo cơ hội cho những người ăn chay như chúng tôi được chia sẻ những trải nghiệm của bản thân, gia đình về lợi ích của việc ăn chay để lan toả đến rộng rãi cộng đồng và truyền đi thông điệp về “Ăn chay hạnh phúc”!

BÀI DỰ THI SỐ 74Tác giả: Nguyễn Thị Mai TrâmĂN CHAY – VỀ VỚI THIÊN NHIÊN!Nhà ngoại tôi có một khu vườn rộng rãi, chuyên trồng các loại cây ăn trái, bên cạnh đó ngoại cũng dành một phần đất để trồng rau, quả đủ loại như bầu, bí, mướp, khổ qua, cải ngọt, rau muống, rau lang, đậu đũa, mồng tơi… bốn mùa xanh tốt. Ngoại còn tự tạo một khu vực trồng nấm mèo bằng những cây gỗ mục, tưới nước thường xuyên, một ổ rơm mục để nuôi nấm rơm tự nhiên. Vài ba ngày ngoại lại gieo một ít giá để góp phần phong phú cho bữa ăn. Thuở bé tôi đã chập chững lớn dạo chơi và lên bên khu vườn mướt xanh của ngoại.Ngoại có biệt tài nấu ăn rất ngon, kể cả món chay hay món mặn, các món chè, món bánh qua bàn tay khéo léo của ngoại thì đều trở nên đặc biệt. Tài nấu ăn của ngoại nổi tiếng một vùng, đám tiệc nào người ta cũng nhờ ngoại nấu giúp, đặc biệt là nấu cỗ chay.Ngoại hay đi chùa lễ Phật và làm việc thiện. Bà ngoại tôi ăn chay nhưng ông ngoại tôi lại ăn mặn. Có lẽ do bị bà “tác động” nên sau đó vào những ngày 14, rằm hay 30, mùng 1, ông ngoại cũng ăn chay. Bà ngoại không nhớ rõ bà ăn chay trường từ khi nào, chỉ nhớ là sau khi lập gia đình một thời gian thì bà bắt đầu với việc ăn chay. Ban đầu ngoại chỉ ăn chay khi gia đình có việc gì đó hệ trọng, ví dụ như dì Hai tôi bị bệnh nặng, ngoại ăn chay nửa năm để cầu cho cậu tai qua nạn khỏi, hoặc các cháu trải qua các kì thi thì ngoại cũng ăn chay khi thì một tháng, khi thì nửa tháng (tuỳ theo mức độ kì thi!) để cầu mong các cháu thi đỗ. Dần dần, gia đình không có việc gì hệ trọng, ngoại không cầu xin điều gì cũng ăn chay khi mười bữa, khi nửa tháng, rồi ngoại chuyển sang ăn chay trường hẳn. Ngoại ăn chay chỉ ăn những loại rau củ được thu hái từ thực vật (trong vườn nhà) và đậu hủ chứ không dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như một số người ăn chay khác.Mỗi lần nấu ăn, ngoại thường nấu làm hai phần chay, mặn. Ông ngoại thấy bà bất tiện trong việc nấu nướng và do ông đọc được những lợi ích từ việc ăn chay, có nhiều tích cực mang lại nên ông chuyển sang ăn chay hẳn cùng bà. Từ lúc chuyển sang ăn chay trường, ngoại cũng chỉ nhận nấu giúp mọi người cỗ chay chứ không nấu cỗ mặn nữa.Các con cháu, đặc biệt là đám cháu như chúng tôi rất khoái những món chay mà ngoại chế biến. Những dịp lễ, tết, họp mặt gia đình, bao giờ ngoại cũng thết đãi con cháu bằng những thực đơn chay, nếu như bà không đãi món chay thì đám con cháu cũng yêu cầu bà nấu. Ví dụ chỉ đơn giản từ những quả đậu cove, ngoại rửa sạch, để nguyên trái rồi khía xeo xéo thành nhiều khía nhỏ, cùng một ít nấm rơm, nấm mèo, củ hành, tiêu cùng một ít gia vị, có khi ngoại cho thêm vào một miếng đậu hủ, là có thể chế biến thành một món kho tiêu cực kì hấp dẫn và ngon miệng. Bên cạnh đó, còn hàng loạt món ngon khác được bà chế biến từ rau, củ, quả từ những món đơn giản đến cầu kì mà tôi không thể kể hết ra đây.Lúc nhỏ sống cùng ông bà ngoại nên tôi