NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG & ĐIỆN CÔNG NGHIỆP- Hệ trung cấp 2022

TRƯỜNG TRUNG CẤP THỦ ĐÔ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ ĐIỆN DÂN DỤNG 2022

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRUNG CẤP ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

Tên ngành, nghề       : ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG
Tên tiếng Anh          : Industrial and household electrics
Mã ngành, nghề        : 5520223
Trình độ đào tạo       : Trung cấp
Hình thức đào tạo     : Chính quy
Thời gian đào tạo     : 2 năm
Đối tượng tuyển sinh: Tuyển thí sinh đã Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên

học nghề điện công nghiệp điện dân dụng

1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:

    Chương trình khung trung cấp ngành Điện công nghiệp và dân dụng được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp ngành Điện công nghiệp và dân dụng, có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đồng thời có khả năng học tập vươn lên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

    Chương trình chuẩn bị cho người học kiến thức và kỹ năng kỹ thuật trợ giúp cho kỹ sư và các chuyên gia chuyên môn trong việc thiết kế hệ thống truyền tải, phân phối và sử dụng năng lượng điện.

Chương trình khóa học bao gồm các nội dung cơ bản về máy điện, đo lường điện, khí cụ điện, thiết kế tính toán mạng điện, các thiết bị hạ áp, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng và các quy phạm an toàn điện, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng-an ninh.

     Sau khi tốt nghiệp khóa học, người học được cấp bằng Trung cấp ngành Điện công nghiệp và dân dụng, có khả năng vận hành, bảo trì, sửa chữa, cải tiến các thiết bị điện và các hệ thống điện trong công nghiệp và dân dụng, lắp đặt hệ thống điều khiển cho dây chuyền công nghệ và có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, các tổ vận hành đường dây và trạm hạ thế, làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến Điện công nghiệp và dân dụng, đồng thời có thể học liên thông lên bậc cao đẳng hoặc đại học.

1.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Kiến thức:

–    Trình bày đúng nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bị điện, khái niệm cơ bản, qui ước sử dụng trong ngành Điện công nghiệp và dân dụng.

–    Đọc được các bản vẽ thiết kế của ngành điện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kế điện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.

–    Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (1 phân xưởng, một hộ dùng điện).

–    Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bị điện.

–    Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bị điện.

–    Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp dân dụng.

–    Tiếp cận được những kiến thức chuyên sâu và có thể theo học ở các bậc học cao hơn của ngành Điện công nghiệp và dân dụng.

+ Kỹ năng:

–    Lắp đặt và tổ chức lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật cho hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏ.

–    Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.

–    Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ thống điều khiển tự động cơ bản.

–    Vận hành được những hệ thống điều tốc tự động.

–    Đọc, hiểu và tự lắp đặt, vận hành được các thiết bị điện, công nghệ hiện đại, nâng cao khi có hướng dẫn lắp đặt và hướng dẫn sử dụng.

–    Lắp đặt và vận hành các thiết bị đảm bảo an toàn nối đất và an toàn cháy nổ.

–    Có khả năng hướng dẫn, giám sát kỹ thuật cho các bộ phận lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điều khiển điện.

–    Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

+ Thái độ nghề nghiệp:

–    Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện.

1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:

Sau khi tốt nghiệp, người học làm việc tại:

–     Mở công ty, cửa hàng kinh doanh thiết bị điện.  
–     Nhân viên kỹ thuật cho các công trình điện dân dụng và công nghiệp.  
–     Nhân viên bảo trì sửa chữa điện  cho cơ quan, khách sạn, nhà hàng, xí nghiệp.

2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:

–    Số lượng môn học: 27

–    Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1.845 giờ (77 tín chỉ)

–    Khối lượng các môn học chung /đại cương:  210 giờ

–    Khối lượng các môn học chuyên môn: 1635 giờ

–    Khối lượng lý thuyết: 570  giờ; Thực hành, thực tập, kiểm tra: 1275 giờ

–    Thời gian khóa học: 2 năm

3. Nội dung chương trình: Tùy theo mỗi năm học mà trường chọn một số môn để học sinh học tập

a) Các môn học chung/đại cương

–    Chính trị

–    Pháp luật

–    Giáo dục thể chất

–    Giáo dục Quốc phòng và An ninh

–    Tin học

–    Tiếng Anh

b) Các môn học, mô đun chuyên môn 

b1. Môn học, mô đun cơ sở

–    Vẽ kỹ thuật  

–    Khí cụ điện

–    Cơ kỹ thuật

–    Lý thuyết mạch điện

–    Vật liệu điện

–    An toàn điện

–    Đo lường điện và cảm biến

–    Kỹ thuật điện tử

–    Máy điện

b2. Môn học, mô đun chuyên môn

–    Cung cấp điện

–    Trang bị điện

–    Truyền động điện

–    Điều khiển lập trình (PLC)

–    Điều khiển điện – khí nén

–    Điện tử công suất

–    Điều khiển logic

–    Vẽ thiết kế điện

–    Vi điều khiển

–    Tổ chức quản lý sản xuất

–    Vận hành Scada

–    Thực tập cơ bản

–    Thực hành điện cơ bản

–    Thực hành sửa chữa điện

–    Thực hành trang bị điện, điện tử căn bản

b3. Thực tập

–    Thực tập tốt nghiệp

 

c) Thi tốt nghiệp

–    Người học phải học hết chương trình đào tạo Trung cấp Điện Công nghiệp và Dân dụng thì sẽ đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp.

