Ngành Bán Lẻ Là Gì? Bí Kíp Giúp Bạn Thành Công Nghề Retail
Bán lẻ là loại hình bán hàng quá quen thuộc trên thị trường hàng hóa hiện nay. Mặc dù là thuật ngữ thông dụng, được sử dụng rất nhiều, tuy nhiên ít ai hiểu được ngành bán lẻ là gì?
Có những loại hình bán lẻ nào? Và làm thế nào để đạt được thành công đối với mô hình này. Để trả lời những thắc mắc trên hãy cùng Glints tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé.
Ngành bán lẻ là gì?
Ngành bán lẻ là gì? Ngành bán lẻ còn được gọi là bán lẻ được hiểu là hình thức mua sản phẩm từ nhà sản xuất, nhà buôn hoặc công ty bán lẻ sau đó bán lại cho người mua cuối cùng.
Hiện tại, các tổ chức bán lẻ có quy mô rất khác nhau, có thể là một hệ thống duy nhất hoặc một hệ thống các cửa hàng liên hoàn bao gồm các chi nhánh, cửa hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng chuyên ngành, cửa hàng giảm giá và hợp tác xã liên thụ.
Ngành retail là gì? Ngành bán lẻ còn được hiểu là quá trình bán hàng hóa, dịch vụ đến khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau nhằm đem lại lợi nhuận cho người bán. Các nhà bán lẻ sẽ đáp ứng các nhu cầu thông qua việc xác định chuỗi cung ứng.
Thuật ngữ bán lẻ này được dùng cho những nhà cung cấp thực hiện xử lý hàng loạt các đơn hàng nhỏ cho một số lượng lớn các cá nhân, là người dùng cuối cùng thay vì đơn hàng lớn với một số lượng nhỏ khách hàng buôn bán.
Bên cạnh tên tiếng Việt thì tên tiếng Anh của ngành bán lẻ cũng được sử dụng một cách rộng rãi trong các tài liệu hướng dẫn bán lẻ. Vậy ngành bán lẻ tiếng anh là gì? Trong tiếng Anh ngành bán lẻ còn được gọi là retail management hay retail.
Những loại hình bán lẻ phổ biến
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quá trình quản lý bán lẻ, Glints xin chia sẻ đến bạn các loại hình bán lẻ phổ biến hiện nay được nhiều người lựa chọn khi bán hàng, cụ thể:
Chia theo chủ thể tham gia bán lẻ
Bán lẻ qua cửa hàng
Bán lẻ qua cửa hàng là loại hình bao gồm các cửa hàng độc lập, các cửa hàng tạp hóa, hay cửa hàng truyền thống, cửa hàng chuyên dụng, siêu thị, trung tâm thương mại, v.v. Thông thường người bán lẻ sẽ lựa chọn những địa điểm cố định để thu hút khách hàng vào tham quan, mua sắm gian hàng của mình.
Các loại hình của ngành retail là gì?
Không qua cửa hàng
Không qua cửa hàng là loại hình không có cửa hàng cố định, quá trình giao dịch chủ yếu thông qua các kênh phân phối như tivi, internet, máy bán hàng, quầy lưu động, v.v. Loại trừ máy bán hàng thì tất cả các hình thức thuộc loại hình bán lẻ không qua cửa hàng đều không có địa điểm cụ thể.
- Ưu điểm: Không cần phải nhập hàng, trữ hàng, có thể sử dụng hình ảnh của nhà cung cấp để khách xem hàng, khi ưng ý người bán mới liên lạc với nhà cung cấp để lấy hàng.
- Nhược điểm: Khó kiểm soát được lượng hàng vì thế rất thụ động, trường hợp khách cần nhưng hàng trong kho hết hoặc ngừng sản xuất.
Bán lẻ chuyên biệt
Bán lẻ chuyên biệt loại hình của ngành bán lẻ chú trọng vào những tiện ích, trải nghiệm, nhu cầu của khách hàng khi mua sắm.
Đây cũng chính là chiến lược giúp người bán lẻ dễ dàng tồn tại trước những cạnh tranh gay gắt của các cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn, website kinh doanh hay tảng thương mại điện tử.
Qua bưu chính
Người mua sẽ đặt hàng qua trang web hoặc điện thoại, và hàng sẽ được giao thông qua đường bưu điện. Đây là hình thức khá phổ biến và được mọi đối tượng khách hàng ưa chuộng.
Bán hàng online
Sự bùng nổ của công nghệ đã đem đến những thay đổi mới trong diện mạo của ngành bán lẻ. Đây cũng là yếu tố giúp người bán kết nối dễ dàng với khách hàng mục tiêu của mình.
Máy bán hàng tự động
Máy bán hàng tự động là loại hình bán lẻ rất phổ biến ở những quốc gia phát triển. Chìa khóa thành công của loại hình này chính là chọn đúng thời điểm, vị trí và chủng loại sản phẩm.
Điểm hấp dẫn của loại hình này là không tốn phí và vận hành, nhưng nhanh chóng thu được tiền mặt.
Chia theo hình thức thu lợi nhuận
Bán lẻ thu tiền tập trung
Được hiểu là hình thức bán hàng trong đó việc thu tiền và giao hàng cho người mua được tách rời. Mỗi quầy hàng hóa sẽ có một nhân viên phụ trách thu tiền, viết hóa đơn hoặc viết tích kê cho khách đến quầy nhận hàng.
Khi hết ca làm, nhân viên có trách nghiệm kiểm hóa đơn và tích kê giao hàng trong ngày hoặc xác định số lượng hàng đã bán trong ngày hôm đó là bao nhiêu và lập bán cáo bán hàng.