cũng tập tành ăn chay. Hồi đó tôi thỉnh thoảng tôi mới ăn rau củ, bữa ăn của tôi chỉ toàn thịt và trứng. Có lần vào dịp cận tết, tôi cùng bọn trẻ sang nhà hàng xóm xem người ta mổ heo ăn tết. Nhìn con heo la thất thanh, giãy giụa trong tuyệt vọng khi bị giết, mắt nó mở trừng trừng, tôi bỗng hoảng sợ trước cái chết đau đớn ấy. Trong nhận thức non nớt của trẻ thơ, tôi thấy con người sao mà ác độc quá! Con heo đang sống sờ sờ như vậy, bỗng nhiên bị trói nghiến lại, bị giết và chết trong tích tắc! Sau lần đó, tôi không dám đụng đũa vào bất kì món ăn nào có thịt, bất kể là thịt gì. Cứ thấy món ăn làm từ thịt là tôi lại tưởng tượng đến cái chết của con heo, và dần dần tôi sợ luôn mùi tanh của cá, trứng. Tôi chuyển sang ăn chay hẳn. Tôi ăn chay một cách nhanh chóng và dứt khoát, dứt khoát đến độ ba má tôi cũng phải ngạc nhiên. Tôi không nghĩ đến chuyện ăn mặn nữa, một phần là do bị ám ảnh, xót thương cho sự sống của con vật, phần còn lại là do những món chay của bà ngoại có sức hấp dẫn rất lớn đối với tôi (mà trước đây tôi không để ý nên bị các món mặn của bà lấn át!)Bà ngoại hay khuyên con cháu trong nhà nên ăn chay. Bà thường nói ăn động vật là triệt đường sống của chúng (tôi thấy bà nói đúng!), con vật cũng có sinh mệnh, có cảm xúc, cũng biết buồn vui, đau đớn, giết chúng để ăn là không cần thiết trong khi con người có thể ăn những thứ khác từ rau trái. Ăn rau trái giúp con người nuôi dưỡng lòng nhân từ, tránh sát sinh, dồn chúng đến chỗ diệt chủng. Còn khi ăn rau trái, con người có thể gieo trồng, chăm sóc và làm cho chúng phát triển khắp mọi nơi và ngày càng xanh tốt, phong phú hơn. Ăn chay giúp con người nuôi dưỡng điều lành và phát triển tình thương bao la đến mọi sinh vật.Nhiều lần ông nội tôi đến nhà thông gia (ông bà ngoại tôi) chơi, được thết đãi món chay nên ông nội tôi cũng đâm ghiền những món chay ấy và cũng dần chuyển sang ăn chay. Má tôi học được bí quyết nấu các món chay từ bà ngoại, nên khi về làm dâu nhà nội, khi ông nội có ý muốn ăn chay, má tôi lại có cơ hội trổ tài nấu nướng, ông bà nội ăn rất hợp khẩu vị nên rất quý má tôi. Khách khứa đến nhà nội chơi, nếu như trước đây đãi khách bằng hải sản (quê tôi ở vùng biển) thì nay nội chuyển sang đãi nón chay, vừa đỡ tốn kém, lại đỡ mất công chạy chợ hằng ngày và đặc biệt hơn là nội có cơ hội khoe con dâu cả có tài nấu nướng các món chay độc đáo! Khách của nội đa phần là dân Sài Gòn, trong các bữa cơm ngày thường hoặc các bữa tiệc của họ đều chủ yếu là thịt cá, do vậy khi về quê nội tôi, thưởng thức món chay từ các loại rau, củ, quả sạch, hái ngay trong vườn, ai cũng thích. Họ tấm tắc khen tài nấu món chay của má tôi. Ông bà nội tôi lấy làm hãnh diện về con dâu cả, các cô chú cũng yêu quý má tôi hơn. Tinh thần ông bà vui vẻ nên cuộc sống cũng thoải mái, không lo nghĩ, sức khoẻ đong đầy. Một khi ông bà nội, cô chú quý má tôi thì khỏi phải nói, ba tôi càng yêu, chiều má đến cỡ nào! Vì vậy bầu không khí gia đình bên nội lúc nào cũng ấp áp, thuận hoà. Tôi cũng hạnh phúc, vui lây.Từ lúc tôi ăn chay trường đến nay đã hơn hai mươi năm, có lẽ do ăn chay nên cái tính nóng nảy của tôi đã giảm