Ngành kinh tế phát triển học gì? Cơ hội nghề nghiệp sau ra trường

5/5 – (2 bình chọn)

Ngành kinh tế phát triển là một trong số những ngành học được rất nhiều bạn trẻ theo đuổi. Không chỉ có triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn, theo học ngành kinh tế phát triển còn mở ra nhiều cơ hội thăng tiến với các vị trí việc làm có mức lương hấp dẫn.

Hãy cùng Tuhoc.com.vn tìm hiểu chi tiết hơn về ngành nghề này để xem bản thân phù hợp để theo học hay không nhé.

Tìm hiểu chung về ngành kinh tế phát triển

Ngành Kinh tế phát triển (Development Economics) là ngành khám phá và giải thích quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mục tiêu của Kinh tế phát triển là nhằm cung cấp một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế, để các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được con đường phát triển thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.

Khi theo học ngành Kinh tế phát triển, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về kinh tế và kinh tế phát triển. Đồng thời, sinh viên cũng sẽ được rèn luyện các kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng được nhu cầu công việc sau khi ra trường, chẳng hạn như các kỹ năng về hoạch định chính sách phát triển, các kỹ năng chuyên sâu và cập nhật về tổ chức quản lý sự phát triển, các kỹ năng hoạch định phát triển kinh doanh và kinh tế,…

Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn được bổ sung kỹ năng mềm như khả năng ngoại ngữ, đàm phán, lên kế hoạch, giao tiếp tốt,… để sau khi tốt nghiệp có thể thích ứng với mọi hoàn cảnh công việc.

Những kỹ năng cần có khi theo học ngành Kinh tế phát triển

Xác định bản thân có phù hợp với ngành kinh tế phát triển hay không, các bạn cần dựa vào một số yếu tố nhất định. Để thành công trên con đường sự nghiệp với ngành Kinh tế phát triển, các bạn cũng cần xây dựng cho mình những tố chất riêng.

Là người năng động, tư duy nhanh nhạy

Lĩnh vực kinh tế nói chung và ngành kinh tế phát triển nói riêng luôn không ngừng thay đổi. Do đó, muốn đi xa trong nghề, bạn phải là người có óc sáng tạo, năng động, nhanh nhạy để theo kịp thời đại và đưa ra những quyết định có tính bứt phá.

Khả năng chịu áp lực công việc cao

Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc trong nhiều tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế. Sự biến động trong các kế hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp đòi hỏi bạn phải đảm nhận nhiều công việc cùng lúc. Nếu bạn có khả năng chịu áp lực cao, tinh thần mạnh mẽ, xử lý mọi việc mới đảm bảo nhanh chóng, đạt hiệu quả.

Khả năng phân tích dữ liệu, thu thập thông tin nhanh

Các số liệu, báo cáo kinh tế đòi hỏi người đảm nhận phải có khả năng thu thập, trí nhớ tốt để phân tích, làm rõ, từ đó có phương hướng triển khai một cách thông minh, chính xác.

Đam mê học hỏi, nghiên cứu

Nền kinh tế luôn có sự biến động chứ không bao giờ “giậm chân tại chỗ”. Một người đam mê nghiên cứu, tìm tòi sẽ tự trau dồi cho mình nhiều kiến thức, áp dụng vào công việc để giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Tinh thần trách nhiệm với công việc

Với sự đam mê, có trách nhiệm với công việc, dù ứng tuyển vị trí nào trong ngành kinh tế phát triển, bạn cũng có những thành công nhất định.

Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo

Trong thời kỳ đại công nghệ 4.0 cùng với xu hướng toàn cầu hóa, ngoại ngữ là yếu tố quan trọng để mỗi cá nhân thăng tiến nhanh trên con đường sự nghiệp của mình. Việc tìm kiếm thông tin, tài liệu từ nước ngoài cũng sẽ giúp cho bạn hoàn thành công việc đơn giản hơn.

Học Kinh tế phát triển tại trường nào? Khối thi và điểm chuẩn?

Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành kinh tế phát triển. Dưới đây là tổng hợp những trường hot kèm tổ hợp xét tuyển, điểm chuẩn các năm gần nhất. Các bạn hãy tham khảo nhé.

Mã ngành Kinh tế phát triển là: 7310105

Tên trường
Điểm thi năm 2022
Điểm thi năm 2021

Học viện Chính sách và Phát triển
24,45
24,85

Đại học Kinh tế, ĐHQGHN
33,05 (thang điểm 40)
35.57 (thang điểm 40)

Đại học Kinh tế Quốc dân
27.5
27.5

Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên
16
16

Đại học Nha Trang
18
20

Đại học Phạm Văn Đồng
15
15

Sinh viên ngành Kinh tế phát triển học những gì?

Các khối xét tuyển ngành Kinh tế phát triển

Các bạn có thể sử dụng các tổ hợp xét tuyển dưới đây xét tuyển tùy theo các trường trong bảng phía trên vào ngành Kinh tế phát triển nhé.

Các khối xét tuyển bao gồm:

  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối A01 (Toán, Lý, Anh)
  • Khối C02 (Toán, Văn, Hóa)
  • Khối C04 (Toán, Văn, Địa Lý)
  • Khối D01 (Văn, Toán, Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D09 (Toán, Tiếng Anh, Lịch sử)
  • Khối D10 (Toán, Tiếng Anh, Địa lý)
  • Khối D96 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội)

Chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển

Chương trình cử nhân Kinh tế phát triển của các trường thường sẽ kéo dài trong 4 năm. Các môn học trong 1-2 năm đầu thường là những môn về kiến thức cơ bản, đại cương. Bắt đầu từ năm học thứ 2 các bạn sẽ dần làm quen với kiến thức ngành và chuyên ngành nhé.

Tham khảo dưới đây chương trình đào tạo ngành Kinh tế phát triển của trường Đại học Kinh tế quốc dân nhé.

Khối kiến thức chung

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tin học cơ sở 2

Tiếng Anh A1

Tiếng Anh A2

Tiếng Anh B1

Giáo dục thể chất

Giáo dục quốc phòng-an ninh

Kỹ năng mềm

Toán cao cấp

Toán kinh tế

Xác suất thống kê

Kiến thức chuyên ngành

Nhà nước và pháp luật đại cương

Kinh tế vi mô 1

Kinh tế vĩ mô 1

Nguyên lý thống kê kinh tế

Kinh tế lượng

Luật kinh tế

Phương pháp nghiên cứu kinh tế

Kinh tế vi mô 2

Kinh tế vĩ mô 2

Kinh tế thể chế

Chính sách công

Phân tích chi tiêu công

Hạch toán môi trường

Đánh giá tác động môi trường

Phát triển bền vững

Phân tích chính sách kinh tế xã hội

Kinh tế vi mô nâng cao

Kinh tế vĩ mô nâng cao

Mô hình nhà nước phúc lợi

Nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Toàn cầu hóa và phát triển kinh tế

Kinh tế học về những vấn đề xã hội

Lịch sử các học thuyết kinh tế

Kinh tế phát triển

Kinh tế phát triển 2

Kinh tế công cộng

Kinh tế môi trường

Thương mại quốc tế

Phân tích chi phí và lợi ích

Lựa chọn công cộng

Quản lý dự án phát triển

Quản lý môi trường

Kinh tế lượng nâng cao

Kinh tế tiền tệ – ngân hàng

Kinh tế chính trị học

Lịch sử kinh tế

Kinh tế học về chi phí giao dịch

Lợi ích kinh tế và quan hệ phân phối

Tài chính quốc tế

Kinh tế đối ngoại Việt Nam

Kinh tế khu vực

Đầu tư quốc tế

Học ngành kinh tế phát triển ra trường làm gì?

