Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là gì?
Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên. Vậy Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Khoa học kỹ thuật là gì?
Lĩnh vực kỹ thuật là lĩnh vực trực tiếp tham gia quá trình sản xuất, người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ vận dụng thành tựu khoa học, công nghệ vào các công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời nghiên cứu, cải tiến cho phù hợp vời trình độ sản xuất của từng đơn vị, quốc gia.
Đây là một lĩnh vực rất rộng lớn, liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất các sản phẩm, công cụ từ cấp độ sơ khai nhất như các vật dụng phục vụ sản xuất, cuộc sống hàng ngày như kim, chỉ, cuốc, xẻng cho đến các sản phẩm công nghệ cao như máy tính, điện thoại, robot. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ là một yếu tố quan trọng góp phần cải thiện cuộc sống, đồng thời nó cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cả về số lượng lẫn chất lượng.
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là gì?
Nghiên cứu khoa học kỹ thuật chính là quá trình áp dụng linh hoạt những phương pháp nghiên cứu từ những người nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao mục đích để tìm kiếm những tri thức mới, những ứng dụng kỹ thuật bổ ích hay những mô hình có ý nghĩa trong đời sống thực tế.
Hay nói cách khác, nghiên cứu khoa học kỹ thuật là quá trình tổng hợp lại những phương pháp phù hợp, tìm ra những định luật, khái niệm và những tri thức mới…Những sản phẩm này đã được nghiên cứu từ những số liệu và tài liệu.
Phân loại nghiên cứu khoa học kỹ thuật
Có nhiều cách phân loại NCKH. Thông thường có 2 cách phân loại thường gặp: theo chức năng nghiên cứu và theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu
– Theo chức năng nghiên cứu:
Nghiên cứu mô tả: nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẻ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau.
Nghiên cứu giải thích: nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật.
Nghiên cứu dự báo: nhằm chỉ ra xu hướng vận động của các hiện tượng, sự vật trong tương lai
Nghiên cứu sáng tạo: nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn
– Theo tính chất của sản phẩm nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ bản: các nghiên cứu nhằm phát hiện thuộc tính, cấu trúc bên trong của các sự vật, hiện tượng.
Nghiên cứu ứng dụng: vận dụng thành tựu của các nghiên cứu cơ bản để giải thích sự vật, hiện tượng; tạo ra các giải pháp, qui trình công nghệ, sản phẩm để áp dụng vào đời sống và sản xuất.
Nghiên cứu triển khai: vận dụng các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để tổ chức triển khai, thực hiện ở qui mô thử nghiệm
Kinh nghiệm hướng dẫn thi khoa học kỹ thuật
– Thi ý tưởng sáng tạo
Điều cốt yếu là học sinh phải hình thành được ý tưởng sáng tạo ban đầu dựa trên nền tảng kiến thức, kỹ năng cơ bản kết hợp với những quan sát, chiêm nghiệm thực tiễn, gắn với các lĩnh vực khoa học được quy định trong quy chế cuộc thi.
Để thực hiện có hiệu quả công đoạn quan trọng này, trước hết, lãnh đạo nhà trường cần phát động cuộc thi ý tưởng sáng tạo khoa học thuộc các lĩnh vực của Cuộc thi cấp huyện tới cán bộ, giáo viên và học sinh để học sinh tích cực tham gia đăng ký dự thi.
Lãnh đạo nhà trường cần đặc biệt lưu ý với học sinh, những ý tưởng sáng tạo ban đầu của các em phải xuất từ thực tiễn cuộc sống, gắn với với các lĩnh vực được quy định của cuộc thi và có tính khả thi cao. Không nên lựa chọn những “phát minh”, “sáng chế”, hay những ý tưởng sáng tạo quá lớn lao, quá sức.
Trên cơ sở những ý tưởng sáng tạo ban đầu học sinh đăng ký dự thi, Hiệu trưởng nhà trường ra Quyết định thành lập Ban giám khảo, chọn cử những cán bộ, giáo viên có năng lực NCKH, am hiểu về những lĩnh vực học sinh đăng ký dự thi tham gia chấm ý tưởng sáng tạo ban đầu của học sinh. Ban giám khảo lựa chọn những ý tưởng tiêu biểu, khả thi đề xuất với lãnh đạo nhà trường phát triển thành các đề tài, dự án NCKHKT của học sinh.
