Ngành khoa học máy tính là gì, học gì và ra trường làm gì? – JobsGO Blog
Đánh giá post
Cách mạng 4.0 bùng nổ đã làm ảnh hưởng đến các lĩnh vực trong đời sống, trong đó có ngành khoa học máy tính. Hiện nay, ngành này đang có sức hấp dẫn với nhiều bạn trẻ về cơ hội việc làm cũng như mức lương. Vậy bạn đã biết khoa học máy tính là gì? Ngành Khoa học máy tính có dễ xin việc không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ.
Giải đáp ngành khoa học máy tính là gì?
Trong tiếng Anh, ngành khoa học máy tính được gọi là “Computer Science”. Nó là ngành nghiên cứu, tìm hiểu về cơ sở lý thuyết của thông tin, toán học và ứng dụng của chúng trong hệ thống máy tính.
Ngành khoa học máy tính là ngành nghiên cứu cách ứng dụng của thuật toán trong chương trình của máy tính. Bằng việc sử dụng nhiều thuật toán, toán học cao cấp, các nhà khoa học máy tính có thể tạo ra được cách mới để điều hành và truyền tải thông tin. Cụ thể hơn, họ sẽ tìm hiểu các phần mềm, hệ thống quản lý, tập lệnh,… Với những sinh viên học chuyên ngành này sẽ được trang bị các kiến thức về ngôn ngữ lập trình, thuật toán, phát triển sản phẩm phần mềm cùng nhiều kỹ năng khác.
👉 Xem thêm: Kỹ thuật phần mềm là gì?
Nhìn chung, khoa học máy tính giúp bạn có thể làm chủ các khía cạnh của máy tính bao gồm: chế tạo – thiết kế – vận hành – sửa chữa các yếu tố như phần mềm – phần cứng – hệ thống hay mạng lưới. Đây là ngày phù hợp cho các bạn yêu thích máy tính và muốn tìm hiểu về máy tính một cách sâu sắc, chi tiết nhất.
Trong quá trình học tập, bạn sẽ được học các môn chuyên ngành liên quan trực tiếp tới công việc bạn sẽ thực hiện, kèm theo đó là các môn đại cương như lịch sử máy tính, ứng dụng của ngành,… Song song với đó, bạn sẽ phải học thêm về xây dựng hệ thống dữ liệu, web, hệ điều hành, được trang bị kỹ năng liên quan đến phân tích thuật toán, lập trình, cấu trúc hệ thống,… Để tốt nghiệp bạn sẽ cần thi hoặc làm đồ án. Các trường đại học thường tạo điều kiện để sinh viên được thực tập trực tiếp trong các doanh nghiệp để tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm thực tế.
👉 Xem thêm: Quản trị mạng máy tính là gì?
Ngành khoa học máy tính thi khối nào?
Khoa học máy tính có mã ngành là: 7480101
Các tổ hợp môn xét tuyển như sau:
- A00 – Toán, Lý, Hóa
- A01 – Toán, Lý, Tiếng Anh
- D01 – Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
- D07 – Toán, Học, Tiếng Anh
- C01 – Ngữ Văn, Toán, Lý
- D08 – Toán, Sinh, Tiếng Anh
- C14 – Ngữ Văn, Toán, Giáo dục công dân
- C02 – Ngữ Văn, Toán, Hóa
Nhìn vào trong tổ hợp xét tuyển của ngành có thể thấy rằng toán là môn học bắt buộc bạn cần học tốt để thi vào. Trong quá trình học, Tin sẽ là môn tiếp theo bạn cần học tốt để theo đuổi ngành. Ngoài ra, tiếng Anh là môn bạn nên trau dồi kiến thức khi còn học trung học cơ sở, trung học phổ thông để dễ dàng cập nhật kiến thức liên tục. Chưa kể tới, khi ra trường, việc sở hữu khả năng tiếng Anh cũng là điểm cộng rất lớn cho chiếc CV xin việc của bạn.
