Nghị định 06/2018/NĐ-CP hỗ trợ ăn trưa trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng
6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng
11 năm 2009;
Căn cứ Luật trẻ em ngày 05 tháng 4
năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định
chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo
và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Nghị định này quy định chính sách hỗ
trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Nghị định này áp
dụng đối với:
1. Trẻ em độ tuổi mẫu giáo (không bao
gồm trẻ em dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định tại Nghị định số
57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu
tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ em mẫu giáo, học sinh, sinh viên
dân tộc thiểu số rất ít người) đang học tại lớp mẫu giáo trong các cơ sở giáo dục
mầm non quy định tại Điều 3 của Nghị định này.
2. Giáo viên mầm non quy định tại Điều
7 của Nghị định này.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan.
Chương II
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
ĂN TRƯA ĐỐI VỚI TRẺ EM MẪU GIÁO
Điều 3. Điều kiện
được hưởng hỗ trợ ăn trưa
Trẻ em đang học tại lớp mẫu giáo
trong các cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm một trong những điều kiện sau:
1. Có cha mẹ hoặc có cha hoặc có mẹ
hoặc có người chăm sóc trẻ em hoặc trẻ em thường trú ở xã,
thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó
khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Không có nguồn nuôi dưỡng được quy
định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội.
3. Là nhân khẩu trong gia đình thuộc
diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 4. Nội dung
hỗ trợ và thời gian hỗ trợ ăn trưa
1. Trẻ em thuộc các đối tượng quy định
tại Điều 3 của Nghị định này được hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 10% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.
2. Thời gian hỗ trợ cho trẻ em thuộc
đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này tính theo số tháng học thực
tế, nhưng không quá 9 tháng/năm học.
Điều 5. Thủ tục hỗ
trợ ăn trưa
1. Hồ sơ
a) Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em
thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này nộp một trong số các
loại giấy tờ sau:
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu
hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc cung cấp thông tin về số định danh
cá nhân của trẻ em hoặc của cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em;
– Giấy xác nhận của cơ quan công an về
việc đăng ký thường trú (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc).
b) Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em
thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này nộp một trong số các
loại giấy tờ sau:
– Bản sao kèm bản chính để đối chiếu
hoặc bản sao có chứng thực Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện;
– Bản sao kèm bản chính để đối chiếu
hoặc bản sao có chứng thực Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân xã hoặc cơ sở bảo
trợ xã hội về tình trạng trẻ mồ côi,
bị bỏ rơi hoặc trẻ thuộc các trường hợp khác quy định tại khoản
1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ em
thuộc các trường hợp khác quy định khoản 1
Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ
quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
c) Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em
thuộc đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này nộp bản sao và mang bản
chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng
nhận hoặc Giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
2. Trình tự và thời gian thực hiện
a) Tháng 8 hằng năm, cơ sở giáo dục mầm
non tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người
chăm sóc trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ
ăn trưa;
b) Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ
ngày cơ sở giáo dục mầm non thông báo, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em nộp trực
tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a hoặc điểm b hoặc điểm
c khoản 1 Điều này tại cơ sở giáo dục mầm non. Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ
cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở giáo dục mầm
non. Riêng đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này, nộp bổ sung Giấy
chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng năm học;
Cơ sở giáo dục mầm non tiếp nhận, kiểm
tra thành phần hồ sơ, nếu thành phần hồ sơ nộp là bản sao chưa có chứng thực của
cấp có thẩm quyền, người nhận hồ sơ có trách nhiệm đối chiếu với bản chính, ký
xác nhận vào bản sao để đưa vào hồ sơ, yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc
chưa đúng quy định. Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ sở
giáo dục mầm non gửi giấy tiếp nhận hồ sơ cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ
em. Trường hợp hồ sơ gửi qua bưu điện không bảo đảm yêu cầu cơ sở giáo dục mầm