–    Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm 3 môn: Chính trị, Lý thuyết tổng hợp, Thực hành nghề nghiệp.

Mô tả nội dung các học phần
1. Giáo dục Quốc phòng-An ninh 
          Học phần này cung cấp những kiến thức cơ bản về công tác Quốc phòng – An ninh. Nội dung bao gồm: quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác Giáo dục Quốc phòng-An ninh, chính trị quân sự lực lượng dân quân tự vệ, kỹ thuật và chiến thuật quân sự, kỹ thuật sử dụng vũ khí thông thường. 
          Sau khi học xong học phần này, người học có thể trình bày được những nội dung cơ bản về công tác Quốc phòng – An ninh, về cấu tạo, nguyên lý và sử dụng được một số vũ khí bộ binh thông thường, thành thạo điều lệnh đội ngũ, biết vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện nếp ngăn nắp, tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, kỷ luật và ý thức được trách nhiệm của bản thân cùng toàn Đảng toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Chính trị 
          Học phần này cung cấp cho học sinh những nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội, con người, những nội dung cơ bản về Đảng cộng sản Việt Nam và đường lối chính sách của Đảng trong thời kỹ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sau khi học xong học phần này, người học có thể trình bày được những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về tự nhiên, xã hội, con người, về Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó có cái nhìn khoa học, khách quan đối với các vấn đề tự nhiên, xã hội, con người, biết phân tích, đánh giá các vấn đề chính trị, xã hội, biết sống hòa nhập với cộng đồng và môi trường. Tin tưởng vào đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam.
3. Giáo dục thể chất 
           Học phần cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về Giáo dục thể chất.
           Nội dung bao gồm: ý nghĩa, tác dụng của thể dục thể thao đối với sự phát triển của cơ thể, bài thể dục buổi sáng, chạy bền, chạy cự li ngắn, nhảy cao nằm nghiêng. Ngoài ra chương trình có thể còn được bổ sung các nội dung như: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng bàn, Cầu lông, Bơi lội.
          Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng tự rèn luyện thân thể, hình thành lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động thể dục, thể thao tại cơ sở.
4. Tin học 
     Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về tin học đại cương. Nội dung bao gồm các vấn đề căn bản về công nghệ thông tin và truyền thông, sử dụng máy tính và quản lý tệp với Windows, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình diễn điện tử-PowerPoint và Internet. 
           Sau khi học xong học phần này, người học biết sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, trình diễn báo cáo, sử dụng bảng máy tính để tính toán thống kê, biết sử dụng và khai thác một số dịch vụ của Internet, đồng thời rèn luyện phong cách suy nghĩ và làm việc phù hợp với thời đại tin học hoá, ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo, chủ động trong suy nghĩ và hành động.
5. Pháp luật   
         Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Nhà nước và Pháp luật. Nội dung bao gồm: một số vấn đề về Nhà nước và pháp luật và một số luật cơ bản của Pháp luật Việt Nam 
          Sau khi học xong học phần này, người học có thể giải thích được những vấn đề cơ bản về Nhà nước và pháp luật và một số luật cơ bản của Pháp luật Việt Nam, vận dụng được kiến thức đã học để xử lý các vấn đề liên quan đến pháp luật tại nơi làm việc và trong cộng đồng dân cư, hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện tác phong sống và làm việc theo pháp luật; biết lựa chọn hành vi và khẳng định sự tự chủ của mình trong các quan hệ xã hội, trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày.
6. Ngoại ngữ   
          Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngoại ngữ. Nội dung bao gồm những vấn đề căn bản về ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, các tình huống giao tiếp đơn giản, phổ thông và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
          Sau khi học xong học phần này, người học có thể trình bày được cấu trúc ngữ pháp cơ bản, có khả năng giao tiếp được bằng ngoại ngữ với trình độ căn bản về nghe, nói, đọc, viết và có thể đọc hiểu tài liệu, trao đổi và sưu tầm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu bằng ngoại ngữ được học với sự trợ giúp của Từ điển làm nền tảng để tiếp cận khoa học kỹ thuật, học tập và nghiên cứu các vấn đề chuyên môn, tạo cơ hội cho học sinh nâng cao kiến thức và ý thức về những khác biệt văn hoá liên quan đến việc sử dụng ngoại ngữ hợp tác trong lao động và giao tiếp. 
7.  Kỹ năng giao tiếp 
 Học phần này cung cấp cho người học các kiến thức chung và các kỹ năng thông thường về giao tiếp trong nhà trường, trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc.
Học phần này bao gồm các nội dung: Những yếu tố cơ bản của quá trình giao tiếp; Nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp; cách thức tổ chức các cuộc họp tại nơi làm việc; kỹ năng trả lời phỏng vấn khi xin việc; kỹ năng viết thư và báo cáo công việc.
Sau khi học xong học phần, người học trình bày được ý nghĩa và sự cần thiết của giao tiếp; phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình giao tiếp; thực hiện hiệu quả các cuộc giao tiếp thông thường qua bày tỏ thái độ, lời nói và viết thư; có khả năng phát triển và duy trì giao tiếp thân thiện tại nơi làm việc; có khả năng tổ chức và điều tiết tốt các cuộc họp tại nơi làm việc và thực hiện được các kỹ năng phỏng vấn thông thường.
8. Khởi tạo doanh nghiệp 
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp, sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp; Kinh doanh và định hướng ngành nghề kinh doanh; Các bước lập kế hoạch kinh doanh và thực thi kế hoạch kinh doanh.
