Ngữ Pháp Tiếng Anh Cơ Bản: Tổng Hợp Ngữ Pháp Tiếng Anh Trong Một Câu – IELTS Cấp Tốc
Ngữ pháp tiếng Anh là một trong những bài học khó khăn đối với nhiều người. Để giúp bạn tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản một cách hoàn chỉnh, bài học hôm nay, ieltscaptoc.com.vn sẽ giúp bạn tổng hợp đầy đủ nhất. Hi vọng sau khi học xong bài học này, bạn sẽ nắm chắc cấu trúc ngữ pháp trong một câu. Cùng theo dõi nhé!
1. 4 bước học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
Nội Dung Chính
1.1. Học có mục đích rõ ràng
Cho dù bạn làm bất cứ việc gì dù nhỏ hay lớn thì bạn cần phải có mục đích rõ ràng. Với kiến thức ngữ pháp cũng vậy, kể cả những người bản ngữ cũng khó lòng mà nhồi nhét hết cả khối kiến thức khổng lồ. Do đó để thành công thì bạn cần chọn lọc ra đâu là mục tiêu mà mình hướng đến và lựa chọn kiến thức sao cho phù hợp. Học có mục đích rõ ràng là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả.
Bản thân bạn hãy viết ra một bản mục tiêu hành động rõ ràng bằng cách tự mình trả lời những câu hỏi sau:
4 bước học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
- Bạn sẽ làm gì để có thể nắm vững kiến thức ngữ pháp?
- Nếu kiến thức khá hơn thì bạn sẽ trở thành một người như thế nào?
- Bạn chắc chắn mình sẽ hoàn thành kế hoạch trong vòng bao lâu? 6/9 hay 12 tháng?
- Những gì bạn cần loại bỏ và cắt giảm ra khỏi cuộc sống của bạn để tập trung vào việc học nhiều hơn?
Bạn hãy trả lời các câu hỏi trên càng chi tiết càng tốt. Hãy làm một bản mục tiêu và dán lên góc học tập của mình để tạo động lực mỗi khi gặp khó khăn hay muốn bỏ cuộc. Muốn khi muốn tìm kiếm cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả đó là nhìn vào những mục tiêu của bản thân.
1.2. Chia nhỏ mục tiêu
Thêm vào đó bạn cần chia nhỏ mục tiêu học tập thành từng phần riêng biệt. Bởi vì mục tiêu thì thường lớn là điều đương nhiên. Nhưng để thực hiện thành công mục tiêu đó thì bạn cần xây dựng thành mục tiêu nhỏ để dễ thực hiện.
NHẬP MÃ ICT5TR – NHẬN NGAY 5.000.000đ HỌC PHÍ KHÓA HỌC TẠI IELTS VIETOP
×
Đăng ký thành công
Đăng ký thành công. Chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!
Để gặp tư vấn viên vui lòng click TẠI ĐÂY.
Chẳng hạn bạn đặt ra kế hoạch cho bản thân:
- Đầu tiên là dành 30 phút mỗi ngày để luyện nghe
- Tích cực tham gia giao tiếp với người nước ngoài
- Liên tục tự học và tự tạo cho mình môi trường để nói tiếng Anh.