non gửi thông báo không tiếp nhận hồ sơ và lý do cho cha mẹ hoặc người chăm sóc
trẻ em;
c) Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ
ngày hết hạn nhận hồ sơ, cơ sở giáo dục mầm non lập danh sách trẻ em mẫu giáo
được hỗ trợ ăn trưa (Mẫu số 01 quy định tại Phụ
lục kèm theo Nghị định này) kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này
gửi về phòng giáo dục và đào tạo nơi cơ sở giáo dục mầm non đặt trụ sở để tổng hợp, xem xét;
d) Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ
khi nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục mầm non, phòng giáo dục và đào tạo tổ chức
thẩm định hồ sơ, tổng hợp danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa (Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định
này) gửi cơ quan tài chính cùng cấp trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định
phê duyệt;
đ) Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ
khi nhận được hồ sơ trình của phòng giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa và thông báo kết
quả cho cơ sở giáo dục mầm non; gửi sở tài chính, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp, thẩm định;
e) Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ
khi nhận được báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở tài chính chủ trì phối
hợp với sở giáo dục và đào tạo thẩm định, tổng hợp kinh phí, lập dự toán ngân
sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo (Mẫu số 03
quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này); đồng thời gửi báo cáo Bộ Tài
chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
g) Sau khi được cấp có thẩm quyền phê
duyệt danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa, cơ sở giáo dục mầm non thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện chi hỗ trợ.
Cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm nhận đơn và gửi cấp có thẩm quyền giải
quyết khiếu nại về kết quả xét duyệt (nếu có) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể
từ khi có công bố kết quả.
Điều 6. Phương thức
chi hỗ trợ ăn trưa
1. Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn
trưa được thực hiện 2 lần trong năm học: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10
hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 2 hoặc tháng 3 hàng
năm.
2. Phương thức chi hỗ trợ
Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ
chức ăn trưa của nhà trường, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban
đại diện cha mẹ trẻ em để lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức
sau:
a) Phương thức 1: Cơ sở giáo dục mầm
non giữ lại kinh phí hỗ trợ để tổ chức bữa ăn trưa cho trẻ em (khuyến khích cơ
sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn cho trẻ em);
b) Phương thức 2: Chi trả trực tiếp bằng
tiền mặt cho cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em theo quy định tại khoản 1 Điều
này.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập:
Cơ sở giáo dục mầm non chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và thực hiện việc
chi trả. Căn cứ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở
giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định một trong
hai phương thức nêu trên.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài
công lập: Phòng giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí và tổ
chức phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non để thực hiện việc chi trả. Căn cứ vào
thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống
nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để
quyết định một trong hai phương thức nêu trên.
3. Trường hợp cha mẹ hoặc người chăm
sóc trẻ em chưa nhận được kinh phí hỗ trợ ăn trưa theo thời hạn quy định tại
khoản 1 Điều này thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.
4. Trường hợp trẻ em chuyển trường,
cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm trả lại hồ sơ đề nghị hỗ trợ ăn trưa cho
cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em. Cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ em chuyển đến
có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện ra quyết định chuyển kinh phí hoặc cấp bổ sung
kinh phí để cơ sở giáo dục mầm non nơi trẻ em chuyển đến thực hiện chi trả hỗ
trợ ăn trưa theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
5. Trường hợp trẻ em thôi học, cơ sở
giáo dục mầm non có trách nhiệm thông báo phòng giáo dục và đào tạo báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp huyện dừng thực hiện chi trả chính sách.
Chương III
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
GIÁO VIÊN MẦM NON
Điều 7. Đối tượng
được hưởng chính sách
1. Giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu
trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được cấp
có thẩm quyền phê duyệt ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
2. Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư
thục.
3. Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng) trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số
thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
4. Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 02
buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm
lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có
trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non
công lập ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 8. Nội dung
và phương thức thực hiện chính sách
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
7 Nghị định này
a) Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
7 Nghị định này nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số
V.07.02.06) trở lên thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức
danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) theo bảng lương quy định tại
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định
số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và được hưởng các chế độ, chính sách theo
quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở giáo dục
mầm non công lập. Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng
lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng
theo chế độ hợp đồng làm việc.
b) Thủ tục xét duyệt chuyển xếp lương
đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này
Hằng năm, cùng với thời điểm lập dự
toán, phân bổ ngân sách, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm hoàn
thành việc lập danh sách đề nghị chuyển xếp lương của các giáo viên thuộc đối
tượng được hưởng chính sách chuyển xếp lương (Mẫu số
04 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này) gửi phòng giáo dục và đào tạo.
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được danh sách đề nghị hưởng chính sách chuyển xếp lương của cơ sở giáo dục mầm non, phòng giáo dục và đào tạo phối hợp
với phòng tài chính, phòng nội vụ cấp huyện, tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được báo cáo của phòng giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách chuyển xếp lương, tổng hợp báo cáo về sở giáo dục và đào tạo, sở tài chính, sở nội
vụ thẩm định (Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục kèm
theo Nghị định này).
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở giáo dục và
đào tạo phối hợp với sở tài chính, sở nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định và tổng hợp nhu cầu kinh
phí tăng thêm gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo
vụ xem xét, cấp kinh phí thực hiện chính sách (Mẫu số
06 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này).
Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non trực
thuộc sở giáo dục và đào tạo hoặc cơ quan khác, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm
non nộp báo cáo danh sách đề nghị hưởng chính sách chuyển xếp lương của các
giáo viên về cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi phòng giáo dục
và đào tạo nơi cơ sở giáo dục mầm non đóng trụ sở trên địa bàn để theo dõi, tổng hợp.
Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm tổng hợp và nộp báo cáo danh sách đề nghị hưởng chính sách chuyển xếp lương của
các giáo viên cho sở giáo dục và đào tạo tổng hợp. Sở giáo dục và đào tạo phối
hợp với sở tài chính, sở nội vụ tổ chức thẩm định và tổng hợp trong báo cáo
chung trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương xem xét, quyết định và tổng hợp.
Căn cứ theo quy định phân cấp quản lý
tại địa phương, sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm
theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí
thực hiện chính sách theo quy định hiện hành.
2. Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều
7 Nghị định này
Được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi
phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp
vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập
có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
3. Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều
7 Nghị định này
Được thanh toán tiền mua tài liệu học
tập (không tính tài liệu tham khảo) tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu
số (nếu có) theo quy định. Tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham
khảo) được chi trả theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 03
năm.
4. Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều
7 Nghị định này, hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng
(bốn trăm năm mươi ngàn đồng một tháng).
a) Thời gian hưởng hỗ trợ là 9
tháng/năm (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 5 của năm liền kề), tiền hỗ trợ
được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
b) Hằng năm, cùng với thời điểm lập dự
toán, phân bổ, chi trả lương, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm
non có trách nhiệm lập danh sách các đối tượng được hưởng chính sách dạy lớp
ghép, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số theo hướng dẫn tại
Nghị định này gửi phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện phê duyệt (Mẫu số 07 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định
này);
Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được danh sách đề nghị giáo viên hưởng chính sách dạy lớp ghép, dạy
tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số của
cơ sở giáo dục mầm non, phòng giáo dục và đào tạo phối hợp với phòng tài chính,
phòng nội vụ cấp huyện, tổ chức thẩm định và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện phê duyệt.
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được báo cáo của phòng giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện phê duyệt danh sách đối tượng hưởng chính sách, tổng hợp báo cáo về sở
giáo dục và đào tạo, sở tài chính, sở nội vụ thẩm định (Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định
này).
Trong vòng 07 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở giáo dục và
đào tạo phối hợp với sở tài chính, sở nội vụ thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm
gửi Bộ Tài chính Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, cấp kinh phí thực
hiện chính sách (Mẫu số 09 quy định tại Phụ lục
kèm theo Nghị định này).
