Ngày giỗ Bếp và Ông Tổ nghề Bếp
Mỗi một ngành nghề đều có một ông tổ nghiệp riêng. Với ẩm thực Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm được chọn làm ngày giỗ Bếp, nhằm tri ân những ông tổ nghề bếp, những người đã có công sáng lập và truyền bá giá trị truyền thống lâu đời. Trong gian bếp, hình ảnh ông Táo đã rất gần gũi và thân thương, thể hiện một nét văn hóa rất đặc trưng và quan trọng trong đời sống ẩm thực. Cùng Trường Đào Tạo Học Nấu Ăn Chuyên Nghiệp | HNAEdu tìm hiểu nhé.
Tuy nhiên , cho đến nay chưa có một nghiên cứu hay sách vở nào khẳng định ai là ông tổ hay bà tổ nghề đầu bếp. Những năm gần đây, không thể phủ nhận tầm quan trọng của ẩm thực Việt Nam đối với sự phát triển quốc gia. Việt Nam dần được biết đến không chỉ là một nước chịu nhiều đau thương mất mát do chiến tranh , mà Việt Nam dần khẳng định mình qua những đặc điểm nổi bật trong việc học nấu ăn, phát triển văn hóa ẩm thực nước nhà. Chính những món ăn làm cho con người gần nhau hơn và bạn bè quốc tế biết đến Việt Nam nhiều hơn. Góp phần làm nên điều đó phải nhờ đến công lao của món “Phở” hay “nước mắm”, đặc trưng ẩm thực của người Việt. Vì vậy việc xác định ai là tổ nghề được rất nhiều người quan tâm, nó cũng là một phần truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của người Việt. Trong văn hóa ẩm thực, người Việt rất coi trọng ông Táo, nên chọn ngày đưa ông Táo về trời hàng năm làm ngày giỗ bếp 23 tháng Chạp.
Từ lâu, cá chép đã gắn liền với ngày giỗ ông Táo – giỗ Bếp
Vậy sự tích ông Táo bắt nguồn từ đâu? Nhắc đến ông Táo hầu như người Việt nào cũng biết tích này. Dù có nhiều bản mẫu khác nhau, tuy nhiên, phổ biến nhất được mọi người kể lại cho con cháu là câu chuyện về đôi vợ chồng vì quá nghèo phải bỏ nhau, sau này người vợ lấy một người chồng khác, không may gặp lại chồng cũ đi ăn xin. Hai người thương khóc, lúc này người chồng mới của vợ về tới, người vợ đành đưa chồng ra sau đống rơm để trốn, không may người chồng mới đi đốt đống rơm lấy tro bón ruộng, chồng cũ vì thương vợ, sợ ảnh hưởng hạnh phúc của vợ nên âm thầm chịu chết cháy. Khi người vợ phát hiện đống rơm cháy thì hối hận vì mình mà chồng chết nên nhảy vào đống rơm chết theo, người chồng mới nghĩ mình làm gì sai trái nên vợ buồn mà chết, anh ta cũng nhảy vào đống rơm chết theo vợ… họ chết vì tình vì nghĩa nên được Ngọc Hoàng cảm thương và phong làm thần Táo chụm đầu vào nhau trong bếp lửa chịu trách nhiệm bếp núc trong gia đình. Do đó, trong dân gian, chúng ta thường thấy họ gồm có một bà hai ông là vì vậy.
Ông Táo về Trời bằng cá Chép vào ngày 23 tháng Chạp để báo cáo tình hình của gia đình
Dù có đến 3 người nhưng người Việt quen gọi là ông Táo hay Táo Quân theo thuyết tam vị nhất thể (hay còn gọi là thuyết Ba Ngôi) để chỉ bộ ba người quan trọng trong gian bếp , họ được cho là thần Bếp , thần Đất và thần Nhà. Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Trong mâm cúng đưa tiễn ông Táo, ngoài thức ăn ngon, còn có cá Chép, vàng bạc cho ông Táo làm lộ phí lên đường, vì người dân cho rằng, cá Chép có thể hóa rồng bay lên mây. Và người Việt xem ngày ông Táo về trời 23 tháng chạp hằng năm chính là ngày giỗ Bếp.
☆
☆
☆
☆
☆
Điểm: 4.16 (19 bình chọn)
{{#error}}
{{error}}
{{/error}}
{{^error}}
Cảm ơn đã bình chọn!
{{/error}}
Lỗi! Xin vui lòng thử lại sau!