Xem thêm: Quá khứ hoàn thành và Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
1.3. Tập trung vào ngữ pháp liên quan
Tránh tình trạng học lan man hãy học tập trung học theo chủ đề. Học chủ đề mà mình quan tâm sẽ là cách sáng suốt nhất giúp bạn nhanh chóng tiến tới đích. Và cũng là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Điều này sẽ giúp bạn tự học và tự thực hành nhiều nhất. Bởi vì những thứ này là những thứ bạn cần, bạn buộc phải ép mình để
1.4. Học cái mới và ôn luyện đều đặn hàng ngày
Dành thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để tập trung ôn luyện. Sau đó bắt tay học nội dung mới sẽ giúp bạn tiếp thu nhanh và đạt được mục tiêu đúng theo kế hoạch
Bạn sẽ dễ gặp phải những cám dỗ ở ngoài thực tại như lướt facebook, xem phim. Ban đầu chỉ vài phút sau đó chuyển thành 30 phút, 1 tiếng và thậm chí là cả buổi tối. Do đó bạn cần thay đổi thói quen này ngay lập tức. Một khi đã thay đổi được thì bạn sẽ thấy cuộc sống của mình có nhiều ý nghĩa hơn. Bạn hãy thử học bằng một trong những phương pháp sau:
- Nghe nhạc bằng tiếng Anh
- Xem phim hoạt hình bằng iếng Anh
- Đọc sách bằng tiếng Anh
- Luyện viết hàng ngày bằng tiếng Anh
- Tham gia câu lạc bộ tiếng Anh
2. 3 mức ngữ pháp cần phải hoàn thành khi học tiếng Anh
2.1. Ngữ pháp về mức “Từ”
Mỗi một từ vựng trong tiếng Anh sẽ có những trách nhiệm khác nhau. Để bạn có thể nói thành một câu hoàn chỉnh hoặc có một bài diễn thuyết tốt thì bạn phải học từ vựng tiếng Anh tốt ngay từ những “từ riêng”.
3 mức ngữ pháp cần phải hoàn thành khi học tiếng Anh
Cũng giống như tiếng Việt thì tiếng Anh có rất nhiều dạng từ vựng. Từ danh từ, đại từ, tính từ đến động từ, giới từ và trạng từ. Một khi bạn khám phá được hết các quy tắc bổ sung cho các kiểu từ ở trên thì bạn đã bổ sung cho mình một vốn kiến thức khổng lồ.
2.2. Ngữ pháp về ’’Câu’’
Đối với câu thì nó ở mức phức tạp hơn. Đối với từ bạn cần có sự kết hợp các loại từ lại với nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Ở mức ngữ pháp về ‘’câu’’ thì bạn cần phải lưu ý và học những ý sau đây:
- Đầu tiên đó là hiểu cấu trúc của một câu đơn giản
- Tiếp theo là sử dụng những từ liên quan đến chủ đề một cách chính xác nhất
- Thêm vào đó bạn cần học thêm cách ghép câu. Loại câu điều kiện’’ nếu- thì’’ là loại câu quan trọng nên bạn cần hiểu rõ
- Hoặc những mệnh đề để tạo câu phức cũng cần phải nắm rõ một cách kĩ càng. Cuối cùng là về chính tả, dấu câu cũng cần chú ý để sử dụng hợp lý và đúng nhất.
2.3. Ngữ pháp về “Đoạn”
Một đoạn văn cơ bản thường sẽ chứa từ 3 đến 7 câu. Và mỗi đoạn sẽ có một câu chủ đề nói chung về một chủ đề nào đó riêng biệt. Khi kết hợp yếu tố ngữ pháp trong đoạn thì bạn cần đặc biệt lưu ý đến cách liên kết cấu trúc trong các câu. Làm sao để các câu trong đoạn phải nhất quán và theo một mạch văn nhất định nhất.
Xem thêm: Thì Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
3. 7 cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
Những tip học ngữ pháp đáng giá được chia sẻ ngay sau đây sẽ là hành trang vững chắc giúp bạn làm cho quá trình học tiếng Anh trở nên hiệu quả nhất.
3.1. Tuân thủ quy trình học tiếng Anh cơ bản
Dù là học bất kỳ kỹ năng nào trong tiếng Anh thì bạn cần thống nhất theo một quy trình chuẩn. Điều này có thể không bắt buộc nhưng là lời khuyên tốt nhất dành cho bạn nếu muốn phát triển khả năng của mình. Và ở mỗi quá trình bạn cần biết mình còn thiếu kiến thức nào để củng cố không ngừng. Kiến thức ngữ pháp khá nhiều do đó bạn cần luyện tập nhớ mỗi ngày. Chỉ có cách ghi nhớ nhiều hơn thì mới giúp bạn có thể nhớ được hết những kiến thức cơ bản.
3.2. Bắt đầu ngay với các thì trong tiếng Anh
Dù bạn học bất kỳ nội dung hay kiến thức nào thì cần phải tuân thủ theo quy tắc của các thì trong tiếng Anh. Do đó bạn hãy bắt đầu đơn giản nhất với cấu trúc về các thì. Hãy học và nắm thật rõ ràng về 12 thì trong tiếng Anh thì bạn mới nên chuyển sang cấu trúc ngữ pháp khác.
3.3. Tìm tài liệu đáng tin cậy
Hiện nay có quá nhiều phương pháp và giáo trình khác nhau khiến bạn không biết phải lựa chọn như thế nào? Tuy nhiên để tìm được tài liệu phù hợp thì quan trọng nhất là bạn biết được trình độ của mình đang ở đâu? Bạn có thể thử làm các bài kiểm tra trên mạng để có thể đánh giá được khả năng hiện tại của mình và tìm hướng đi phù hợp nhất.
Nếu là người mới bắt đầu, đã mất gốc tiếng Anh và mong muốn học giao tiếp tốt thì bạn có lựa chọn tài liệu Eng Breaking. Nếu trình độ của bạn cao hơn một chút, đã có chút ít hiểu biết về tiếng Anh thì bạn có thể chọn Effortless English.
Để trau dồi thêm về vốn từ, bạn cũng nên tham khảo bộ giáo trình nổi tiếng English Vocabulary in Use. Hay nếu bạn đang có ý định luyện thi IELTS và học ngữ pháp tốt hơn thì Cambridge IELTS là bộ tài liệu bạn chắc chắn phải có.
3.4. Học về cách sắp xếp loại từ một cách chuẩn xác
Để sử dụng các loại từ vựng một cách chuẩn xác thì cần tuân thủ theo một quy tắc nhất định. Và để hiểu được một lượng lớn ngữ pháp tiếng Anh chính xác thì bạn phải hiểu được vị trí của chúng trong câu.
Học về cách sắp xếp loại từ một cách chuẩn xác
Những vị trí của các loại từ dưới đây bạn cần phải ghi nhớ để có cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả:
- Vị trí của danh từ. Danh từ thì sẽ đứng sau a, an, the, this, that, these, those…
Danh từ cũng sẽ đứng sau tính từ sở hữu: my, your, her, his… Hoặc là đứng sau từ chỉ số lượng như many, some, any…
- Vị trí của tính từ
Tính từ sẽ đứng sau động từ tobe. Tính từ còn đứng trước danh từ và bổ nghĩa cho danh từ. Hơn nữa tính từ còn đứng sau các từ chỉ nhận thức như look, feel, seem, smell, taste, find,… Cuối cùng tính từ còn đứng sau động từ: stay, remain, become
- Vị trí của trạng từ
Trạng từ thường sẽ đứng sau động từ thường. Nó còn nằm giữa trợ động từ và động từ thường. Sau động từ tobe cũng là vị trí của trạng từ. Trạng từ còn đứng trước hoặc sau động từ, bổ nghĩa cho động từ chính. Trạng từ cũng thường đứng trước tính từ. Hoặc đứng trước trạng từ, bổ nghĩa cho trạng từ. Đối với động từ thì thường sẽ đứng ngay sau chủ ngữ.
3.5. Học những câu ngắn
Nhiều người vẫn nghĩ cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả đó là việc những câu quá dài. Việc viết những câu quá dài thì lại thường gây ra lỗi như sau:
- Câu quá dài ảnh hưởng đến quá trình của người đọc.
- Việc viết câu quá dài khiến cho nhiều mệnh đề chồng chéo lên nhau. Và vấn đề ngữ pháp thì không được kiểm soát được tốt
- Người viết thường bắt đầu câu bằng các tân ngữ hay động từ cũng thường gây những lỗi sai về ngữ pháp
- Thêm vào đó thì những câu dài thì cấu trúc câu không được sắp xếp khoa học
- Câu dài cũng thường sẽ chưa rõ ràng về văn phong nói và viết
Do đó bạn cần tập thói quen viết một câu ngắn hoàn chỉnh trước. Một câu hoàn chỉnh, cụ thể sẽ giúp cách hành văn trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn. Sau khi viết hoàn chỉnh một câu ngắn một cách thành thạo thì mới bắt đầu nên viết câu phức tạp với nhiều mệnh đề.
Xem thêm: Thì Hiện tại hoàn thành tiếp diễn
3.6. Không phải có ngữ pháp thì mới có thể giao tiếp
Điều này là rõ ràng bởi vì ngữ pháp tiếng Anh chỉ quan trọng trong văn viết hoặc trong công việc mà thôi. Còn với việc giao tiếp hàng ngày thì hãy sử dụng theo thói quen và văn cảnh.
Bạn vẫn có thể tiến hành học giao tiếp trước. Từ đó mới bắt đầu nhớ và hoàn thành tốt ở cấu trúc ngữ pháp. Tham khảo bộ tài liệu như Eng Breaking, Effortless English cũng đều áp dụng phương pháp giao tiếp trước, học ngữ pháp sau cũng rất hiệu quả.
3.7. Hãy luyện viết nhiều hơn
Luyện viết bằng tiếng Anh cũng như Tiếng Việt. Một khi bạn đã luyện tập nhiều lần thì bạn sẽ trở nên nhuần nhuyễn. Từ đó mà khả năng trình bày cũng sẽ tiến bộ hơn rất nhiều. Viết luyện viết nhiều cũng là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Và để quá trình luyện viết trở nên thành công thì bạn hãy thực hiện đầy đủ 5 bước dưới đây:
- Trước tiên là cần xác định mục tiêu bài viết
- Bắt đầu câu bằng những gạch đầu dòng, viết từng ý một
- Xác định cấu trúc ngữ pháp mà bạn sẽ sử dụng khi viết những câu đó
- Viết thẳng vấn đề muốn viết, không viết vòng vo
- Xem lại và chia sẻ với bạn bè để họ giúp mình kiểm tra và sửa lỗi
4. Ngữ pháp tiếng Anh căn bản
4.1. Danh từ số ít, số nhiều
Lý thuyết
Dnh từ là từ được dùng để chỉ người, sự vật hay 1 hiện tượng, địa điểm nào đó. Giống như khi bạn được học loại từ nào đầu tiên, là danh từ đúng không? Bạn đã bập bẹ những từ như’’ba’’, ’’mẹ’’ đầu tiên và đó cũng chính là danh từ.
Do đó mà danh từ cũng là những điều bạn cần phải học đầu tiên khi học ngữ pháp tiếng Anh. Nếu bạn chưa hiểu rõ về danh từ thì bạn chưa có cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả.
Về cách chuyển từ danh từ số ít sang danh từ số nhiều. Thì từ số ít chuyển sang số nhiều thường danh từ sẽ được thêm ’’s’’ hoặc ’’es’’.
Danh từ số ít, số nhiều
Biến đổi danh từ số ít sang số nhiều
- Hầu hết các danh từ số ít muốn chuyển sang số nhiều thì chỉ cần thêm’’s’’
Ví dụ:
bottle – bottlescup – cupspencil – pencilsdesk – deskswindow – windows
- Tuy nhiên có một số danh từ tận cùng là đuôi “ch”, “x”, “s”, “sh”, “o” thì khi chuyển sang số nhiều phải thêm “es”
Ví dụ:
box – boxeswatch – watchesbus – busespotato – potatoes
- Thêm vào đó thì một số danh từ tận cùng là “f” hoặc “fe” thì chuyển sang số nhiều cần phải đổi “f” thành “v” rồi thêm “es”
Ví dụ:
wolf – wolveswife – wivesleaf – leaveslife – lives
- Còn trường hợp một số danh từ tận cùng là “y”. Đồng thời trước âm “y” là một phụ âm thì ta sẽ tiến hành đổi “y” thành “i” rồi thêm “es” thì mới thành danh từ số nhiều
Ví dụ:
baby – babiesteddy – teddies
- Ngoài những trường hợp trên thì cũng có một số danh từ bất quy tắc. Cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả cho trường hợp này đó là khi chuyển những từ này sang số nhiều thì không cần thêm s/es mà chỉ cần học thuộc.