Trường hợp cơ sở giáo dục mầm non trực
thuộc sở giáo dục và đào tạo hoặc cơ quan khác, hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm
non nộp báo cáo danh sách của các giáo viên được hưởng chính sách dạy lớp ghép,
dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số về cơ quan quản lý
cấp trên trực tiếp, đồng thời gửi phòng giáo dục và đào tạo nơi cơ sở giáo dục
mầm non đóng trụ sở trên địa bàn để theo dõi, tổng hợp.
Trong vòng 5 ngày làm việc, cơ quan
quản lý cấp trên trực tiếp có trách nhiệm tổng hợp và nộp báo cáo danh sách của
các giáo viên được hưởng chính sách dạy lớp ghép, dạy tăng cường tiếng Việt cho
trẻ em người dân tộc thiểu số cho sở giáo dục và đào tạo tổng hợp. Sở giáo dục
và đào tạo phối hợp với sở tài chính, sở nội vụ tổ chức thẩm định và tổng hợp
trong báo cáo chung trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương xem xét, quyết định và tổng hợp.
Căn cứ theo quy định phân cấp quản lý
tại địa phương, sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm
theo dõi, quản lý và tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí thực hiện chính sách
theo quy định hiện hành.
Chương IV
NGUỒN TÀI CHÍNH,
DỰ TOÁN, QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 9. Nguồn
kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện chi trả hỗ
trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, thực hiện chính sách đối
với giáo viên mầm non được cân đối trong dự toán chi ngân sách sự nghiệp giáo dục,
đào tạo hàng năm của các địa phương.
Ngân sách trung ương thực hiện
hỗ trợ cho các địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước,
các văn bản hướng dẫn Luật và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân
sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Thủ tướng Chính
phủ quyết định.
Điều 10. Lập dự
toán, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí và báo cáo
1. Việc lập, phân bổ, giao dự toán kinh
phí thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo, chính sách đối với
giáo viên mầm non được thực hiện đồng thời với thời điểm lập,
phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hằng năm tại địa phương.
2. Phòng giáo dục và đào tạo chịu
trách nhiệm tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện các chế độ của tất cả các cơ sở
giáo dục mầm non trên địa bàn quy định tại Nghị định này, gửi cơ quan tài chính
cùng cấp thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định và gửi
sở tài chính để tổng hợp vào dự toán chi ngân sách, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh; đồng thời gửi báo cáo sở giáo dục và đào tạo để phối hợp quản lý. Riêng đối
tượng quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này:
a) Hằng năm, căn cứ kế hoạch tập huấn,
bồi dưỡng của phòng giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non xây dựng kế hoạch
và lập danh sách giáo viên đề nghị cử đi tập huấn, bồi dưỡng gửi phòng giáo dục
và đào tạo cấp huyện để tổng hợp dự toán, trình cấp có thẩm quyền xét duyệt;
b) Trường hợp phát sinh chương trình
đào tạo, bồi dưỡng ngoài kế hoạch, cơ sở giáo dục mầm non xây dựng dự toán theo
từng đợt hoặc chuyên đề bồi dưỡng gửi phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện để tổng
hợp trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.
3. Hằng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế
hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, Thông tư hướng
dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng dự toán
kinh phí thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này, tổng hợp chung
trong dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương, gửi Bộ Tài chính cùng thời
gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch.
4. Cơ quan tài chính các cấp có trách
nhiệm bảo đảm kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu
giáo và chính sách đối với giáo viên mầm non, hướng dẫn quản lý và kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan có liên quan
trong quá trình triển khai thực hiện nội dung theo hướng dẫn tại Nghị định này
có trách nhiệm phối hợp với cơ quan
kiểm toán trong quá trình kiểm toán tài chính hàng năm; báo cáo Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan những nội dung vượt thẩm quyền.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách
nhiệm của các bộ, ngành
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành
liên quan chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các nội dung quy định tại
Nghị định này;
b) Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện Nghị định này theo quy định.