Học xong học phần này, người học trình bày được những khái niệm cơ bản về doanh nghiệp và kinh doanh, có khả năng lập kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch hành động để khởi sự kinh doanh trong một lĩnh vực của nền kinh tế.
9. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả  
Học phần này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về năng lượng và tình hình sử dụng năng lượng, nhiên liệu, tài nguyên hiện nay; các chính sách về sử dụng năng lượng của nước ta cũng như của một số quốc gia trên thế giới; các phương pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và an toàn các dạng năng lượng thông dụng như điện năng, khí đốt, xăng dầu; ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
          Sau khi học xong, người học trình bày và giải thích được các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về năng lượng và vấn đề sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, các dạng năng lượng mới; các chính sách sử dụng năng lượng của nước ta cũng như một số quốc gia trên thế giới, quá trình sản xuất, truyền tải, cung cấp, phân phối và sử dụng điện năng. Đồng thời, giúp người học hình thành được ý thức, thái độ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tuyên truyền, giáo dục cho những người xung quanh ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, an toàn.
10. Vẽ Kỹ thuật             
Học phần vẽ kỹ thuật cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về phương pháp chiếu vuông góc để biểu diễn vật thể; nguyên tắc biểu diễn vật thể lên mặt phẳng; cung cấp cho học sinh những tiêu chuẩn và những quy ước có liên quan đến bản vẽ chi tiết máy và bản vẽ lắp cũng như các sơ đồ cơ khí, điện trong công nghiệp theo các tiêu chuẩn Việt nam & ISO.
Sau khi học xong, người học nắm vững các quy ước, ký hiệu, các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật, đọc và lập được các bản vẽ chi tiết máy đơn giản, đọc được bản vẽ lắp của sản phẩm hoặc bộ phận máy đơn giản (có tối đa 10 chi tiết), lập được bản vẽ của các bộ phận máy hoặc dụng cụ đơn giản thuộc nghề đào tạo.
11. Khí cụ điện              
Học phần Khí cụ điện giúp cho người học tìm hiểu về lý thuyết, kết cấu, nguyên lý hoạt động, trình tự tính toán chọn lựa khí cụ điện để đảm bảo vận hành mạch điện cũng như hệ thống điện an toàn. Ngoài ra biết ứng dụng các đường đặc tuyến cho từng loại khí cụ điện nhằm đạt được tuổi thọ, nâng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng .
Sau khi hoàn tất học phần này, người học hiểu được nguyên lý hoạt động; tính chọn được các thiết bị đóng cắt và bảo vệ thông dụng; biết ứng dụng và bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị đóng cắt và bảo vệ thông dụng.
12. Cơ kỹ thuật     
Học phần này trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về cơ kỹ thuật như xây dựng các biểu đồ lực, biểu đồ động học từ các cơ cấu chịu lực trong thực tế. Từ đó giải các bài toán để tìm khả năng chịu lực của các cơ cấu đó.
Sau khi học xong, học sinh có khả năng thực hiện việc tính toán, kiểm tra khả năng chịu lực của một số hạng mục trong xây lắp điện, đường dây ba trạm.
13. Lý thuyết mạch điện 
Học phần này nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản về: Mạch điện, các quá trình năng lượng của mạch điện, các phương pháp phân tích mạch điện một pha, ba pha tuyến tính xác lập điều hoà và kiến thức về mạng điện hai cực, bốn cực. Khái niệm chung về mạch phi tuyến, quá độ của mạch điện
Sau khi học xong, học sinh có khả năng vận dụng các định luật cơ bản về mạch điện – mạch từ để giải thích các quá trình điện – từ trong thiết bị điện; áp dụng các phương pháp phù hợp để giải mạch điện; phân tích được các mạch điện ba pha đối xứng và không đối xứng.
14. Vật liệu điện 
Học phần này giới thiệu các quá trình vật lý xảy ra trong các loại vật liệu, tính chất và ứng dụng của chúng trong vật liệu kỹ thuật điện. Nghiên cứu tính chất vật lý và cấu trúc hóa học của vật liệu để chế tạo các vật liệu mới có tính chất theo yêu cầu. Các loại vật liệu được nghiên cứu bao gồm: vật liệu cách điện (điện môi), vật liệu dẫn điện, vật liệu bán dẫn, vật liệu từ.
Sau khi học xong, học sinh có khả năng phân tích được các quá trình vật lý xảy ra trong các loại vật liệu. Nghiên cứu tính chất vật lý và cấu tạo hóa học của vật liệu để chế tạo các vật liệu mới có tính chất theo yêu cầu. Các loại vật liệu được nghiên cứu bao gồm: vật liệu cách điện (điện môi), vật liệu dẫn điện, vật liệu bán dẫn, vật liệu từ.
15. An toàn điện 
Học phần này giới thiệu về các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn trong cung cấp và sử dụng điện, phân tích những tác hại của dòng điện đối với con người và động vật nói chung, cách cấp cứu khi có tai nạn về điện, phân tích các khả năng mất an toàn trong lắp ráp và vận hành thiết bị điện, từ đó xác định các biện pháp bảo vệ thích hợp.  
Sau khi học xong, học sinh có khả năng phân tích được những tác hại của dòng điện đối với con người và động vật nói chung, cách cấp cứu khi có tai nạn về điện; phân tích các khả năng mất an toàn trong lắp ráp và vận hành thiết bị điện, từ đó xác định các biện pháp bảo vệ thích hợp.
16. Đo lường điện và cảm biến 
Học phần này giới thiệu các khái niệm, các phương pháp đo và kỹ năng thực hành về đo lường, giúp học sinh nắm vững các cơ cấu đo chỉ thị kim và điện tử, nguyên lý hoạt động và sử dụng các dụng cụ đo điện để đo các đại lượng điện như: điện áp, dòng điện, điện trở, điện dung, điện cảm và hỗ cảm, công suất, điện năng tiêu thụ, hệ số công suất. Ngoài ra, còn giúp học sinh hiểu và sử dụng được dao động ký để đo dạng sóng tín hiệu và góc lệch pha giữa hai tín hiệu. Đồng thời hiểu được nguyên lý và sử dụng được một số cảm biến đo các đại lượng không điện như: nhiệt độ, tốc độ, lực, mô men, kích thước dịch chuyển, lưu lượng, thể tích, mức độ ẩm, áp suất. 
Sau khi hoàn tất học phần này, người học hiểu được nguyên lý hoạt động của các loại cơ cấu đo điện và các loại cảm biến; biết đấu nối các thiết bị đo điện và cảm biến thông dụng và cách bảo dưỡng các thiết bị đo điện; ứng dụng các thiết bị đo điện và cảm biến vào thực tế.
17. Kỹ thuật điện tử 
Học phần này giới thiệu những kiến thức và kỹ năng thực hành về các linh kiện điện tử thụ động như: điện trở, tụ điện, cuộn cảm, biến thế … Các linh kiện tích cực như: Diode,Transistor, FET, SCR, UJT,TRIAC, DIAC và các linh kiện quang điện tử và một số các mạch điện tử cơ bản.
Sau khi học xong, người học hiểu được cấu tạo, các thông số, nguyên lý hoạt động, đặc tuyến làm việc và cách ứng dụng các linh kiện đã học vào những mạch điện trong thực tế.
18. Máy điện 
Học phần Máy điện nghiên cứu các vấn đề về mạch từ, các quan hệ điện từ, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các thông số kỹ thuật, các đặc tính làm việc của máy điện tĩnh và máy điện quay, các phương pháp mở máy và điều chỉnh tốc độ động cơ điện, ứng dụng của các loại máy điện cơ bản như máy biến áp, máy điện không đồng bộ một pha và ba pha, máy điện một chiều, máy điện đồng bộ và một số máy điện đặc biệt như động cơ bước, động cơ servo. 
Sau khi hoàn tất học phần này, người học hiểu được nguyên lý hoạt động và ý nghĩa các đại lượng định mức của các loại máy điện tĩnh và máy điện quay, biết sơ đồ đấu nối các máy điện thông dụng, bảo dưỡng máy điện. 
19. Cung cấp điện 
Học phần này giới thiệu những kiến thức cơ bản về tính toán phụ tải điện, xây dựng đồ thị phụ tải, nhận dạng và phân tích được các sơ đồ nối dây, các trạm biến áp, mạng điện xí nghiệp, tính toán và lựa chọn được thiết bị điện và đường dây cho mạng chiếu sáng và động lực trong công nghiệp và dân dụng, các nguồn điện dự phòng, lựa chọn các biện pháp tiết kiệm điện và nâng cao chất lượng điện năng, thực hành lựa chọn, lắp đặt, sửa chữa các mạch và hệ thống cung cấp điện trong căn hộ, khu dân sinh, xưởng sản xuất và xí nghiệp công nghiệp.
Sau khi học xong, học sinh có khả năng tính toán được các phụ tải điện quy mô vừa và nhỏ. Tính toán lựa chọn được các thiết bị điện và đường dây cho các mạch chiếu sáng, động lực trong công nghiệp và dân dụng, lắp đặt được các mạch và hệ thống cung cấp điện trong căn hộ, khu dân sinh, xưởng sản xuất và xí nghiệp công nghiệp quy mô nhỏ.
20. Trang bị điện  
Học phần Trang bị điện, giúp người học có được kiến thức để phân tích và thiết kế, lắp đặt và sửa chữa các mạch điện điều khiển điện trong các máy gia công kim loại, các hệ thống điều khiển trong công nghiệp và dân dụng. Ngoài ra người học cũng được cung cấp những kiến thức để thực hiện mở máy, dừng và hãm động cơ phức tạp sau này. 
Sau khi học xong, học sinh biết được các nguyên tắc điều khiển một hệ thống truyền động điện, đọc và phân tích được bản vẽ mạch điều khiển thành thạo, có khả năng thiết kế một mạch điện điều khiển hoàn chỉnh dựa theo các yêu cầu đã cho.
21. Truyền động điện 
Học phần này giới thiệu các kiến thức, kỹ năng về cơ sở động học và các đặc tính của hệ truyền động điện, điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều và động cơ không đồng bộ, phương pháp tính chọn công suất động cơ.
      Sau khi học xong, học sinh có khả năng phân tích được các hệ truyền động điện, các phương pháp điều chỉnh tốc độ truyền động điện của động cơ điện một chiều và xoay chiều. Tính chọn được công suất động cơ theo các chế độ làm việc khác nhau. 
22. Điều khiển lập trình (PLC) 
Học phần PLC trang bị cho người học có được kiến thức PLC trong công nghiệp, các kỹ thuật ghép nối PLC với thiết bị ngoại vi thông dụng như các cảm biến, nút nhấn, các đèn báo, relay hoặc contactor ở cổng ra và các thiết bị ngoại vi thông minh khác như biến tần, các loại van khí nén. Người học cũng được học về tập lệnh cơ bản, cấu trúc và phương pháp viết một chương trình điều khiển dùng PLC từ đơn giản đến phức tạp như các sơ đồ điều khiển động cơ, đảo chiều quay động cơ, các sơ đồ điều khiển thông dụng sử dụng chức năng timer và counter (hệ thống trộn sơn hay trộn bê tông và hệ thống kiểm soát lượng xe ra vào gara). 
Sau khi học xong, học sinh có khả năng kết nối các cổng vào, ra cho một hệ thống điều khiển tự động dùng PLC, có kỹ năng lập trình và tư duy logic, nắm vững các dạng ngôn ngữ lập trình thông dụng; có khả năng lập trình điều khiển cho các hệ thống điều khiển tự động trong công nghiệp.
23. Điều khiển điện – khí nén 
Học phần điều khiển điện-khí nén trang bị cho học sinh những kiến thức về thiết bị khí nén và hệ thống điều khiển tự động điện khí nén. Nội dung của học phần này giới thiệu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của các phần tử khí nén và điện khí nén. Thực hành tính toán, lựa chọn thiết bị, thiết kế mạch khí nén, mạch điều khiển, lắp đặt và vận hành một hệ thống điều khiển tự động khí nén hoặc điện khí nén đơn giản theo một yêu cầu nhất định.
Sau khi học xong, người học hiểu được cấu tạo, nguyên lý làm việc, ký hiệu cách biểu diễn và ứng dụng của các phần tử khí nén và điện khí nén; biết cách tính toán, chọn lựa, thay thế và chỉnh định thiết bị cho phù hợp với yêu cầu của hệ thống; biết vận hành và thử nghiệm hệ thống điều khiển khí nén hoặc điện khí nén. 
24. Điện tử công suất 
Học phần này giới thiệu và so sánh khả năng làm việc của các linh kiện điện tử công suất: diode, transistor BJT công suất, MOS, FET, thyritor, GTO, ETO. Các bộ chỉnh lưu, bộ điều áp xoay chiều, bộ biến đổi điện áp một chiều, bộ nghịch lưu và bộ biến tần.
Sau khi học xong, người học hiểu rõ nguyên lý hoạt động của linh kiện điện tử công suất, biết lắp ráp các mạch điện ứng dụng linh kiện điện tử công suất, kỹ thuật chỉnh lưu có điều khiển, thiết bị biến đổi. 
25. Điều khiển logic 

