Ngành Công nghệ sinh học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo – ReviewEdu
Công nghệ sinh học đã và đang ngày càng chứng tỏ vị thế đặc biệt quan trọng đối với đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các quốc gia phát triển luôn ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu, kế hoạch mang tính ứng dụng cao. Hiện nay, các cơ sở đào tạo cũng chú trọng việc tuyển sinh và đào tạo ngành này. Vậy bạn có băn khoăn rằng “ngành Công nghệ sinh học là gì?” “Tiềm năng phát triển của ngành này như thế nào?” Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ngành Công nghệ sinh học là gì?
Công nghệ sinh học là sự giao thoa, kết hợp giữa sinh học và công nghệ, là ngành học khai thác các quá trình tế bào và phân tử sinh học để phát triển các công nghệ và sản phẩm mang lại lợi ích cho môi trường và con người. Cụ thể, các sản phẩm của ngành Công nghệ sinh học được ứng dụng trong đời sống như: sản xuất thuốc, thức ăn; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; ứng dụng công nghệ di truyền, xét nghiệm trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường.
Theo học ngành CNSH, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về sinh học đại cương và thực nghiệm để ứng dụng vào các vấn đề trong sinh học và công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được trau dồi những kỹ năng thực hành như thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích các số liệu, sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của Công nghệ sinh học.
Các khối thi vào ngành Công nghệ sinh học là gì?
Ngành Công nghệ sinh học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
-
Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
-
Khối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
-
Khối A02: Toán học, Vật lý, Sinh học
-
Khối B00: Toán học, Hóa học, Sinh học
-
Khối B03: Toán học, Sinh học, Ngữ văn
-
Khối D08: Toán học, Sinh học, Tiếng Anh
-
Khối D10: Toán học, Địa lý, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học là bao nhiêu?
Hiện nay, ở nước ta có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành học này. Do đó, điểm chuẩn của ngành tùy thuộc vào từng cơ sở đào tạo và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển mỗi năm. Trong những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành dao động từ 15 đến 21 điểm.
Các trường nào đào tạo ngành Công nghệ sinh học?
Để có thể lựa chọn được ngôi trường phù hợp với khả năng và nguyện vọng, bạn có thể tham khảo danh sách các trường đào tạo chuyên ngành CNSH dưới đây:
Khu vực miền Bắc
-
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
-
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
-
Đại học Nông lâm Bắc Giang
-
Đại học Phương Đông
-
Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
-
Đại học Lâm nghiệp
-
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
-
Viện Đại học Mở Hà Nội
-
Đại học Đông Đô
-
Đại học Thành Tây
-
Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
-
Đại học Công nghiệp Việt Trì
-
Đại học Hải Phòng
-
Đại học Hùng Vương
-
Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Khu vực miền Trung
-
Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
-
Đại học Nha Trang
-
Đại học Vinh
-
Đại học Đà Lạt
-
Đại học Tây Nguyên
-
Đại học Yersin Đà Lạt
-
Đại học Công nghệ Vạn Xuân
-
Đại học Khoa học – Đại học Huế
Khu vực miền Nam
-
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM
-
Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
-
Đại học Mở TP. HCM
-
Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP. HCM
-
Đại học Công nghiệp TP. HCM
-
Đại học Cần Thơ
-
Đại học Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM
-
Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
Đại học Nông lâm TP.HCM
-
Đại học Tôn Đức Thắng
-
Đại học Nguyễn Tất Thành
-
Đại học Văn Lang
-
Đại học An Giang
-
Đại học Cần Thơ
-
Đại học Kiên Giang
-
Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
-
Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
-
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
-
Đại học Tiền Giang
-
Đại học Trà Vinh
-
Đại học Bình Dương
-
Đại học Công nghệ Đồng Nai
-
Đại học Dân lập Cửu Long
-
Đại học Dân lập Lạc Hồng
-
Đại học Tân Tạo
-
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Công nghệ sinh học bao gồm những chuyên ngành nào?
Công nghệ sinh học vi sinh vật
Chuyên ngành này đào tạo kiến thức và kỹ năng thực hành về vi sinh vật như: nấm men, nấm mốc, vi khuẩn, vi-rút. Việc khai thác, nghiên cứu vi sinh vật có thể ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
Công nghệ sinh học động vật
Chuyên ngành này cung cấp kiến thức về sinh học người và động vật, sinh học phát triển động vật, công nghệ tế bào, chẩn đoán phân tử và liệu pháp gen, chọn tạo giống động vật.
Công nghệ sinh học nông nghiệp
Ngành này trang bị cho người học kiến thức về việc chọn, tạo giống, chăm sóc cây trồng; chế biến phân hữu cơ vi sinh; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và xử lý chất thải bằng công nghệ thân thiện môi trường.
Công nghệ sinh học công nghiệp
Ngành này chuyên nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học vào các quy trình công nghiệp.