Có thể thấy đây là một ngành có nhiều tổ hợp môn xét tuyển. Đa dạng tổ hợp sẽ là điều kiện tốt để các bạn theo đuổi ngành này. Vậy bạn có biết khoa học máy tính điểm chuẩn như thế nào không?
Điểm chuẩn của ngành sẽ căn cứ vào hình thức xét tuyển. Ví dụ, nếu xét theo điểm thi THPT thì mức điểm sẽ dao động khoảng 15 – 24 điểm. Ngoài ra cũng tùy vào từng trường, từng tổ hợp môn cũng sẽ có mức điểm khác nhau.
👉 Xem thêm: Ngành Công nghệ thông tin gồm những chuyên ngành nào?
Khoa học máy tính học trường nào?
Việc chọn trường để học cũng là vấn đề được nhiều phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm đến. Căn cứ vào lực học, điều kiện kinh tế, nơi ở mà bạn có thể chọn trường sao cho phù hợp nhất. Hiện nay trên cả nước vô số trường đào tạo kỹ sư khoa học máy tính, điển hình như:
- Trường đại học kinh tế Quốc dân
- Trường đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường đại học FPT
- Trường đại học Phenikaa
- Trường đại học Tôn Đức Thắng
- Trường đại học công nghệ thông tin (đại học Quốc gia TPHCM)
- Trường đại học Bách khoa (đại học Quốc gia TPHCM) …
👉 Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?
Ngoài danh sách các trường đại học, cao đẳng trong nước kể trên, bạn có thể tham khảo thêm một số trường nổi tiếng tại nước ngoài đào tạo chuyên ngành này như:
Tại Hoa Kỳ:
- Trường Oregon State University
- Trường University of Minnesota
- Trường University of Hartford
- Trường University of Wisconsin-Milwaukee
Tại Vương quốc Anh:
- Trường University of Cumbria
- Trường University of London
- Trường University of Reading
- Trường University of Portsmouth
- Trường University of Chester
Tại Canada:
- Trường Bow Valley College
- Trường Cape Breton University
- Trường University of Northern British Columbia
- Trường George Brown College
- Trường Mount Royal University
Tại New Zealand:
- Trường The University of Waikato
- Trường Manukau Institute of Technology
- Trường University of Otago
- Trường Media Design School
- Trường Victoria University of Wellington
Chuẩn bị gì để học khoa học máy tính?
Khóa học máy tính là một ngành học đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và tìm hiểu. Vậy cần chuẩn bị gì để học ngành này? Nội dung tiếp theo sẽ đưa ra một vài thông tin giúp bạn chuẩn bị tốt khi tham gia học khóa học máy tính.
Chuẩn bị tâm lý
Đầu tiên để có thể tham gia ngành khoa học máy tính bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tâm lý thật vững vàng. Một tâm lý vững sẽ giúp bạn vượt qua được những khó khăn trong quá trình học tập, vì khoa học máy tính được đánh giá là một ngành học khó. Điều quan trọng nữa là ngành này hội tụ rất nhiều nhân tài. Có những người chuyên tin, có những người đã từng đạt giải quốc gia…. Chuẩn bị một tâm lý vững vàng sẽ giúp bạn không bị sốc để học tập tốt hơn.
Chuẩn bị kiến thức toán học
Ngoài tâm lý vững vàng thì trang bị cho mình kiến thức toán học cũng là một trong những điều quan trọng cần thiết khi bạn tham gia ngành khoa học máy tính. Nắm vững kiến thức toán học là một lợi thế giúp bạn học tập dễ hơn.
👉 Xem thêm: Ngành công nghệ thông tin thi khối nào?
Khả năng tự học
Học lên cao thì khả năng tự học là điều quan trọng và bắt buộc bạn phải có. Sẽ không giống như các cấp 2, cấp 3… thầy cô sẽ theo sát từng học sinh. Lên đại học, bạn cần phải rèn cho mình tính tự học. Tự tìm tài liệu là cách tốt nhất giúp bạn hiểu bài và nhớ lâu.
Trau dồi kỹ năng ngoại ngữ
Phần lớn các tài liệu sẽ được viết bằng tiếng Anh. Chính vì vậy mà việc đầu tư trau dồi khả năng ngoại ngữ là một trong những việc làm quan trọng bạn cần làm khi học ngành khoa học máy tính. Không chỉ vậy có ngoại ngữ cơ hội việc làm của bạn cũng trở nên rộng mở hơn.
👉 Xem thêm: Mô tả công việc kỹ sư phần mềm
Những môn được đào tạo trong ngành khoa học máy tính
Trong 4 năm học ngành khoa học máy tính các bạn sẽ phải đảm bảo các môn học như sau:
Năm 1, 2: Nhà trường sẽ đào tạo kiến thức cơ bản, làm nền tảng cho cho sinh viên:
Các môn đại cương gồm:
- Giải tích
- Đại số tuyến tính
- Xác suất thống kê
- Toán rời rạc
- Vật lý đại cương
- Các môn triết và pháp luật
- Anh văn
Môn cơ sở ngành
- Nhập môn lập trình
- Cấu trúc và dữ liệu giải thuật
- Lập trình hướng đối tượng
- Cơ sở dữ liệu
- Toán KHMT
- Phân tích và thiết kế thuật toán
- Hệ điều hành
- Mạng máy tính
- Máy học
- Nguyên lý lập trình
Năm 3, 4: Đến giai đoạn này thì ngành có 3 định hướng chuyên sâu cho sinh viên đó là:
Công nghệ tri thức và máy học gồm các môn:
- Xử lý dữ liệu
- Các thuật toán máy học
- Model máy học
- Đánh giá độ hiệu quả của Modem, thuật toán
Thị giác máy tính và đa phương tiện gồm các môn:
- Xử lý ảnh, video
- Đồ họa đa phương tiện
- Thị giác máy tính
- Xử lý dữ liệu đa phương tiện
- Công nghệ đa phương tiện
- Máy học và nhận dạng
- Thực tại ảo, thực tại tăng cường
- Tổ chức, truy vấn thông tin đa phương tiện
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên gồm các môn:
- Xử lý câu, đoạn
- Phân tích cú pháp
- Thuật toán chuyển đổi
- Công nghệ dịch thuật
Học ngành khoa học máy tính ra làm nghề gì?
Khoa học máy tính là ngành học đa dạng, sau khi học bạn có thể làm các công việc liên quan đến các lĩnh vực sau:
Trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đã tương đối quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Nó hiện diện trên điện thoại tìm kiếm bằng giọng nói, khả năng tự động đỗ – phanh – lái của xe ô tô, tính năng nhận diện không mặt người,… và người tạo ra tính năng này gọi là kỹ sư trí tuệ nhân tạo. Kỹ sư AI là những người phát triển và sử dụng AI để phân tích dữ liệu và giải quyết vấn đề. Việc phát triển AI chủ yếu sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, ngôn ngữ này được học trong khoa học máy tính.
Tất nhiên, chúng được sử dụng các khuôn khổ nhất định, nhưng nếu bạn nghiên cứu khoa học máy tính, bạn sẽ có thể hiểu chúng nhanh hơn và sử dụng một cách phù hợp. Chúng ta để AI phân tích một lượng lớn dữ liệu, nhưng để phân tích đúng cách, sẽ cần đến cần kiến thức toán học, đây là những kiến thức được học trong khoa học máy tính.
Kiến thức về khoa học máy tính là điều cần thiết để tận dụng tối đa công nghệ tiên tiến trong trí tuệ nhân tạo. Bởi thế nên trở thành một kỹ sư AI là ước mơ của rất nhiều sinh viên khoa học máy tính. Đây cũng là công việc tiềm năng với mức lương vô cùng hấp dẫn khi ra trường.