Học phần Điều khiển logic cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về đại số logic (Đại số Boole) để thiết kế các mạch tổ hợp, các nguyên tắc điều khiển tuần tự trong lĩnh vực công nghiệp, dân dụng; phân tích, thiết kế các mạch điều khiển các chế độ làm việc của động cơ và một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp.
Người học sau khi học xong có khả năng tự thiết kế và tổ hợp mạch bằng các phương pháp đã biết như phương pháp: lập bìa Các nô, Quine Max Classky, Graphset, phân tầng, hàm tác động ma trận trạng thái. 
26. Vẽ thiết kế điện 
Học phần này cung cấp cho người học các qui định, ký hiệu và cách trình bày bản vẽ thiết kế điện theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và tiêu chuẩn quốc tế như: Bản vẽ nguyên lý, bản vẽ thi công và lắp đặt điện và bản vẽ hoàn công. 
Sau khi học xong, học sinh có khả năng thực hiện thi công và giám sát thi công các công trình điện quy mô nhỏ theo thiết kế và vẽ các bản vẽ thiết kế điện theo đúng TCVN. 
27. Vi điều khiển 
Học phần này giới thiệu những kiến thức chung về vi điều khiển như họ vi điều khiển 8051, 68HC11, PIC. Cấu trúc phần cứng, tập lệnh, các đặc trưng chung của các ngoại vi của vi điều khiển như: Bộ định thời, cổng nối tiếp, các vi mạch số tích hợp khác, cách thức giao tiếp giữa các vi mạch số và ứng dụng của nó trong các bài toán đo lường, điều khiển trong hệ thống tự động.
Sau khi học xong, người học có khả năng hiểu được cấu trúc, hoạt động của các họ vi xử lý nói chung và các hệ vi điều khiển nói riêng, có khả năng phân tích, tổng hợp và phát triển các hệ thống trên cơ sở vi xử lý và vi điều khiển.
28. Tổ chức quản lý sản xuất 
Học phần này giúp học sinh hiểu được các họat động cơ bản của doanh nghiệp sau khi ra trường, nắm được chế độ tự chủ sản suất kinh doanh, hệ thống tổ chức quản lý, tổ chức sản suất trong doanh nghiệp, công tác quản lý lao động và họat động lao động sản xuất.
Sau khi học xong, người học có khả năng tổ chức các hoạt động trong nhóm. Tổ chức thực hiện hoạt động lao động sản suất trong một nhóm người nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
29. Vận hành Scada 
Scada là hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu dựa trên cơ sở mạng công nghiệp. Là hệ thống cho phép thu thập, lưu giữ và xử lý dữ liệu từ xa (từ một hoặc nhiều vị trí trong hệ thống). Học phần này nhằm giúp học sinh hiểu được: Cấu trúc của hệ thống Scada; các tính năng của hệ thống Scada; phân tích và thiết kế các hệ thống Scada trong thực tế.
          Sau khi học xong, người học có khả năng hiểu được cấu trúc và vận hành được hệ Scada. 
30. Thực tập cơ bản
Bao gồm các học phần thực hành cơ bản sau:
1. Thực hành điện cơ bản 
Thực hành và rèn luyện kỹ năng sơ, cấp cứu cho người khi bị điện giật, nguyên tắc bảo đảm an toàn khi sửa chữa điện, lựa chọn, sử dụng vật liệu dẫn, cách điện, đấu nối, xác định cực tính của động cơ điện và máy biến áp, kỹ năng đi dây, uốn khuyết, lắp đặt điện dân dụng và công nghiệp.
Sau khi học xong, học sinh biết và thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn điện có khả năng hướng dẫn việc thực hiện an toàn điện và cấp cứu cho người bị điện giật. Người học còn phân biệt, lựa chọn đúng các loại dụng cụ và vật liệu; có kỹ năng lắp đặt, sửa chữa mạch điện và thiết bị điện; lắp đặt được các phụ tải 1 pha và 3 pha; thực hiện đấu nối, đảo chiều các động cơ điện thông dụng; có tác phong làm việc công nghiệp, tiết kiệm nguyên vật liệu và an toàn lao động.
2. Thực hành sửa chữa điện 
Thực hành và rèn luyện kỹ năng sử dụng thành thạo các dụng cụ đo kiểm, các dụng cụ phục vụ cho việc sửa chữa, lắp ráp mạch điều khiển thông dụng như: Kìm chuốt, kìm bóp cốt, khoan tay…Thực hành lựa chọn, đặt hoặc chỉnh định các thông số kỹ thuật của khí cụ điện, các thiết bị điện theo đúng yêu cầu sử dụng và đúng qui định của nhà sản xuất. 