Ví dụ:
child – childrenwoman – womenman – menmouse – micegoose – geese
Xem thêm: Tổng hợp kiến thức về 12 thì cơ bản trong tiếng Anh
- Cuối cùng là trường hợp một vài danh từ số ít hay số nhiều cũng không cần phải biến đổi.
Ví dụ:
sheep – sheepdeer – deerseries – seriesspecies – species
4.2. Danh từ đếm được và danh từ không đếm được
Danh từ đếm được
Đối với danh từ đếm được thì là những danh từ đếm được số lượng như 1,2,3
Danh từ không đếm được
Danh từ không thể nào đếm được thường là chỉ đến một nhóm hay một loại sự vật nào đó. Và danh từ này cũng không có hình thức số nhiều
Bạn có thể xem thêm kiến thức về chủ điểm ngữ pháp này tại đây.
4.3. Sở hữu cách của danh từ
Khái niệm
Sở hữu cách được sử dụng để diễn tả sự sở hữu bằng cách thêm “‘s”. Cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả đó là nắm quy tắc sở hữu cách dưới đây.
Sở hữu cách của danh từ
Ví dụ:
- Mai’s book (Sách của Mai)
- Hai’s car (Xe của Hải)
Cách dùng
- Đối với những danh từ số nhiều có “s” ở tận cùng thì chỉ cần thêm dấu ” ‘ “
Ví dụ:
His parents’ house (Nhà của ba mẹ anh ấy.)
Students’ uniforms (Đồng phục học sinh)
- Nếu 2 người cùng sở hữu một thứ nào đó thì chỉ cần thêm “‘s” vào người thứ 2 là được
Ví dụ:
Hung and Mai’s new house. (Nhà của Hùng và Mai.)
David and Su’s wedding. (Đám cưới của Su và David.)
- Trường hợp có 2 người mà mỗi người sở hữu những thứ riêng biệt thì thêm “‘s” sau mỗi người
Ví dụ:
Jean’s and Dan’s pants (Quần của jean và quần của Dan)
Ben’s and Jim’s houses (Nhà của Jim và nhà của Ben)
4.4. Đại từ
- Đại từ là những từ được dùng để thay thế danh từ
Ví dụ: Mary is my mother. Mary is a teacher. Mary is working on Le Hong Phong School
- Khi chúng ta sử dụng đại từ để thay thế cho danh từ chỉ người: “Mary”
Mary is my mother. She is a teacher. She is working on Le Hong Phong School
Các đại từ nhân xưng gồm:
- I —-> Tôi,…
- You —-> Bạn,…
- He —-> Anh ấy,…
- She —-> Cô ấy,…
- It —-> Nó
- You —-> Bạn, Các bạn,…
- We —-> Chúng tôi, chúng ta,…
- They —-> Họ, chúng,…
4.5. Động từ “to be”
Lý thuyết
Ở thì hiện tại thì sẽ bao gồm “am, is, are” có thể hiểu là “thì, là, ở”.
- “Am” sẽ đi với chủ ngữ “I”
- “Is” đi với chủ ngữ và danh từ số ít như “He”, “She”, “It”
- “Are” đi với “You”, “We”, “They” và các danh từ số nhiều
Ví dụ:
- I am a farmer. (Tôi là nông dân.)
- He is studying (Anh ấy đang học)
- We are here (Chúng tôi ở đây)
Cách dùng
- Để phủ định ta thêm “not” sau động từ “to be”
Ví dụ:
I am not a doctor
He is not (isn’t) sleepy
- Còn để chuyển thành câu nghi vấn, ta đưa động từ“to be” lên đầu câu
Ví dụ:
Is he a teacher? (Anh ấy phải giáo viên không?)
4.6. Động từ thường
Khái niệm
Đây là những động từ diễn tả các hành động và là dạng động từ phổ biến nhất. Trong câu có đại từ nhân xưng ngôi thứ 3 như He, She, It thì động từ phía sau phải thêm “s” hoặc “es’.