Hiệu trưởng nhà trường ra quyết định phê duyệt dự án, tập trung đầu tư, hỗ trợ cho học sinh về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị, phân công người hướng dẫn… cho các đề tài, dự án NCKHKT được lựa chọn.
– Giúp học sinh xây dựng đề cương sơ lược
Từ các đề tài, dự án đã được phê duyệt, cán bộ, giáo viên được phân công hướng dẫn học sinh NCKHKT, giúp các em xây dựng đề cương sơ lược để từng bước hiện thực hóa ý tưởng sáng tạo ban đầu của học sinh.
Khi xây dựng đề cương sơ lược cho mỗi dự án, thầy cô hướng dẫn cần lưu ý hướng dẫn học sinh bám sát cấu trúc của một đề tài NCKH để đảm bảo tính quy phạm của một văn bản khoa học.
Điều ấy quả là vấn đề khó đối với học sinh, rất cần sự tư vấn, giúp đỡ của cán bộ, giáo viên hướng dẫn.
“Tuy nhiên, đây là đề tài NCKHKT của học sinh, nên các em phải là người chủ động chọn ý tưởng sáng tạo, chủ động xây dựng đề cương sơ lược. Cán bộ, giáo viên chỉ là người tư vấn, giúp đỡ, hoặc nêu câu hỏi phản biện, tuyệt nhiên không làm hộ, làm thay học sinh.
– Tổ chức, hướng dẫn thu thập thông tin, phân tích, sử dụng dữ liệu
Ở công đoạn này từ đề cương sơ lược đã thống nhất với cán bộ, giáo viên hướng dẫn, học sinh tham gia NCKHKT cần tiến hành thu thập thông tin, phân tích và sử dụng dữ liệu để cụ thể hóa những luận điểm khoa học đã được nêu ra ở đề cương sơ lược.
Những thông tin, dữ liệu cần thu thập phong phú, đa dạng học sinh có thể truy cập từ nhiều nguồn khác nhau, như: Sách báo, các tài liệu tham khảo, mạng Internet, thực tiễn cuộc sống…
Nhưng điều cốt yếu, những thông tin, dữ liệu ấy phải có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tính chính xác cao và là cơ sở để người nghiên cứu phân tích, chứng minh, hay bác bỏ một luận điểm khoa học được nêu ra ở dự án.
– Hướng dẫn học sinh viết báo cáo NCKHKT
Viết báo cáo NCKH là khâu “thi công” và hoàn thiện sản phẩm có ý nghĩa quyết định tới sự thành công dự án. Ở đó, giáo viên cần học sinh huy động vốn kiến thức tổng hợp trên nhiều phương diện khác nhau và trình bày sao cho tõ ràng, chính xác, lôgic , chặt chẽ, đáp ứng đúng yêu cầu của một văn bản khoa học.
Điều cốt yếu là học sinh cần tự trình bày, giáo viên hướng dẫn chỉ là người tham gia, góp ý, giúp học sinh chỉnh sửa báo cáo trên cơ sở tôn trọng chính kiến của các em, tuyệt đối không làm thay, viết thay học sinh.
– Rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh
Giáo viên hướng dẫn cần rèn luyện học sinh tính tự tin trong thuyết trình. Đồng thời, hướng dẫn thuyết trình sao cho cô đọng, ngắn gọn, rõ ràng, làm nổi bật nội dung trọng tâm, cơ bản nhất của dự án.
Trong đó, học sinh cần thể hiện rõ: Câu hỏi nghiên cứu; kết quả nghiên cứu; những điểm mới và đóng góp mới của đề tài; hướng nghiên cứu tiếp theo…
Bên cạnh đó, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kỹ năng thuyết trình hấp dẫn, cuốn hút và thuyết phục được người nghe thông qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo của mình. Đặc biệt, giáo viên còn cần hướng dẫn học sinh kỹ năng trả lời các câu hỏi phản biện của ban giám khảo sao cho trúng, đúng ý và hấp dẫn.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về giải đáp thắc mắc liên quan đến Nghiên cứu khoa học kỹ thuật là gì? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.