Ngành F&B là gì? Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

ngành f&b là gì

Trong tháp nhu cầu của con người, chuyện ăn uống được đặt ở một vị trí rất nền tảng. Ngày nay, khi đời sống vật chất đã cải thiện nhiều, cách chúng ta suy nghĩ và chọn lựa cách ăn uống cũng khác biệt. Ngành F&B ra đời từ chính nhu cầu này, không đơn thuần chỉ là “ăn được” mà còn phải “ăn ngon, ăn bổ và trải nghiệm hay”. Vậy cụ thể F&B là gì? F&B hoạt động như thế nào và cơ hội việc làm cho các bạn trẻ đam mê lĩnh vực ẩm thực ra sao?  Hãy cùng Hotcourses Vietnam tìm hiểu qua bài viết sau đây.

 

F&B là gì?

F&B (Food and Beverage) là loại hình dịch vụ kinh doanh ẩm thực, nhà hàng, ăn uống. Nơi cung cấp dịch vụ F&B phổ biến có thể kể đến là khách sạn và các đơn vị kinh doanh đồ ăn thức uống độc lập như nhà hàng, quán cà phê, quán ăn… Riêng với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, F&B là một trong những yếu tố mang lại nguồn doanh thu cao nhất, bên cạnh dịch vụ thuê phòng lưu trú, bởi tốc độ phát triển cũng như tỷ suất lợi nhuận mà nó mang lại.

 

Hiện nay, dịch vụ F&B được phân thành 3 nhóm chính sau:

  • Phục vụ tại bàn – Waiter service: thực khách được nhân viên phục vụ ngay tại bàn ăn.

  • Tự phục vụSelf service: khách hàng tự lấy khay và chọn phần ăn của mình cùng dụng cụ dao nĩa.

  • Phục vụ hỗ trợAssisted service: khách được phục vụ một phần bữa ăn tại bàn và tự phục vụ đối với một số món ăn, thức uống tự chọn.

 

Cần phân biệt rõ rằng ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quan, trong khi đó, F&B là một chuyên ngành, phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ, với nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho khách hàng. 

 

f&b là ngành gì

 

Ngành F&B học gì?

Sinh viên theo đuổi ngành F&B sẽ có những trải nghiệm thú vị khi xây dựng kiến thức về các loại rượu, bia, cocktail và nghệ thuật ăn uống. Ngoài ra, kiến thức trong ngành này cực kì thực tế, chẳng hạn như:

  • Nghiệp vụ cơ bản trong ngành dịch vụ 

  • Quản trị đa văn hóa

  • Tính toán chi phí thực phẩm và nguyên liệu

  • Thiết kế thực đơn

  • Cách bố trí không gian – ẩm thực

  • Lập kế hoach tài chính

 

Đặc thù của ngành F&B là yêu cầu sinh viên nắm được quá trình vận hành dịch vụ ăn uống tại một nhà hàng và hiểu được những vấn đề về thực phẩm của cuộc sống hiện đại ngày nay, ví dụ như nguồn cung ứng thực phẩm địa phương và các thực phẩm hữu cơ. Ngoài ra, chương trình đào tạo còn khơi dậy tiềm năng về sự tinh tế khi chế biến và phục vụ các món ăn, cũng như đòi hỏi người học cần có sự chăm chỉ, nắm vững lí thuyết và tập trung đầu tư vào sản phẩm phục vụ đến khách hàng.

 

f & b là gì

 

Ngành F&B học ở đâu?

Vì F&B là một nhánh chuyên môn của ngành dịch vụ, nếu bạn muốn học chính quy thì nên tìm hiểu thi vào các trường đại học cung cấp chương trình đào tạo ngành Quản trị khách sạn và du lịch. Ngoài ra, tại Việt Nam cũng bắt đầu có nhiều trung tâm dạy chuyên sâu về kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng – cà phê, phải kể đến COOKED F&B Business School.