Bán lẻ thu tiền trực tiếp
Hình thức này nhân viên bán hàng sẽ là người trực tiếp thu tiền và gia hàng cho khách khi mua hàng. Sau khi hết ca làm, hết ngày làm nhân viên bán hàng sẽ làm giấy nộp tiền và nộp lại tiền bán hàng cho thủ quỹ.
Đồng thời, thực hiện kiểm kê lại hàng hóa còn trong quầy để xác định số lượng đã bán trong ca, trong ngày và lập báo cho cho quản lý.
Bán lẻ tự chọn
Đây là hình thức khách hàng tự chọn hàng hóa, mang đến bàn tính tiền và thanh toán tiền cho món hàng họ đã mua. nhân viên thu ngân có nhiệm vụ kiểm hàng, tính tiền, in hóa đơn bán hàng và thu tiền của khách hàng.
Ngoài ra, nhân viên bán hàng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng và bảo quản hàng hóa ở quầy trong thời gian làm việc. Đây là hình thức bán lẻ được lựa chọn nhiều nhất tại các siêu thị hiện nay.
Đọc thêm: C2C Là Gì? Ứng Dụng Mô Hình C2C Trong Kinh Doanh
Bán hàng tự động
Bán hàng tự động là hình thức mà doanh nghiệp sẽ thương mại sẽ sử dụng máy bán hàng tự động chuyên dùng cho một hoặc một số loại hàng hóa được đặt tại các địa điểm công cộng. Để mua hàng khách hàng sẽ phải bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho người mua.
Bán trả góp
Bán trả góp hình thức mà người mua được phép trả tiền mua hàng nhiều lần. Với hình thức này người mua phải trả thêm một khoản lãi tương ứng với số tiền trả chậm ngoài số tiền thu theo giá bán thông thường.
Đối với hình thức này, người bán chỉ mất quyền sở hữu khi người mua thanh toán hết tiền hàng. Tuy nhiên, về mặt hạch toán khi giao hàng cho người mua, hàng hóa được bán theo hình thức trả góp cũng được coi là tiêu thụ và bên bán vẫn ghi nhận doanh thu.
Ký gửi hàng hoá
Là hình thức bán hàng mà doanh nghiệp thương mại sẽ giao hàng hóa của mình cho các cơ sở, đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng cho doanh nghiệp.
Bí kíp thành công khi làm ngành bán lẻ
Tạo dựng thương hiệu
Ngành bán lẻ có tính cạnh tranh khá cao, mặc dù một mặt hàng, một nhóm sản phẩm, một phân khúc nhưng khách hàng có tới hàng chục sự lựa chọn.
Vậy nên, để một doanh nghiệp bán lẻ thành công thì việc xây dựng và quảng bá thương hiệu luôn là điều mà bạn không nên bỏ qua.
Đọc thêm: Brand Awareness Là Gì? Cách Xây Dựng Brand Awareness Hiệu Quả
Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp
Để có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ thay vì lựa chọn các doanh nghiệp khách cần phải có một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Đây chính là yếu tố giúp khách hàng có quan lại để mua hàng của doanh nghiệp hay không.
Vì thế doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ khách hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp để có thể đem đến sự hài lòng cao nhất cho chính khách hàng của mình.
Khảo sát, tiếp nhận ý kiến của khách hàng
Trải nghiệm của người tiêu dùng và dịch vụ chăm sóc khách hàng trong ngành bán lẻ rất quan trọng bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Vậy nên, các nhà bán lẻ thường sử dụng hình thức khảo sát, lắng nghe ý kiến của khách hàng thông qua hotline, facebook, email, v.v, để biết được những mong muốn của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm.
Hình thức này giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả bán hàng, đồng thời đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và kịp thời xử lý những sự cố xảy ra một cách thỏa đáng nhất.
Tối ưu công nghệ
Sử dụng công nghệ là cách giúp cho nhà bán lẻ kiểm soát được hàng nghìn mặt hàng khác nhau bao gồm số lượng đơn hàng, số lượng khách hàng, v.v. Cách làm này có giúp nhân viên kế toán thống kê sổ sách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, lượng data thu được từ quá trình bán hàng còn giúp đồng bộ hóa và giúp doanh nghiệp sử dụng để chăm sóc khách hàng, thông qua đó thực hiện các hoạt động khuyến mãi, nghiên cứu xu hướng, hàng vi của khách hàng, v.v.
Kết hợp retail management với công nghệ để nhanh gọn hơn.
Sử dụng kênh bán lẻ trực tuyến
Việc sử dụng kênh bán lẻ trực tuyến thông qua website, fanpage, hotline, v.v hoặc qua các sàn thương mại điện tử là một trong những cách giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị phần của mình.
Áp dụng phương thức thanh toán đa dạng
Với sự phát triển của công nghệ, các hình thức thanh toán trở nên đa dạng hơn bao gồm thanh toán từ tiền mặt đến thẻ, các loại ví điện tử cũng được tích hợp sử dụng mã thanh toán hoặc mã QR.
Vậy nên, việc tích hợp nhiều phương thức thanh toán, đặc biệt là những phương thức mới sẽ phần nào đem đến sự thuận tiện tối đa cho khách hàng trong quá trình mua hàng.
Lời kết
Mong rằng thông qua bài viết trên của Glints sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành bán lẻ là gì. Từ đó giúp bạn có thêm những thông tin hay và hữu ích về ngành bán lẻ để ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả