Nên làm gì vào ngày lễ Thất Tịch?

Nên làm gì vào ngày lễ Thất Tịch?

Thất tịch được xem là ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau duy nhất trong năm, do vậy đây cũng được xem là ngày bày tỏ tình yêu chân thành.

Thất tịch được xem là ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau duy nhất trong năm, do vậy đây cũng được xem là ngày bày tỏ tình yêu chân thành.

le-that-tich-la-ngay-gi-5a74bf04

Chỉ duy nhất vào đêm ngày 7/7 Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để đến bên nhau.

Lễ Thất Tịch còn được gọi ngày lễ tình yêu của một số nước châu Á. Lễ Thất Tịch vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm, gắn liền với sự tích Ngưu Lang – Chức Nữ.

Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên Chức Nữ – con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Nàng chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau, ngày ngày Ngưu Lang chăn bò và làm ruộng, còn Chức Nữ ở nhà thêu thùa may vá.

Chẳng bao lâu sau, họ sinh được hai đứa bé đáng yêu, một trai một gái, cuộc sống của gia đình bé nhỏ cứ thế bình yên trôi qua. Thấm thoắt đã vài năm trôi qua nhưng với trên Thiên Thượng chỉ là một quãng thời gian rất ngắn.

Ngọc Hoàng và Vương Mẫu đã phát hiện ra cô con gái út đã mất tích. Vương Mẫu rất giận dữ khi biết rằng Chức Nữ đã vi phạm luật thiên đình, ở lại nhân gian và cưới một người thường. Bà đã sai thiên binh xuống mang Chức Nữ trở về. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi. Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang.

Vương Mẫu cuối cùng đã cảm động trước tấm lòng thủy chung ấy, vì thế bà đã đồng ý cho họ được gặp nhau mỗi năm một lần. Đó chính là ngày 7 tháng 7 âm lịch. Vào đêm này hàng năm, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bằng thân thể chúng, bắc ngang qua dòng sông thần, gọi là cầu Ô Thước.

Chỉ duy nhất vào đêm ngày 7/7 Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để đến bên nhau. Bởi vậy, ngày này trở thành ngày biểu tượng cho tình yêu đôi lứa ở một số quốc gia phương đông.

Tại Trung Quốc, Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người dân. Người Trung Quốc còn gọi nó là lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau hàng năm.

Lễ hội cũng được cho là du nhập vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo.

Tại thành phố Sendai và Hiratsuka, lễ hội này còn được gọi là “Tanabata”, sau đó lễ hội tiếp tục được mở rộng ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8.

Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa để cầu quyên, cầu tình. Sở dĩ chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý.

Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. 

Ngoài ra, dân gian còn tương truyền rằng, những ai độc thân hay chưa có người yêu thì nên ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch để cầu nhân duyên, sớm gặp ý trung nhân. Với người đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn, tình cảm bền vững. Từ đó, phong tục cầu duyên này trong ngày Thất Tịch được lưu giữ và ngày càng nở rộ trong giới trẻ.