Người phụ nữ đối diện với cuộc sống như thế nào?

“Khi tôi được yêu cầu có bài nói chuyện về chủ đề “Người phụ nữ Việt Nam ngày nay đối diện với cuộc sống như thế nào?”, tôi đã suy nghĩ rất lâu và cặn kẽ về điều này. Và tôi đã quyết định là sẽ không nói về chủ đề này. Mặc dù tôi đã sống ở đây trên năm năm và trong khoảng thời gian 6 năm, từ năm 1996-2000, thỉnh thoảng, tôi cũng đã có các chuyến thăm đến đây, dù vậy tôi vẫn cảm thấy chưa đủ tư cách để nói về người phụ nữ Việt Nam, về kinh nghiệm, và về nền văn hoá phong phú và cổ xưa của họ, cho dù tôi có tích lủy được bao nhiêu kinh nghiệm đi chăng nữa, một điều đơn giản, tôi vẫn không phải là một người Việt Nam.

Nhưng tôi có thể nói về những người đàn bà đối diện với cuộc sống ngày nay từ điểm lợi thế của chính nền văn hoá của tôi, và ngày nay, phải làm thế nào để trở thành một người đàn bà mạnh mẽ từ việc phải đối diện với các vấn đề nam nữ bình quyền của một người phụ nữ Mỹ được sinh ra vào năm 1935, cách đây 70 năm.

Có thể, nói chính xác hơn, tôi đã trở thành một con người, một người phụ nữ thông qua các kinh nghiệm và bằng sự khắc phục những nỗi sơ hãi của tuổi trẻ , một tuổi thơ nhiều đau buồn luôn thiếu vắng sự hiện diện của cha mẹ tôi, và tôi đã bị bỏ một mình tự xoay sở với tính khắc nghiệt của những người giúp việc, những người chỉ tôi hình phạt thể chất thay cho tình thương yêu.

Khi tôi lập gia đình, sau 16 năm sống trong tình nghĩa vợ chồng, tôi mới nhận thức được là tôi không và chưa bao giờ thật sự yêu chồng tôi, mà chỉ cần chồng tôi hỗ trợ về mặt tình cảm. Tôi luôn làm việc và có vị trí cao hơn chồng tôi, nhưng tôi cẩn thận giấu kín những thành tựu mà tôi đạt được, để tránh làm cho chồng có cảm giác thua sút.

Khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc và khi không còn cơ hội duy trì được nữa, tôi ly dị và nhận được quyền coi sóc hai đứa con nhỏ. Với một  tuổi thơ cô đơn quá nhiều, bằng nhiều cách, tôi đã biết phải làm thế nào để có được  tính độc lập, đặc biệt là trong tình yêu, sự đồng cảm và tình thương yêu. Mặc dù tôi là một người thành đạt cao về mặt hàn lâm, thành công về mặt xã hội, tôi vẫn cần một người nào đó biết chăm sóc tôi; nhưng khi tôi đã trưởng thành, tôi đã vượt lên trên chồng tôi và tôi nhận thức được là tôi không thể là chính tôi trong hôn nhân cũng như có thể trao đổi vì mục đích thực dụng và chân thật với chồng tôi.

Là một phụ nữ ly dị và phải nuôi hai con nhỏ, nhất là  khi mà chồng tôi không muốn trả món tiền nuôi con thoả đáng, tôi bắt đầu học cách làm đàn ông: nhận lấy hết phần trách nhiệm để tự nuôi nấng bản thân và hai con.

Nhưng là dù một người mẹ, tôi phải đi làm toàn bộ thời gian làm việc, và nuôi nấng các con một mình. Hiển nhiên, tôi đã học được cách để trở nên độc lập hơn nữa, vì phải thế thôi. Đó là những ngày khó khăn nhất, một  mình nuôi nấng hai con, làm hai công việc riêng biệt, giảng viên đại học và một công việc toàn thời gian : nhà quản lý, ngoài ra tôi vẫn tiếp tục học để có thêm hai bằng cấp nữa. Tôi bắt đầu trở nên mạnh mẽ và độc lập hơn. Tôi biết, về cơ bản,  tôi không cần có đàn ông thường trực trong cuộc sống của tôi, vì tôi không có thời gian dành cho họ, và cũng vì, trong một thời gian dài tôi luôn e sợ sẽ thêm một lần nữa, đánh mất sự độc lập mà khổ cực lắm tôi mới có được, chỉ để đáp ứng nhu cầu cũng như nỗi khao khát làm vui lòng họ.

Vì  những nhu cầu của tôi về tình yêu và  sự hỗ trợ về tình cảm, tôi đã học được cách làm vui lòng người khác, không nhất thiết vì tôi thích hoặc ngưỡng mộ họ, đơn giản chỉ là vì tôi cần sự đồng cảm của họ. Và rồi, dần dần, tôi đánh mất đi nhân dạng của chính tôi, đặc biệt là trong các mối quan hệ thâm tình, tôi luôn luôn đặt chính  mình ở vị trí sau các nhu cầu của bạn bè và người khác.

Khi đã thành công trong sự nghiệp, tôi khám phá ra một điều là nhiều cấp trên của tôi luôn tìm cách để phá hỏng sự thành công của tôi. Tôi đã học cách nói chuyện với những người đàn ông đã xem tôi như một người cạnh tranh, và tôi đã tự mình đứng lên theo cách sao cho họ hiểu được là ngay cả khi tôi phải, hơn cả đe dọa họ bằng cách hét lên như họ, khi họ cố gắng phá hoại ngầm các nỗ lực làm tốt của tôi.

Cuối cùng, tôi nhận thức được là tôi nên làm việc cho chính mình chứ không làm cho người khác, vì họ cũng vậy luôn muốn hạn chế hoặc kiềm hãm các khả năng và năng khiếu của tôi. Từ 25 năm qua, tôi làm việc  độc lập, tôi hành nghề y khoa tư nhân, đôi khi tôi cũng phải trãi qua nhiều tình huống khó khăn. Nhưng tôi đã thành công và có thể cho con tôi mọi thứ chúng cần và còn nhiều hơn thế nữa.

Chắc chắn bước cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình tự phát triển của tôi, là khi tôi phải đối mặt với thế giới thông qua chính nền văn hoá của tôi, với tư cách là  một phụ nữ và một con người, đó là khi tôi chuyển sang sống thường xuyên ở Việt Nam, vào năm 2000. Tôi rời hai đưa con gái tuổi trên 30, đã có chồng, chúng đã cảm nhận được sự di chuyển này là tất yếu  ngay khi tôi đã đến thăm Việt Nam ba lần trước đây. Tôi tìm được một căn nhà ở đường Ngô Văn Năm và đã sống ở đây gần 5 năm.

Tôi có được sự can đảm và một mình tìm kiếm một sự bắt đầu mới, tôi đã tìm thấy một nền văn hoá, một cộng đồng và một dân tộc mà tôi thật sự ngưỡng mộ, tôn trọng và cuối cùng là đã học được cách yêu thương. Tôi thật sự chưa bao giờ nhận được sự ủng hộ, sự yêu mến và sự trung thành của bất cứ dân tộc nước nào trên thế giới mà tôi đã từng đến.  Một môi trường như thế đã giúp tôi dễ dàng để lại sau lưng các con tôi, mà tôi rất yêu thương nhưng sống xa tôi, để quyết định sống ở đây.

Tôi đã chuyển đến một nơi cách xa quê hương đến 13.000 dặm, là một người phụ nữ, điều này rất có ý nghĩa trong sự phát triển của tôi, vì mặc dù tôi đã đi rất nhiều, nhưng tôi chưa từng sống ở đâu khác ngoài tại quê nhà. Tôi luôn e ngại chuyện di chuyển, “địa điểm”, vì cảm giác về nơi chốn, là điều an toàn duy nhất mà tôi đã từng biết đến trong cuộc sống của tôi. Không có cha mẹ thường xuyên bên cạnh đã để lại trong tôi cảm giác không an toàn, và mục tiêu của tôi trong cuộc sống là khắc phục được sự bất an đó và có lẻ đi du lịch hoặc sống ở một nơi nào khác trước khi từ giã cõi đời này.

Có được sự tin tưởng là mình sẽ được sống trong sự êm ấm, thông cảm, sống trong một nền văn hoá mang nhiều tính nhân văn như nền văn hoá này, đã cho phép tôi quyết định sự di chuyển này, và thực hiện được giấc mơ tự sống và tự trưởng thành một mình. Đôi khi, đi bách bộ trên đường Lê Thánh Tôn, trong những ngày đầu, sau khi chuyển sang sống ở đây, tuôn trào trong tôi là  cảm giác hãnh diện và hân hoan, vì cuối cùng tôi đã thực hiện được. Tôi có thể độc lập về nơi chôn nhau cắt rốn của tôi – giấc mơ và mục đích cuộc đời tôi- và tôi đã thực hiện chúng với cảm giác hoàn toàn như tại quê nhà tôi.

Với tôi, là phụ nữ đối diện với cuộc sống đồng nghĩa với tìm kiếm một sự an toàn bên trong mà  tôi đã biết được  khi tôi thoát khỏi sự sợ hãi, nỗi cô đơn và sự bất an của những tháng năm khó khăn trước, phụ thuộc vào người khác và vào một nơi chốn nào đó, đôi khi, lớn lên cũng có đó, nhưng tôi vẫn e sợ phải rời xa những điều này. Tôi e sợ phải thay đổi, nhưng tôi đã thay đổi. Tôi trở thành người đàn bà có liên quan rất ít đến đàn ông hoặc những quan hệ với họ. Cuộc sống hiện tại của tôi có tất cả: công việc nhiều ý nghĩa làm tôi say mê và nhiều bạn tốt, họ đã trở thành như gia đình mở rộng của tôi tại Việt Nam. Tôi có được sự tự tin đúc kết từ những  công việc nặng nhọc và nhiều năm học hỏi trong lĩnh vực của tôi, và tôi không lo sợ gì nếu  phải thử lại bất cứ điều gì một lần nữa.

Tôi không thay mặt phụ nữ Việt Nam, những người có cuộc sống cũng như nền văn hoá khác hẳn với tôi ở Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Theo tôi, người phụ nữ Việt Nam rất mạnh mẽ và thôn minh, và đa số họ có được sự dưỡng dục của bố mẹ. Nếu họ muốn thành công và tận dụng hết tiềm năng của họ trong cuộc sống phía trước, họ cần phát triển khả năng của chính họ để có thể tự mình đứng vững, biết được khi nào thì cần nhờ người giúp đỡ và khi nào thì  phải tự giải quyết vấn đề một mình. Tìm được một người chồng để sống suốt cuộc đời không phải là điều dễ dàng, và người phụ nữ phải biết chắc là mình có đủ kinh nghiệm để có được sự lựa chọn chín chắn và phải chắc là người đó sẽ tôn trọng, quan tâm và ân cần với mình. Về phần người phụ nữ cũng phải đối đãi lại y như vậy với chồng mình.

Sự phụ thuộc quá nhiều ở người phụ nữ giống như một căn bệnh. Sự độc lập không chỉ liên quan đến sống và làm việc một mình. Điều này còn liên quan đến người phụ nữ – hoặc một người đàn ông – có được sự tự tin để lựa chọn và để tin tưởng vào những quyết định của mình, và vào giá trị của chính mình”./.