Ví dụ:
- He eats bread (Anh ấy ăn bánh mì)
- She walks to the school (Cô ấy đi bộ tới trường)
Cách dùng
- Trong câu phủ định đối với động từ thường thì phải mượn trợ động từ “do/does”
Trong thì hiện tại “do” đi với “chủ ngữ là I, you, we, they và chủ ngữ số nhiều. Còn chủ ngữ số ít, hay chủ ngữ ‘’he, she, it’’ thì mượn trợ động từ “does”. Đối với thì quá khứ thì sẽ mượn “did” thay vì do/does.
- Còn trong câu nghi vấn thì ta mượn trợ đồng từ “do, does, did” và đưa chúng lên đầu câu
Ví dụ:
- Do you eat bread?
- Does he eat bread?
- Did they finish it?
4.7. Tính từ
Khái niệm
Là những từ dùng để miêu tả hay bổ nghĩa cho danh từ. Và nó thường đứng trước danh từ.
Tính từ trong tiếng Anh
Ví dụ:
- A beautiful girl (Một cô gái xinh đẹp)
- Red flowers (Những bông hoa đỏ)
Thành lập tính từ
Tính từ còn có thể được hình thành bằng những tính từ mang tính chất đối lập bằng cách thêm tiền tố “un”, “in”, hay “dis”
Ví dụ:
- clear – unclear (rõ – không rõ)
- believable – unbelievable (tin được – không thể tin được)
- correct – incorrect (đúng – không đúng)
- expensive – inexpensive (đắt – không đắt)
- able – unable (có thể – không có thể)
- like-dislike (thích – không thích)
Lưu ý
Có một lưu ý đặc biệt đối với một câu với nhiều dãy tính từ cùng nhau thì bạn phải tuân thủ theo thứ tự:
- Ý kiến nhận xét – Kích thước + tuổi + hình dạng + màu + nguồn gốc + chất liệu
Ví dụ:
A big brown house (Một căn nhà nâu lớn)
A small old France desk (Một cái bàn của Pháp cũ kĩ nhỏ)
- Mạo từ “The + tính từ” cũng được sử dụng để chỉ một nhóm người nào đó và cũng có chức năng là một danh từ số nhiều.
Ví dụ:
The poor (Những người nghèo)
The young (Những người trẻ)
4.8. Trạng từ
Có chức năng bổ nghĩa cho động từ, tính từ hay những trạng từ khác
Ví dụ:
- The coffee is extremely hot (Cà phê cực kỳ nóng)
- He speaks English fairly well (Anh ấy nói tiếng Anh khá tốt)
Tình từ cũng thường chuyển thành trạng từ bằng cách thêm đuôi “ly”
Ví dụ:
- slow – slowly (Chậm)
- quick – quickly (Nhanh)
- loud – loudly (Lớn)
- clear – clearly (Rõ ràng)
- happy – happily (Hạnh phúc)
4.9. Hình thức so sánh tính từ và trạng từ
Hình thức so sánh có 3 dạng đó là so sánh bằng và so sánh nhất, so sánh hơn.
Tham khảo kiến thức về cấu trúc so sánh tại đây.
4.10. Các thì trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh có 12 thì cơ bản bao gồm 3 dạng câu: khẳng định, phủ định, nghi vấn.
Thì hiện tại đơn (Simple Present Tense)
Là thì diễn tả một hành động lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc là 1 thói quen
Công thức:
Câu khẳng định
- Đối với động từ thường S + V(s/es) ….
- Hay đối với động từ to be: S am/is/are ….
Câu phủ định
- S + do/does + not + V ….
- S + am/is/are + not …..
Câu nghi vấn
- Do/Does + S + V ….?
- Am/Is/Are + S …..?
Toàn bộ kiến thức về thì hiện tại đơn (Present Simple) tại đây.
Thì hiện tại tiếp diễn (Present continuous)
Là thì diễn tả một hành động đang diễn ra hoặc có thể là ngay khoảnh khắc nói Hoặc cũng có thể là trong một khoảng thời gian nào đó.
Công thức:
- Câu khẳng định: S + am/ is/ are + V-ing…
- Câu phủ định: S + am/ is/ are + not + V-ing…
- Câu nghi vấn: Am/ Is/ Are + S + V-ing…?