Sau khi học xong, học sinh có khả năng lựa chọn và sử dụng hợp lý các vật liệu, thiết bị, dụng cụ, thành thạo kỹ năng tháo, lắp, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điều khiển điện (các tủ, bảng điều khiển, tủ động lực) các loại khí cụ điện, các loại máy điện thông dụng như: Động cơ điện một chiều, xoay chiều, máy biến áp cỡ nhỏ.
3. Thực tập trang bị điện, điện tử căn bản 
Học sinh sử dụng các dụng cụ đo, đo và kiểm tra các linh kiện điện tử; lắp các mạch chỉnh lưu dùng điốt; lắp các mạch dao động dùng transistor, IC; lắp các mạch điện điều khiển động cơ quay 1 chiều, 2 chiều, 1 số mạch điện máy gia công kim loại.
Sau khi học xong, học sinh hiểu và thực hiện nội qui an toàn lao động; biết cách khai thác và sử dụng các dụng cụ chuyên dùng; nhận biết được các linh kiện, lắp đặt và chỉnh định được các mạch điện tử cơ bản; phân tích được nguyên nhân hư hỏng đưa ra biện pháp khắc phục đối với các sự cố thông dụng trên các máy gia công kim loại hoặc các hệ thống điều khiển thường gặp.
31. Thực tập tốt nghiệp      
 Học phần này nhằm trang bị, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản về tổ chức lao động, tác phong nghề nghiệp, tổ chức nhóm công việc, củng cố, ôn luyện, hoàn chỉnh các kỹ năng thực hành của ngành theo mục tiêu đào tạo trong thực tiễn sản xuất tại các xí nghiệp công nghiệp và dân dụng, liên kết được các kiến thức đã học trong nhà trường với thực tiễn. 
        Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chọn một trong các hình thức sau: 
1. Thực tập tại cơ sở sản xuất 
         Học sinh thực tập thực tế tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp với nhiệm vụ của một kỹ thuật viên ngành Điện công nghiệp và dân dụng. Học sinh trực tiếp tham gia làm việc tại các tổ, đội bảo trì, bảo dưỡng của nhà máy, xí nghiệp, cũng có thể làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, hoặc các phòng nghiệp vụ và các phân xưởng liên quan đến đề tài do cán bộ hoặc giáo viên hướng dẫn tốt nghiệp giao. 
2. Thực tập tại trường 
        Trong trường hợp học sinh không thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở sản xuất, hoặc các nhà máy xí nghiệp, cơ quan chuyên môn thì phải thực tập tại xưởng của nhà trường với những nội dung thực tập bắt buộc như sau:
* Thực tập lắp đặt điện dân dụng 
        Học phần này học sinh được thực hành lắp đặt điện sinh hoạt như hệ thống điện chiếu sáng (chiếu sáng điều khiển một hay nhiều nơi), lắp đặt bảng điện, các thiết bị đóng cắt, bảo vệ và các thiết bị điện gia dụng khác như điều hoà, bình nóng lạnh…Ngoài ra học sinh còn thực tập bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị điện gia dụng, các trang thiết bị bảo vệ, phòng chống cháy nổ.
* Thực tập lắp đặt tủ điều khiển, tủ phân phối 
       Học phần này học sinh được thực tập và hoàn thiện các kỹ năng chọn lựa thiết bị, lựa chọn phương án bố trí thiết bị, thực hành lắp đặt các dụng cụ đo kiểm, các khí cụ điều khiển, đóng cắt, bảo vệ, thực hành đi dây, kết nối tủ phân phối và tủ điều khiển với thiết bị bên ngoài tủ cho một hệ thống điều khiển tự động, hoặc của một máy sản xuất nhất định nào đó.   
* Thực tập tháo lắp, sửa chữa, vận hành, bảo dưỡng các máy móc sản xuất công nghiệp 
      Học phần này học sinh được thực tập các kỹ năng tháo, lắp, kiểm tra, phán đoán nguyên nhân hư hỏng và đề xuất biện pháp khắc phục, lập phiếu qui trình kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ truyền động điện, các máy sản xuất. Thực hành sửa chữa và quấn mới động cơ điện và các thiết bị điện khác.
Sau khi học xong, học sinh có khả năng phân tích, so sánh những kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại các xí nghiệp công nghiệp; hoàn thiện và củng cố kỹ năng nghề nghiệp đã được xác định trong chương trình đào tạo; tích lũy kiến thức, kinh nghiệm về tổ chức và quản lý sản xuất để đảm nhiệm công việc trong các cơ sở sản xuất.
Sau khi kết thúc đợt thực tập tốt nghiệp ( tại cơ sở sản xuất hoặc tại trường), học sinh phải viết báo cáo tốt nghiệp, trong báo cáo trình bày vấn đề cần giải quyết, giải pháp đã lựa chọn để giải quyết vấn đề, các kết quả thu được, hướng phát triển mở rộng đề tài và kết luận.