Công nghệ sinh học y dược
Đào tạo chuyên sâu về các liệu pháp điều trị bệnh dựa trên cơ chế sinh học, công nghệ tạo ra các thuốc sinh học, chiết xuất dược liệu và các giải pháp chẩn đoán bệnh bằng sinh học phân tử.
Công nghệ sinh học thực phẩm
Ngành này cung cấp sự hiểu biết về kỹ thuật lên men, nuôi cấy mô, kỹ thuật di truyền để ứng dụng vào sản xuất và chế biến thực phẩm.
Công nghệ sinh học môi trường
Học chuyên ngành này, sinh viên được cung cấp kiến thức nền tảng về công nghệ sinh học và môi trường để tạo sản phẩm sinh học phục vụ công tác ngăn ngừa và cải tạo ô nhiễm môi trường.
Liệu bạn có phù hợp với ngành Công nghệ sinh học?
Người phù hợp với ngành Công nghệ sinh học thường có những tố chất sau:
-
Đam mê khoa học và sáng tạo.
-
Học tốt các môn tự nhiên.
-
Có sự chăm chỉ, cẩn trọng, tỉ mỉ và tư duy logic, nhạy bén.
-
Trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học.
-
Ham học hỏi và khả năng tự tìm hiểu, phân tích vấn đề.
-
Chịu được áp lực công việc.
Học ngành Công nghệ sinh học cần giỏi môn gì?
Điều này phụ thuộc vào tổ hợp môn xét tuyển vào ngành CNSH. Như chúng ta thấy, môn Toán là môn xuất hiện hầu như trong các tổ hợp môn. Vì vậy, bạn cần có kiến thức nền tảng vững chắc về môn học này. Nó sẽ góp phần giúp bạn xét tuyển thành công và tạo tiền đề cho các môn học liên quan về sau. Bên cạnh đó, nếu theo đuổi CNSH thì bạn sẽ không thể chểnh mảng việc học môn Sinh. Bởi nó là nền tảng để đi sâu vào nghiên cứu các kiến thức chuyên sâu hơn khi theo học. Do đó, để học tốt ngành CNSH, bạn nên cố gắng rèn luyện ít nhất 2 môn học là Toán và Sinh.
Cơ hội việc làm của ngành Công nghệ sinh học như thế nào?
Khi ra trường, sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn và các kỹ năng để có thể dễ dàng đảm nhận một trong số các vị trí sau:
-
Giảng dạy Sinh học (môn sinh học thực nghiệm) và công nghệ sinh học.
-
Chuyên viên kinh doanh, tư vấn, tiếp thị các sản phẩm công nghệ sinh học
-
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển
ở các viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các bộ, ngành, các trường đại học và cao đẳng.
-
Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm.
-
Kiểm nghiệm viên vi sinh.
-
Quản lý, điều hành trang trại, doanh nghiệp sản xuất.
Mức lương dành cho người làm ngành Công nghệ sinh học là bao nhiêu?
Trong những năm gần đây, lĩnh vực CNSH được rất nhiều người học quan tâm và lựa chọn. Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng, ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối. Mức lương của người làm trong ngành tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn, dao động trong khoảng 6 – 20 triệu/tháng. Theo đó, sinh viên vừa tốt nghiệp thu nhập bình quân từ 6 – 10 triệu/tháng. Sau khi có kinh nghiệm, nó sẽ tăng lên 9 – 12 triệu/tháng. Con số này sẽ tăng lên 15 – 20 triệu/tháng khi bạn ở vị trí cao hơn như quản lý cùng với kinh nghiệm và năng lực của mình.
Sinh viên Ngành Công nghệ sinh học được học gì?
Khi các bạn theo học ngành Công nghệ sinh học thường được chia thành các chuyên ngành tùy theo mục đích ứng dụng. Bao gồm: Công nghệ sinh học ứng dụng trong nông nghiệp, ứng dụng trong thực phẩm, ứng dụng trong môi trường. Bên cạnh khối lượng kiến thức nền tảng về lĩnh vực sinh học, kỹ thuật và công nghệ, sinh viên thuộc các chuyên ngành này còn được trang bị những kiến thức chuyên sâu. Phải kể đến các kiến thức như sinh học thực nghiệm, sinh học phân tử, công nghệ lên men vi sinh vật, kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật ứng dụng và công nghệ sản xuất sinh dược phẩm. Ngoài ra, các bạn sinh viên còn được thực hành thu thập mẫu, đo đạc và tổng hợp, phân tích số liệu. Biết được cách sử dụng các phương pháp thí nghiệm hiện đại của công nghệ sinh học để phục vụ công việc.
Kết luận
Công nghệ sinh học là một ngành học thú vị vì nó luôn thay đổi và mở rộng theo môi trường và đời sống con người. Ngoài việc được đào tạo những kiến thức cơ bản, chuyên môn, bạn sẽ được trang bị những kỹ năng thực hành trong việc xét nghiệm, thu thập và phân tích số liệu và mẫu phẩm sinh học. Chắc hẳn, lĩnh vực này sẽ không làm bạn thất vọng.
5/5 – (4 votes)