Toàn bộ kiến thức về thì hiện tại tiếp diễn (Present continuous) tại đây.
Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect Tense)
Thì này nhằm để diễn tả một hành động đã xảy ra trong quá khứ không xác định rõ thời điểm. Hoặc hành động bắt đầu ở quá khứ và đang tiếp tục ở hiện tại.Hoặc cũng có thể nói về một kinh nghiệm cho tới thời điểm hiện tại (thường dùng trạng từ ever).
Thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect Tense)
Công thức:
- Đối với câu khẳng định: S + have/ has + V3/V-ed…
- Câu phủ định: S + have/ has not + V3/V-ed…
- Ở thể nghi vấn: Have/ has + S + V3/V-ed…?
Toàn bộ kiến thức về thì hiện tại hoàn thành (Present Perfect Tense) tại đây.
Thì quá khứ đơn (Simple Past Tense)
Là thì dùng để diễn tả hành động xảy ra và chấm dứt tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian xác định trong quá khứ. Đây cũng là một thì quan trọng và bạn cần nắm rõ. Hiểu rõ về thì này cũng là một cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả đó.
Công thức:
- Với câu khẳng định: S + V2/ V-ed …
- Câu phủ định: S + didn’t + V-inf…
- Câu nghi vấn: Did + S + V-inf …..?
Toàn bộ kiến thức về thì quá khứ đơn (Simple Past Tense) tại đây.
Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous Tense)
Nói về một hành động xảy ra tại một thời điểm cụ thể nào đó.
Công thức:
Câu khẳng định: S + were / was + V-ing …….
Câu phủ định: S + were / was + not + V-ing ……
Câu nghi vấn: Were / Was + S + V-ing ……?
Toàn bộ kiến thức về thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous Tense) tại đây.
Thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect Tense)
Để nói về một hành động diễn ra trước hành động khác trong quá khứ :
Công thức:
- Câu khẳng định: S + had + V3 / V-ed…
- Câu phủ định: S + had + not + V3 / V-ed …
- Câu nghi vấn: Had + S + V3 / V-ed …. ?
Toàn bộ kiến thức về thì quá khứ hoàn thành (Past Perfect Tense) tại đây.
Thì tương lai đơn (Simple Future Tense)
Là thì diễn tả một hành động sẽ xảy ra ở tương lai hay là nói về một hành động được quyết định lúc nói.
Công thức:
- Câu khẳng định: S + will + V-inf…
- Câu phủ định: S + will + NOT + V-inf…
- Câu nghi vấn: Will + S + V-inf…?
Toàn bộ kiến thức về thì tương lai đơn (Simple Future Tense) tại đây.
Thì tương lai gần (Near Future)
Nói về hành động xảy ra trong tương lai gần. Hoặc nói về khả năng xảy ra việc gì đó dựa trên cơ sở sẵn có hiện tại.
Công thức:
- Câu khẳng định: S + am/is/are going to + V-inf….
- Câu phủ định: S + am/is/are not going to + V-inf….
- Câu nghi vấn: Am/Is/Are + S + going to + V-inf….?
Ví dụ:
- I am going to do some shopping. Do you want to come with me?
(Tôi định đi mua sắm đây, bạn muốn đi cùng không?)
- Look at the dark clouds! It’s going to rain.
(Nhìn đám mây đen kìa! Trời sắp mưa rồi.)
Thì tương lai tiếp diễn (Future Continiuous)
Nói về một hành động đang diễn ra ở tương lai vào một thời điểm cụ thể
Công thức:
- Câu khẳng định: S + will be + V-ing…
- Câu phủ định: S + will not be + V-ing…
- Câu nghi vấn: Will + S be + V-ing…?
Ví dụ:
By this time next month, my father will be visiting the White House.
(Vào giờ này tháng sau, ba tôi đang ghé vào nhà Trắng.)
Toàn bộ kiến thức về thì tương lai tiếp diễn (Future Continiuous) tại đây.
Thì tương lai hoàn thành (Future Perfect Tense)
Nói về một hành động diễn ra trước một hành động khác/ thời điểm trong tương lai.