 

ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG, ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

    Địa chỉ nhà trường:

    Trường trung cấp Thủ đô, Khu Đô THị Mỹ Đình 1, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Điện thoại liên lạc: 0946.131.838

    TRƯỜNG TRUNG CẤP THỦ ĐÔ TUYỂN SINH VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NĂM 2022

    I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

    Chương trình đào tạo trung cấp nghề “Thương mại điện tử” nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật có đủ phẩm chất và năng lực làm việc trong lĩnh vực thương mại điện tử;

    Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có khả năng: Độc lập thực hiện hầu hết các nghiệp vụ kinh doanh về thương mại điện tử ở mức độ đơn giản; vận dụng được những kiến thức kinh doanh thương mại, kiến thức công nghệ thông tin, kiến thức pháp luật vào công việc; ứng dụng các công nghệ vào nghiệp vụ của mình;

    Có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn;

    Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề “Thương mại điện tử” có thể làm việc tại các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Với các yêu cầu cụ thể:

    1.  Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp:

    – Kiến thức:

    + Phân biệt được các kiến thức chuyên môn cơ bản về kinh doanh thương mại truyền thống và kinh doanh trên mạng;

    + Vận dụng được các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh thương mại: đàm phán ký kết hợp đồng mua bán, khai báo hải quan, vận tải, giao nhận và bảo hiểm hàng hóa trong lĩnh vực thương mại;

    + Nhận biết và mô tả được các phương thức, mô hình giao dịch điện tử cơ bản. Vận dụng các kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, khai báo hải quan điện tử, marketing điện tử trong hoạt động kinh doanh;

    + Trình bày và thực hiện đúng qui trình, khai báo hải quan, giao nhận, vận tải và bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu;

    + Nắm vững một số kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin: quản trị mạng, thiết kế đồ họa và kỹ thuật xử lý ảnh vận dụng để khai thác có hiệu quả hoạt động kinh doanh trên mạng.

    – Kỹ năng:

    + Phân biệt được các rủi ro, tổn thất và các điều kiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Lập được chứng từ, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, cũng như các chứng từ khiếu nại công ty bảo hiểm bồi thường khi hàng hóa bị tổn thất;

    + Có kiến thức tiếng Anh thương mại để có thể tự tin khi tham gia các hoạt động kinh doanh trên mạng;

    + Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet để khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện được các giao dịch thương mại điện tử;

    + Khai thác, sử dụng, bảo trì Website thương mại phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp hàng hoá trong nước và trên thế giới; tìm kiếm, phân tích thông tin thị trường trong nước và quốc tế; cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp với người mua trong nước và trên thế giới;

    + Phân biệt được các văn bản kinh doanh (báo giá, chào hàng, hợp đồng, thư tín thương mại,…) bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

    2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    – Chính trị, đạo đức:

    + Trình bày được một số kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    + Trình bày được đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

    + Có lòng yêu nước, yêu CNXH, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và lợi ích của đất nước;

    + Có đạo đức, yêu nghề và có lương tâm nghề nghiệp;

    + Tuân thủ các qui định của pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp, nghiêm túc, trung thực, cẩn thận, tỷ mỉ, chính xác;

    + Tuân thủ các qui định của luật kế toán, tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ được giao;

    + Tuân thủ các qui chế học tập, có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu của công việc.

    – Thể chất, quốc phòng:

    + Rèn luyện để có đủ sức khoẻ để học tập, công tác lâu dài, sẵn sàng phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

    + Vận dụng được một số phương pháp luyện tập và đạt kỹ năng cơ bản một số môn thể dục, thể thao như: Thể dục, điền kinh, bóng chuyền…;

    + Nêu được các kiến thức cơ bản về công tác quốc phòng toàn dân, dân quân tự vệ;

    + Vận dụng kiến thức và kỹ năng cơ bản về quân sự phổ thông cần thiết của người chiến sĩ trong công tác bảo vệ trật tự trị an;

    + Chấp hành kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc.