đi đáng kể, tôi từ tốn, nhẹ nhàng hơn trong giao tiếp, cho dù người đó có mâu thuẫn lớn với tôi, hoặc công việc có làm tôi bực bội đến đâu đi nữa, tôi cũng giải quyết theo chiều hướng bình tĩnh, êm thấm, dĩ hoà vi quý. Bên cạnh đó tôi thấy ăn chay cũng sẽ tránh được các bệnh do nhiễm độc từ thịt cá gây ra (dĩ nhiên không loại trừ việc ăn phải các loại rau, củ, quả nhiễm giun sán, thuốc trừ sâu… thì cũng gây ra bệnh hoặc ngộ độc như thường).Ba tôi trước đây không thích ăn chay nhưng gần đây cũng chuyển sang ăn chay thường xuyên hơn hẳn vì ba đọc được ở đâu đó thông tin mà theo lời ba thì: “Có nhiều dữ kiện cho thấy ăn rau trái rất tốt để giảm nguy cơ mập phì, táo bón, ung thư phổi. Cũng có bằng chứng là nguy cơ cao về huyết áp, bệnh động mạch vành, tiểu đường loại II, sạn túi mật cũng giảm thiểu. Một số bằng chứng cho thấy rau trái có thể giảm nguy cơ ung thư ruột già, sạn thận, loãng xương, hư răng”.Thế đó, gia đình bên nội, bên ngoại tôi đều có người ăn chay vì nhiều lý do như tôi nói ở trên. Người ăn chay trường cũng có, người ăn chay định kì cũng có, người ăn chay “ngắn hạn” cũng có và có cả người đang tập ăn chay.Về lợi ích của việc ăn chay thì rất nhiều sách báo, bài viết đã đề cập đến. Ở đây tôi rất thích cụm từ “Ăn chay hạnh phúc” mà cuộc thi đang phát động, bởi nó rất đúng với trường hợp gia đình tôi. Tuy biết đến cuộc thi muộn, chỉ còn hai, ba hôm nữa là cuộc thi kết thúc, nhưng tôi cũng tranh thủ viết một bài tham dự, chia sẻ về những hạnh phúc của gia đình tôi từ việc ăn chay mang lại. Cứ tưởng tượng mà xem, cũng chính vì việc ăn chay với thực phẩm chính là rau, củ, quả nên gia đình tôi (bên nội, bên ngoại) nhà nào cũng có một mảnh vườn để dành trồng rau, củ (sợ mua ngoài chợ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm). Đầu buổi sáng tinh sương hoặc buổi chiều râm mát, tinh thần “yêu lao động” trong gia đình nội, ngoại hai bên lại được thể hiện: người cuốc đất, người gieo hạt, người tưới nước, người bón phân, người làm giàn, người thu hoạch… theo từng “mùa vụ”, từng loại rau, củ, quả. Tiếng nói, tiếng cười í ới, xôn xao một góc vườn. Thành quả lao động là những giàn bầu, giàn mướp mát mẻ, quả thõng xuống, chi chít; là những luống cà chua trái xanh, trái đỏ đẹp mắt; là luống cải trổ hoa vàng thu hút các loài ong bướm; là những trái đậu cove, đậu đũa xanh mướt; là những đọt rau lang bỏ ngọn ngon xanh um… bốn mùa.Cuộc sống với bao công việc bộn bề, vất vả; nỗi lo cơm, áo gạo tiền dường như tan biến đi khi sáng ra hoặc chiều về, mọi người lại quây quần bên nhau cùng làm việc, cùng trò chuyện bên những vườn rau xanh mát. Lòng người cũng trở nên sảng khoái, nhẹ nhàng khi hoà mình với thiên nhiên. Ăn chay và thiên nhiên hoà hợp khiến tinh thần con người thoải mái, vui vẻ và hạnh phúc hơn, các thành viên trong gia đình biết nhường nhịn, yêu thương, gắn bó với nhau hơn trong cuộc sống.Cám ơn Ban tổ chức cuộc thi đã tạo cơ hội cho những người ăn chay như chúng tôi được chia sẻ những trải nghiệm của bản thân, gia đình về lợi ích của việc ăn chay để lan toả đến rộng rãi cộng đồng và truyền đi thông điệp về “Ăn chay hạnh phúc”!