Thì tương lai hoàn thành (Future Perfect Tense)
Công thức:
- Câu khẳng định: S + will have + V3/V-ed….
- Câu phủ định: S + will have not + V3/V-ed….
- Câu nghi vấn: Will + S have + V3/V-ed…?
Ví dụ:
By the end of this year, I will have worked for our company for 20 years.
(Hết năm nay là tôi đã làm việc cho công ty được 20 năm rồi đấy)
4.11. Thể bị động
Công thức cơ bản bắt buộc của thể bị động:
S1 + BE + V3/V-ED + (BY STH/SB)….
Cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả đó là bạn tuân thủ những bước để chuyển từ câu chủ động thành câu bị động:
- Xác định S, V, O trong câu chủ động
- Xác định thì của câu đó là thì gì
- Đưa O (tân ngữ) lên làm chủ ngữ còn S (chủ ngữ) đảo xuống ra sau “by”.
- Chuyển V (động từ chính) chính thành V3-V-ed sau động từ to be
Ví dụ:
My father (S) hunted(V) a deer (O).
—> A deer(O) was hunted(V) by my father(S)
4.12. Giới từ “On”, “At”, “In”
- Giới từ On: Là giới từ để diễn tả nằm trên bề mặt của một vật nào đó
- Giới từ At: Là giới từ để chỉ một thời điểm cụ thể và xác định
- Giới từ In: Là giới từ được dùng ở những khoảng thời gian không xác định trong ngày, tháng, mùa hay năm
- Giới từ “of”, “to”, “for”: Of là giới từ được sử dụng để biểu thị việc sở hữu, liên quan hay kết nối; To dùng để chỉ địa điểm, người hay đồ vật mà ai đó hay vật gì đó di chuyển đến; For được sử dụng để diễn tả công dụng hay mục đích
- Giới từ “With”, “Over”, “By”: Giới từ With có nghĩa là với/ cùng/ có/ bằng; Over dùng để diễn tả sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác; By có nghĩa là cạnh/ gần
Toàn bộ kiến thức về giới từ tại đây.
4.13. Liên từ
Liên từ dùng để nối các từ hoặc nhóm từ trong câu. Hiểu rõ về liên từ sẽ là cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
Có 3 loại liên từ :
- Liên từ liên kết: And (Và), But/ Yet (Nhưng), Or (Hoặc), So (Nên), For (Bởi vì)
- Liên từ tương quan: Both/ and (Cả…và…), Either/ or (Hoặc…hoặc…), Neither/ nor (Không…cũng không…), Not only/ but also (Không chỉ…mà còn)
- Liên từ phụ thuộc: Although (Mặc dù), After (Sau khi), Before (Trước khi), Because (Bởi vì), How (Bằng cách nào), If (Nếu), Since (Kể từ), So (Nên), Until (đến khi), Unless (trừ khi), When (Khi), While (Trong khi)
Toàn bộ kiến thức bài tập về liên từ tại đây.
4.14. Danh động từ và động từ nguyên mẫu (Gerund and Infinitive)
Các động từ theo sau lài Gerund (V-ing)
Để có cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả, bạn cần ghi nhớ một số từ hay gặp nhất dưới đây:
Discontinue, finish, recommend, acknowledge, forgive, report, admit, dislike, give up (stop), advise, keep, resist, allow, keep on, resume, anticipate, permit, mention, risk, mind, avoid, enjoy,…
Các động từ theo sau là Infinitive (động từ nguyên thể)
Một số động từ thường gặp mà bạn phải biết để có được cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả như: agree/ demand/ mean/ appear/ need/ seem/ arrange/ wish/determine/ ask/ offer/ attempt/ expect/ plan/ swear/ can/can’t afford/ would like/ decide/ manage
Toàn bộ kiến thức về danh động từ và động từ nguyên mẫu tại đây.
Hy vọng sau bài viết tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cơ bản này bạn sẽ cải thiện được phần nào kiến thức ngữ pháp của bạn. Hãy cùng ieltscaptoc.com.vn biến tiếng Anh trở thành môn học thú vị nhé! Chúc các bạn học tập tốt.