Ngành Kinh tế phát triển sẽ đào tạo sinh viên làm được ở nhiều môi trường làm việc khác nhau nên cơ hội việc làm của sinh viên ngành này khá đa dạng và có triển vọng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc sau:

  • Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của cộng đồng, quốc gia;
  • Tham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển;
  • Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển;
  • Tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững;
  • Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững.
  • Với những công việc trên, sinh viên có thể làm việc tại:
  • Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội;
  • Các bộ và cơ quan ngang bộ, các sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
  • Các viện nghiên cứu kinh tế, các trường Đại học, Cao đẳng;
  • Làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước;
  • Bộ Kế hoạch – đầu tư, các vụ kế hoạch của các bộ, sở kế hoạch của tỉnh, phòng kế hoạch các quận (huyện).

Cơ hội nghề nghiệp của ngành kinh tế phát triển khá đa dạng và rộng mở

Mức lương dành cho ngành kinh tế phát triển

Mỗi vị trí việc làm trong ngành kinh tế phát triển đều có những yêu cầu riêng nên mức lương cũng sẽ chênh lệch. Hơn nữa, còn tùy vào kinh nghiệm làm việc của người đảm nhận mà mức lương vị trí cao hay thấp.

Trung bình mức lương của ngành kinh tế phát triển sẽ dao động trong khoảng từ 3 – 11 triệu đồng/tháng đối với các vị trí phổ biến như giảng viên, nhân viên dự án, nhân viên kế hoạch,… Mức lương sẽ cao hơn dao động trong khoảng từ 45 – 50 triệu đồng/tháng dành cho những ai có năng lực chuyên môn cao, đảm nhận trọng trách quan trọng như nhân viên phân tích đầu tư, nhân viên kinh doanh dự án,…

Tài liệu tham khảo về ngành kinh tế

Để có những góc nhìn thú vị nhưng cũng gần gũi về kinh tế, Tuhoc.com.vn gợi ý các bạn tìm đọc cuốn “Người trong muôn nghề: Ngành Kinh tế có gì?” – cuốn sách bao gồm những chia sẻ “thật và chất” của các tác giả – những người trực tiếp hoạt động trong đa dạng các vị trí liên quan đến khối Kinh tế.

Người Trong Muôn Nghề: Ngành Kinh Tế Có Gì?” giúp bạn hiểu ngành Kinh tế không chỉ dừng ở những ngành nghề “truyền thống” như Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Sales, Marketing, Nhân sự, Xuất nhập khẩu,… mà còn thật nhiều những công việc thú vị khác: Tư vấn quản trị, Chuyên viên đầu tư, Thương mại điện tử, Nghiên cứu, Làm chính sách, Khởi nghiệp,…

Đây cũng là cuốn sách đầu tiên “giải ảo” các quan niệm như: Làm kinh tế, kinh doanh chẳng cần học những thứ lý thuyết mơ hồ trong trường hay Ra trường mà không làm đúng ngành, đúng nghề thì… chết. Bạn sẽ thấy: Các môn học đều có lý do để tồn tại; Ngành Kinh tế có thể phân loại được rõ ràng; Dân Kinh tế ai cũng từng ít nhiều… mông lung, ít nhiều làm trái ngành, trái nghề.

Bạn có thể đặt mua cuốn sách tại: Tiki

Qua những thông tin chia sẻ trên đây, các bạn học sinh quan tâm đã biết ngành kinh tế phát triển có triển vọng nghề nghiệp ra sao, cơ hội việc làm tốt không để cân nhắc lựa chọn cho phù hợp với năng lực. Đặc biệt, nếu yêu thích ngành này, việc có được môi trường học tập an toàn, hiệu quả rất quan trọng bởi sẽ giúp đảm bảo chất lượng đầu ra, từ đó gia tăng cơ hội xin việc làm sau khi tốt nghiệp, được nhiều nhà tuyển dụng “săn đón”.

Bài viết nằm trong chuyên mục Định hướng – Nơi giúp các bạn trẻ Tự tin định hướng nghề nghiệp, vững vàng xây dựng sự nghiệp.