    3. Cơ hội việc làm:

    Hoàn thành chương trình đào tạo nghề “thương mại điện tử”, người học có khả năng làm việc tại các bộ phận trong các doanh nghiệp:

    – Phòng marketing; Phòng nghiệp vụ kinh doanh; Phòng kế hoạch; Phòng tin học.

    II. THỜI GIAN CỦA KHOÁ HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU

    1.  Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

    Thời gian đào tạo: 2 năm

    – Thời gian học tập: 90 tuần

    – Thời gian thực học tối thiểu: 2.540 giờ

    – Thời gian ôn kiểm tra hết môn và thi: 280 giờ; Trong đó thi tốt nghiệp: 80 giờ

    2.  Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    – Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 210 giờ

    – Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2.330 giờ

    + Thời gian học bắt buộc: 1.820 giờ; thời gian học tự chọn: 510 giờ

    + Thời gian học lý thuyết: 802 giờ; Thời gian học thực hành: 1.538 giờ

    III. DANH MỤC CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN

    (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

    Mã MH,MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    Lý thuyết

    Thực hành

    Kiểm tra

    I

    Các môn học chung

    210

    107

    90

    13

    MH01

    Chính trị

    30

    22

    6

    2

    MH02

    Pháp luật

    15

    10

    4

    1

    MH03

    Tiếng Anh cơ bản

    60

    30

    26

    4

    MH04

    Tin học

    30

    13

    15

    2

    MH05

    Giáo dục thể chất

    30

    3

    24

    3

    MH06

    Giáo dục quốc phòng – an ninh

    45

    29

    15

    1

    II

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    1820

    587

    1109

    124

    II.1

    Các môn học, mô đun cơ sở nghề

    540

    317

    182

    41

    MH07

    Kinh tế vi mô

    60

    45

    12

    3

    MH08

    Kinh tế thương mại

    45

    42

    3

    MH09

    Thương mại điện tử căn bản

    60

    45

    12

    3

    MH10

    Pháp luật thương mại điện tử

    60

    40

    17

    3

    MH11

    Mạng máy tính

    60

    40

    17

    3

    MH12

    Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

    75

    45

    26

    4

    MH13

    Marketing điện tử

    90

    45

    39

    6

    MĐ14

    Kỹ thuật xử lý ảnh và thiết kế đồ họa

    90

    15

    59

    16

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

    1280

    270

    927

    83

    MĐ15

    Tiếng Anh thương mại

    180

    60

    113

    7

    MH16

    Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại

    90

    60

    25

    5

    MĐ17

    Thực hành mạng và quản trị mạng

    160

    147

    13

    MH18

    Nghiệp vụ vận tải, giao nhận và bảo hiểm trong TMĐT

    75

    45

    26

    4

    MH19

    Khai báo hải quan điện tử

    75

    45

    28

    2

    MĐ20

    Thiết kế và quản trị website thương mại

    180

    60

    88

    32

    MĐ21

    Thực hành giao dịch B2B, B2C, C2C

    200

    180

    20

    MH22

    Thực tập tốt nghiệp

    320

    320

     

    Tổng cộng:

    2030

    694

    1199

    137

    IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẮT BUỘC

    (Nội dung chi tiết có phụ lục kèm theo)

    1. Danh mục và  phân bổ thời gian môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    Mã môn học

     

    Tên môn học, mô đun

     

    Thời gian đào tạo (giờ)

    Tổng số

    Trong đó

    LT

    TH

    KT

    MH23

    Thư tín thương mại

    120

    60

    54

    6

    MH24

    An ninh mạng và chữ ký số

    75

    53

    20

    2

    MH25

    Thanh toán điện tử

    75

    45

    26

    4

    MH26

    Cơ sở lập trình

    60

    45

    11

    4

    MH27

    Internet Marketing

    90

    30

    55

    5

    MĐ28

    Công nghệ phát triển WEB

    90

    30

    55

    5

     

    Tổng cộng

    510

    263

    221

    26

    2. Thi tốt nghiệp

    – Người học phải đạt yêu cầu tất cả các môn học trong chương trình sẽ được dự thi tốt nghiệp để được cấp bằng Trung cấp nghề

    – Các môn thi tốt nghiệp:

    +  Chính trị: Theo qui định hiện hành;

    + Lý thuyết nghề: Các kiến thức trọng tâm về: Kỹ thuật nghiệp vụ kinh doanh thương mại; Tiếng Anh thương mại; marketing điện tử; kiến thức về quản trị website; .

    + Thực hành nghề: Các kỹ năng về: Kỹ thuật nghiệp vụ thương mại; kỹ năng thực hiện các giao dịch điện tử; thiết kế và quản trị website thương mại.

    – Thời gian làm bài thi, cách thức tiến hành, điều kiện công nhận tốt nghiệp theo qui định hiện hành.

    TT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    2

    Văn hóa THPT đối với hệ tuyển sinh THCS

    Viết, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

    3

    Kiến thức, kỹ năng nghề

    – Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 180 phút

    – Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Không quá 24 giờ

    ĐĂNG KÝ HỌC NGHỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

      Địa chỉ nhà trường: Trường trung cấp Thủ đô, Khu Đô Thị Mỹ Đình 1, Cầu Diễn Nam Từ Liêm, Hà Nội