Nghề Đầu Bếp Lương Bao Nhiêu? Bật Mí Lương Nghề Nấu Ăn
Có lẽ câu hỏi mức lương nghề đầu bếp là câu hỏi được những người đang tìm hiểu và theo học ngành đầu bếp rất quan tâm. Mức lương sẽ gắn liền với lộ trình thăng tiến nghề nghiệp và cuộc sống của mỗi cá nhân. Do đó, việc tìm hiểu về mức lương trước khi bắt đầu học tập hoặc làm một công việc gì đó là rất cần thiết.
Chắc chắn, không ai muốn bỏ ra vài năm trời đi học để có một mức lương không mong muốn. Dưới đây là những thông tin do Cao đẳng nấu ăn tổng hợp về mức lương ngành đầu bếp dành cho các bạn quan tâm.
Nội Dung Chính
Mức lương ngành đầu bếp
Hiện nay, với sự phát triển của khối ngành dịch vụ nói chung, nghề đầu bếp cũng rất được coi trọng và có mức thu nhập khá tốt và ổn định. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, nghề đầu bếp thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ để lập nghiệp.
Theo số liệu thống kê từ thời báo vneconomy.vn lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2019 là 18 triệu lượt, tăng 16,2% so với năm 2018 với tổng thu từ khách nước ngoài 726.000 tỷ đồng.
Tăng trưởng khách du lịch đến Việt Nam trong 5 năm
Sự tăng trưởng của thị trường dịch vụ, du lịch sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các ngành ăn uống, ẩm thực. Tốc độ phát triển càng mạnh thì kéo theo nhu cầu nhân sự càng gia tăng. Với tình hình hiện tại, trong những năm tới nhân sự ngành đầu bếp có khả năng thiết hụt, mức đãi ngộ cho những đầu bếp có tay nghề sẽ được nâng cao. Nhiều nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ẩm thực sẵn sàng trả cho đầu bếp mức lương cạnh tranh để thu hút những người có chuyên môn nghiệp vụ tốt. Hơn thế nữa là những cơ hội được đào tạo và làm việc tại nước ngoài với mức thu nhập rất cao dành cho nhân sự ngành nấu ăn.
>>> Xem thêm: Ngành quản trị chế biến món ăn là gì?
Mức lương của nghề đầu bếp
Thực tế, lương của đầu bếp có sự chênh lệch khá lớn tùy vào năng lực, chuyên môn, vị trí công việc, chức vụ, môi trường làm việc… Do đó, sẽ không có một khoảng ước lượng chính xác chuẩn 100% mà chỉ mang tính chất tham khảo.
Những đầu bếp giỏi, được đào tại bài bản tại các trường nấu ăn uy tín và có tay nghề cao sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các nhà hàng, khách sạn cao cấp và sẽ có mức lương cao hơn các đầu bếp không qua đào tạo, mới ra nghề, làm việc tại các cơ sở kinh doanh ẩm thực vừa và nhỏ.
Về cơ bản, lương nghề nấu ăn tại Việt Nam có thể được chia thành 2 mức là dành cho đầu bếp mới vào nghề và đầu bếp đã có thâm niên và kinh nghiệm ở mức quản lý.
Mức lương đầu bếp mới vào nghề
Sau khi tốt nghiệp các khóa học về nghề nấu ăn, học kỹ thuật chế biến món ăn, bạn có thể xin vào làm việc tại các môi trường nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh ẩm thực. Vị trí ban đầu dành cho những người mới là phụ bếp. Công việc của một phụ bếp thường là chuẩn bị các nguyên liệu, dụng cụ chế biến, sơ chế nguyên liệu… và một số công việc khác được phân công. Mức lương đầu bếp mới vào nghề khoảng 7-8 triệu đồng/tháng.
Đầu bếp mới vào nghề có mức lương khá tốt
Bên cạnh đó, tùy vào nhà hàng mà ngoài mức lương cố định, bạn có thể được nhận thêm service charge (tips) được chia vào cuối mỗi tháng như một phần thưởng dành cho nhân viên.