2. Bộ Tài chính
a) Bảo đảm kinh phí thực hiện chính
sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mầm
non;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ ngành
liên quan chỉ đạo các địa phương lập dự toán, chấp hành dự toán, và quyết toán
ngân sách đối với kinh phí thực hiện chính sách quy định tại Nghị định này đồng thời với quy trình lập dự toán ngân sách hàng năm.
3. Các bộ, ngành liên quan: Trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo
các địa phương triển khai thực hiện các nội dung quy định tại Nghị định này.
4. Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên phối hợp trong công tác tuyên truyền,
vận động, thực hiện chính sách theo quy định của Nghị định này trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 12. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện
các chính sách theo quy định của Nghị định này tại địa phương; kiểm tra, giám
sát việc thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện định kỳ hàng năm với Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, các bộ ngành liên quan.
2. Xây dựng dự toán ngân sách và kế
hoạch tài chính, báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để quyết
định các giải pháp bảo đảm cân đối nguồn lực tài chính cho
thực hiện chính sách tại địa phương; tổ chức kiểm tra, thanh tra, kiểm toán đối
với quá trình chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị dự toán
trực thuộc theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Điều 13. Hiệu lực
và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành
từ ngày 20 tháng 02 năm 2018.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
PHỤ
LỤC
(Kèm theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm
2018 của Chính phủ)
DANH SÁCH TRẺ EM MẪU GIÁO ĐƯỢC HỖ TRỢ
ĂN TRƯA
(Dùng cho cơ sở giáo dục mầm non)
_______________
1 Ghi rõ đối tượng thuộc
khoản 1, 2 hay 3 Điều 3 Nghị định này
TỔNG HỢP KINH PHÍ HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA CHO
TRẺ EM MẪU GIÁO
(Dùng cho phòng giáo dục và đào tạo)
TỔNG HỢP KINH PHÍ HỖ TRỢ TIỀN ĂN TRƯA
CHO TRẺ EM MẪU GIÁO
(Dùng cho Ủy ban nhân nhân dân cấp tỉnh)
DANH SÁCH GIÁO VIÊN MẦM NON ĐỀ NGHỊ
CHUYỂN XẾP LƯƠNG NĂM……
(Dùng cho cơ sở giáo dục mầm non)
Tổng số giáo viên: ………(biên chế: …………người, hợp đồng lao động ………..người)
Loại hình trường: ………………..(công lập, dân lập)
Đơn vị:
Triệu đồng
Ghi chú: Cột 8: Nếu đang trả tiền
lương thì chia cho mức lương tối thiểu
từng thời kỳ để thành hệ số lương.
BÁO CÁO NHU CẦU THỰC HIỆN CHUYỂN XẾP
LƯƠNG CHO GIÁO VIÊN MẦM NON NĂM………
(Dành cho Phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện)
Đơn vị:
Triệu đồng
STT
Đơn vị
Số giáo viên được chuyển xếp lương
Lương, phụ cấp hiện hưởng
Tổng hệ số lương xếp
chuyển
Tiền lương và các khoản trích nộp theo quy định
Chênh lệch tiền lương, phụ cấp, các khoản trích nộp
tăng thêm 01 tháng
Kinh phí tăng thêm 01 năm
Tổng tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo
lương
Lương ngạch bậc
Phụ cấp chức vụ (nếu có)
Phụ cấp khu vực
Phụ cấp ưu đãi ngành
Kinh phí trích nộp BHXH, BHYT, BHTN
Tổng hệ số lương
Kinh phí trích nộp BHXH, BHYT, BHTN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Tổng số
1
Xã A
1.1
Trường mầm
non A
1.2
Trường…..
2
Xã B
2.1
Trường mầm non A
2.1
……………