 

Đặc biệt, du học là một sự lựa chọn lý thú cho ngành F&B. Sinh viên sẽ có nhiều cơ hội đi đến những vùng đất mới để trải nghiệm văn hóa, ẩm thực, ngôn ngữ và lịch sử độc đáo trong khi học hỏi cách làm F&B ở mỗi nơi khác nhau thế nào. Hotcourses sẽ gợi ý cho bạn những điểm đến du học phổ biến sau đây:

 

 

Bạn lưu ý là bấm vào link “Xem [số] khóa học Dịch vụ F&B” để tìm hiểu thông tin cụ thể về chương trình học ở từng trường. Nếu bạn có thắc mắc về du học ngành Dịch vụ F&B, các chuyên gia du học IDP giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

 

Học ngành F&B ra làm gì? 

f & b là gì

Đa số sinh viên tốt nghiệp ngành Dịch vụ ăn uống sẽ làm việc trong lĩnh vực thực phẩm và khách sạn.  Sau đây là một số vị trí công việc phổ biến trong ngành F&B:

  • Giám đốc bộ phận F&B: Đảm nhận vai trò quyết định và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về chất lượng hoạt động kinh doanh ẩm thực. Đồng thời họ sẽ là người trực tiếp đưa ra và triển khai các chiến dịch đã được thống nhất và đảm bảo hoàn thành đúng mục tiêu, đạt được lợi nhuận ở mức cao nhất.

  • Quản lý nhà hàng: Theo dõi, quản lý khu vực ăn uống: đại sảnh, quầy phục vụ, phòng tiệc,… Quản lý nhà hàng sẽ đưa ra các tiêu chuẩn phục vụ, đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo trưởng nhóm. 

  • Trưởng nhóm: Ở từng bộ phận đều sẽ có trưởng nhóm để quản lý hoạt động khu vực diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, bao gồm: Trưởng nhóm nhân viên đặt bàn , trưởng nhóm phục vụ bàn, nhóm phó.

  • Nhân viên phục vụ rượu vang: nhiệm vụ chính của nhân viên là phục vụ đồ uống cho khách hàng. Các nhân viên làm ở vị trí này cần phải am hiểu loại thức uống nào phù hợp cho các món ăn và biết cách phục vụ khách hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. 

  • Nhân viên trực bàn: Nhân viên sẽ đứng phục vụ trực tiếp khi khách hàng dùng bữa. họ sẽ hỗ trợ khi khách hàng có yêu cầu. Đồng thời phối hợp với nhà bếp để phục vụ món ăn nhanh chóng không để khách hàng phải chờ đợi lâu.

  • Nhân viên chia đồ ăn: đây là vị trí việc làm của các nhân viên sử dụng xe đẩy phục vụ đồ ăn tới những bàn khách hàng yêu cầu. Vị trí này phải có sự nhanh nhẹn, tư duy và sắp xếp đồ ăn hợp lý tránh đổ vỡ, mất thẩm mỹ.

 

Mức lương của ngành dịch vụ F&B khá cao và có chênh lệch, đặc biệt là mùa du lịch, nhân viên được thưởng thêm dựa trên lợi nhuận của công ty. Với những vị trí giám đốc, thu nhập từ 25 – 50+ triệu/tháng, quản lý có mức lương mỗi tháng từ 15 – 30+ triệu. Các vị trí từ nhân viên đến bếp chính có mức thu nhập từ 8 – 20+ triệu/tháng tùy vào vị trí cụ thể.

 

Tuy nhiên, học ngành F&B không chỉ dừng lại ở việc đi làm công ăn lương mà bạn hoàn toàn có thể kinh doanh độc lập như mở nhà hàng, quán cà phê mang dấu ấn của riêng và tự vận hành. Hình thức tự kinh doanh này, tuy ban đầu sẽ vất vả và có rủi ro, nhưng nếu thành công sẽ đem đến cho bạn mức thu nhập khủng cùng khả năng tự do tài chính sớm. 

 

>> Điểm GPA là gì? Giải đáp những thắc mắc về điểm GPA

>> 6 mẹo quản lý thời gian đơn giản nhưng hiệu quả