Lập trình ứng dụng
Lập trình ứng dụng là ngành đào tạo ra các kỹ sư ứng dụng, họ là kỹ sư phát triển các ứng dụng cho hệ thống CNTT. Các ngôn ngữ lập trình khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào ứng dụng mà họ phát triển. Về cơ bản sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình của ngành khoa học máy tính như Java, C, C #, PHP,…
Nhìn chung lập trình viên ứng dụng là công việc phát triển các ứng dụng hoạt động trên máy tính cá nhân và điện thoại thông minh sử dụng ngôn ngữ lập trình. Những người chủ yếu phát triển ứng dụng cho điện thoại thông minh, máy tính bảng và PC như iPhone và Android được gọi là lập trình viên ứng dụng.
Lập trình game
Trở thành một lập trình viên game sẽ rất phù hợp nếu bạn có đam mê với trò chơi điện tử. Lập trình viên game là công việc viết các chương trình hoạt động trong quá trình phát triển trò chơi. Họ sẽ tạo ra các trò chơi bằng cách sử dụng đầy đủ các ngôn ngữ lập trình như C ++ và C,…
Để trở thành một lập trình viên trò chơi, bạn cần có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ lập trình và công nghệ và những kiến thức chuyên ngành khoa học máy tính nói chung.
👉 Xem thêm: Lập trình game là gì?
Lập trình web
Đây là công việc chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý website cho công ty, cửa hàng. Nếu bạn đang nhắm đến một công việc như nhà thiết kế web hoặc giám đốc web, bạn nên nghiên cứu một công ty sản xuất trang web.
Ngành công nghiệp web và internet có phạm vi rộng lớn. Vui lòng tham khảo phần sau để phân loại chi tiết hơn.
- Sản xuất trang web
- Quảng cáo qua mạng
- SNS
- Trang web Cổng thông tin / Công cụ Tìm kiếm
- EC (Thương mại điện tử)
- Fintech
An ninh hệ thống
Hệ thống dữ liệu của công ty sẽ bao gồm: Phần mềm, ứng dụng, thiết bị,.. đều phải được bảo vệ để tránh sự xâm nhập, trục lợi từ người khác. Ngành khoa học máy tính sẽ giúp các bạn tìm ra lỗ hổng bảo mật và phương pháp hiệu quả để khắc phục điều đó.
👉 Xem thêm: Hệ thống thông tin là gì?
Nhu cầu nguồn nhân lực ngành khoa học máy tính
Hiện nay, nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành khoa học máy tính đang không ngừng tăng lên, kể cả trong và ngoài nước. Đây là cơ hội thuận lợi giúp các bạn sinh viên mới ra trường tìm việc dễ dàng.
Tại Mỹ, khoa học máy tính là ngành được đánh giá là có thị trường việc làm tốt. Nhu cầu tuyển dụng của ngành khoảng hơn 500.000 cho các vị trí khác nhau. Trong khi đó, mỗi năm chỉ có khoảng 50.000 kỹ sư máy tính ra trường.
Tại Việt Nam, khoa học máy tính là một trong những nghề nằm trong danh mục công nghệ 4.0. Trong những gần đây, nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực này tăng mạnh nhưng đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân của điều này đó là do sự phát triển và du nhập quá mạnh mẽ của dự án công nghệ nước ngoài, sự bùng nổ của dữ liệu,…
Học khoa học máy tính làm việc ở đâu?
Kỹ sư ngành khoa học máy tính sau khi ra trường có thể làm việc ở rất nhiều vị trí, môi trường khác nhau. Các bạn có thể làm trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài hoặc cả doanh nghiệp nhà nước. Đây là những nơi bạn có thể phát huy tốt về kỹ năng và học hỏi thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên, với môi trường nước ngoài, bạn sẽ phải trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ.
👉 Xem thêm: Top 5 trường đại học công nghệ thông tin Hà Nội tốt nhất
Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về ngành khoa học máy tính. Hy vọng chia sẻ này sẽ có ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)