Mức lương đầu bếp có kinh nghiệm
Khi đã có thêm vài năm kinh nghiệm trong CV thì mức lương của bạn cũng sẽ có sự thay đổi. Lúc này công việc của người đầu bếp là chuẩn bị các nguyên liệu chính, nấu nướng, sau đó trang trí và hoàn thiện món ăn. Lương của nghề nấu ăn cũng tùy vào khả năng và số năm kinh nghiệm.
Thông thường bạn sẽ nhận được mức lương từ 10 – 12 triệu đồng. Nếu làm việc tại các môi trường chuyên nghiệp, sang trọng thì người đầu bếp có thể nhận mức lương từ 15-20 triệu đồng.
Thu nhập cao hơn với đầu bếp có kinh nghiệm
>>> Xem thêm: Học đầu bếp có cần bằng cấp không?
Mức lương vị trí trưởng nhóm, bếp phó, bếp trưởng
Nếu hoàn thành tốt công việc ở vị trí đầu bếp và được tạo điều kiện tham gia các khóa học dạy nấu ăn nâng cao chuyên môn thì bạn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn như trưởng nhóm, bếp phó, bếp trưởng. Tại các vị trí này thường có mức lương khá cao, tùy vào đặc thù và yêu cầu công việc. Cụ thể:
– Trưởng nhóm: phụ trách một nhóm món ăn nhất định tại nhà hàng. Mức thu nhập của trưởng có vào khoảng 15 triệu đồng/tháng.
– Bếp phó: Mức lương có thể từ 12-20 triệu đồng tùy vào mỗi môi trường làm việc.
– Bếp trưởng: bếp trưởng là người có vai trò quan trọng nhất trong khu vực bếp, giúp các nhân viên bếp hoạt động linh hoạt, trôi chảy, hiệu quả cao. Mức lương vị trí bếp trưởng cũng có dao động khá lớn tùy thuộc vào quy mô nhà hàng, có thể từ 18-30 triệu hoặc hơn thế, có thể được chia thêm doanh thu tùy vào hiệu quả hoạt động.
Bếp trưởng, bếp phó có thu nhập không giới hạn theo năng lực
Mức lương của nghề đầu bếp tại nước ngoài
Bên cạnh đó, nghề đầu bếp cũng có tiềm năng làm việc tại nước ngoài với mức lương rất cao. Nhiều bạn trẻ đã lựa chọn học chuyên sâu về học nghề đầu bếp ở trong nước và du học nâng cao chuyên môn tại nước ngoài, đồng thời tìm kiếm việc làm nước ngoài. Các bạn có thể tham khảo mức lương đầu bếp tại nước ngoài tham khảo như sau:
– Tại Nhật, mức lương đầu bếp hàng năm vào khoảng JPY 7,752,555 tương đương 1,67 tỷ đồng/năm.
– Tại Australia, mức thu nhập đầu bếp trung bình vào khoảng 60.000 AUD/năm, tương đương 970 triệu đồng/năm.
– Mức lương của đầu bếp ở Canada 46,313 CAD/năm tương đương 792 triệu đồng/năm.
– Mức lương của đầu bếp ở Mỹ khoảng 47,390 USD/năm tương đương 1,1 tỷ đồng/năm.
Như đã đề cập, việc với sự phát triển của ngành dịch vụ, ẩm thực, ngành đầu bếp có nhiều tiềm năng mức lương cao, đãi ngộ tốt và cơ hội việc làm trong môi trường quốc tế. Bên cạnh đó, theo quá trình thăng tiến, bạn có thể nhận được service charge rất cao.
Tuy nhiên, để có được thành công thì cần nhiều sự cố gắng và kiên trì luyện tập cùng với nền tảng kiến thức vững vàng. Nếu các bạn yêu thích và định hướng công việc sau này theo ngành đầu bếp thì ngay từ ngày hôm nay, hãy đăng ký một khóa học nấu ăn tại một trung tâm dạy nấu ăn uy tín và mạnh dạn ứng tuyển vào các vị trí công việc tại nhà hàng, khách sạn để phát triển bản thân mình nhé.