Ngành đầu bếp thi khối nào, hoc ở đâu tốt nhất?

Bạn đam mê và có nguyện vọng theo đuổi nghề đầu bếp? Bạn thắc mắc không biết ngành đầu bếp có học Đại học không? Thi khối nào? Học ở đâu tốt nhất? Bài viết này, sẽ cùng bạn giải đáp!

Ngành đầu bếp có học Đại học không?

Ngành đầu bếp có học Đại học không? Hay trường Đại học nào tại Việt Nam đào tạo ngành đầu bếp?,… là 2 trong số rất nhiều câu hỏi có nội dung na ná nhau liên quan đến chủ đề lựa chọn nơi học ngành đầu bếp của không ít những bạn trẻ có nguyện vọng theo đuổi nghề này.

Ảnh nguồn Internet

Tuy nhiên, có một sự thật mà không phải ai cũng biết là trên thực tế, “hiện nay, nghề bếp đang được đào tạo chuyên sâu tại nhiều trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề nhưng đối với bậc đại học thì chưa có” – chia sẻ của Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp Đại học Công nghiệp thực phẩm TP HCM.

Như vậy, tại Việt Nam hiện chưa có trường Đại học nào có mã ngành “nghề bếp” để tổ chức tuyển sinh hàng năm. Nếu muốn, bạn có thể lựa chọn trường cao đẳng, trung cấp nghề hay các trung tâm đào tạo nghề để học, thời gian ngắn, cơ hội thực hành nhiều, được tiếp xúc thực tế, học hỏi kinh nghiệm, trang bị kỹ năng, tạo điều kiện để bạn sớm “hòa nhập” với công việc.

Ngành đầu bếp thi khối nào?

Như đã khẳng định trên đây, hiện không có trường đại học nào đào tạo nghề bếp nên bạn không cần chọn khối thi. Chỉ cần có đam mê, có khả năng nấu ăn, kiên trì, nghị lực và chịu được áp lực công việc, cộng thêm một tí năng khiếu bẩm sinh là bạn hoàn toàn có đủ điều kiện để bước chân vào con đường theo đuổi sự nghiệp nghề đầu bếp.

Ảnh nguồn Internet

Điều kiện để theo học ngành đầu bếp

Theo cách nói dân gian, đầu bếp là lĩnh vực học nghề, là “nghề dạy nghề” hay “tay trong tay”,…Vì vậy, nếu đam mê và có nguyện vọng theo học, bạn không cần phải qua trường lớp theo khối thi, mà chỉ cần thỏa mãn các điều kiện cần và đủ sau đây:

Đủ 14 tuổi, Đủ sức khỏe

Theo Khoản 1, Điều 61 của Bộ Luật lao động năm 2012 về Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động thì: “…Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định….”. Như vậy, chỉ cần bạn đủ 14 tuổi là có thể theo học nghề.

Ảnh nguồn Internet

Ngoài ra, để theo đuổi nghề đầu bếp, bạn cũng cần phải có thể lực tốt, có sức khỏe, sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh ngoài da,…

Có niềm đam mê, sự quyết tâm và lòng yêu nghề

Đầu bếp hay bất kì ngành dịch vụ nào cũng chứa đựng cường độ và áp lực công việc rất lớn. Hằng ngày phục vụ hàng trăm, hàng nghìn khách hàng với những nhu cầu và sở thích khác nhau, đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn, tính toán và sáng tạo vượt bậc. Chỉ khi có niềm đam mê, sự quyết tâm và lòng yêu nghề thì bạn mới có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc.

Không ngừng học hỏi và nỗ lực hết mình

Ảnh nguồn Internet

Học hỏi để tiếp thu, nỗ lực để đạt được thành tựu là những yếu tố không thể thiếu nếu muốn theo đuổi nghề đầu bếp. Có kiến thức, tài năng thôi chưa đủ, một đầu bếp giỏi là người luôn cố gắng học hỏi mọi lúc, mọi nơi, từ mọi người để tích lũy kinh nghiệm, vốn sống và thể hiện chúng qua những món ăn của chính mình. Một món ăn ngon không chỉ nhờ hương vị, mà còn phụ thuộc vào cái hồn tác giả gửi gắm và sự cảm nhận của người ăn.

Có ước mơ và ý chí cầu tiến

Bất cứ mọi ngành nghề, bạn chỉ thực sự phát triển nếu bạn có ước mơ, niềm đam mê, sự yêu nghề và ý chí cầu tiến cao trong công việc. Chỉ khi bạn có quyết tâm vươn lên, phát triển với nghề thì bạn mới thực sự nỗ lực, phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Tương lai và mức lương nghề đầu bếp

Trên thực tế, 100% học viên nghề đầu bếp sau khi tốt nghiệp đều có việc làm. Đây là một nghề dễ học, dễ kiếm việc làm nhưng đòi hỏi sự kiên trì, niềm đam mê và tình yêu với nghề.

Hơn nữa, theo dự kiến, trong 10 – 15 năm tới, nghề đầu bếp sẽ tiếp tục nằm trong Top những nghề nghiệp có tương lai tương sáng nhất với nhiều triển vọng: lượng tốt, cân bằng cuộc sống tốt và triển vọng tốt.

Tại Việt Nam, mức lương đầu bếp cũng khá hấp dẫn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, quy mô và cấp bậc làm việc tại mỗi nơi mà sẽ có sự phân chia mức lương khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, nghề đầu bếp vẫn đang và sẽ cực kỳ có triển vọng phát triển.

Học đầu bếp ở đâu tốt nhất?

Như đã nói ở trên, hiện tại, trên cả nước có khá nhiều các trường, trung tâm đào tạo nghề đầu bếp chuyên sâu để bạn tìm hiểu và lựa chọn theo học. Trong đó, trường Cao đẳng Bách Khoa là một địa chỉ uy tín của những đầu bếp tương lai.

Tuy nhiên, theo các anh, chị đi trước và các đầu bếp thành công trong nghề lại cho rằng: Sẽ tốt được nhiều hơn nếu bạn tìm việc phụ bếp ở những nhà hàng, quán ăn nhỏ và học hỏi kinh nghiệm từ những đầu bếp chính. Sau đó, nếu bạn thực sự cố gắng, nỗ lực và có tố chất, bạn có thể có khả năng trở thành bếp chính, thậm chí bếp trưởng của nhà hàng đó. Từ việc có kinh nghiệm làm bếp ở nhà hàng nhỏ, bạn có thể xin vào làm phụ bếp ở những nhà hàng, khách sạn lớn. Tại đây, bạn có cơ hội học hỏi những chuyên gia đầu bếp thực thụ, được tiếp xúc với môi trường chuyên nghiệp và rộng mở hơn, từ đó bạn sẽ có cơ hội thăng tiến nhiều hơn trong nghề.

Chỉ cần đam mê, quyết tâm và thực sự yêu nghề, không có khó khăn hay thử thách nào, dù lớn, có thể ngăn cản bước tiến của bạn trên con đường theo đuổi ước mơ nghề đầu bếp.