Nang đám rối mạch mạc trên siêu âm có nguy hiểm không
Nang đám rối mạch mạc có thể thấy một hoặc hai bên não thất trên siêu âm với nhiều kích thước khác nhau. Thông thường nang đám rối mạch mạc 2 bên gây nên các biến chứng nghiêm trọng như: Não úng thủy tắc nghẽn; u nang não thất; xuất huyết não thất bán cấp…
1. Nang đám rối mạch mạc là gì?
Nang đám rối mạch mạc là một cấu trúc chứa đầy chất lỏng nhỏ trong màng mạch của các não thất bên của não thai nhi. Tỷ lệ nang đám rối mạch mạc được xác định trong khoảng từ 1 – 2% thai nhi trong ba tháng tam cá nguyệt thứ hai.
Nang đám rối mạch mạc có thể thấy một hoặc hai bên não thất trên siêu âm với nhiều kích thước khác nhau.
Theo nghiên cứu, chẩn đoán xác định khi đường kính nang mạch mạc:
Ít nhất 2,5mm trong giai đoạn sàng lọc từ 13 đến 21 tuần tuổi
Ít nhất 2mm trong giai đoạn từ 22 – 38 tuần tuổi
Điều này sẽ giúp tránh gây nhầm lẫn xung quanh đám rối màng mạch echo không đồng nhất như u nang. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần thực hiện siêu âm, thăm khám đầy đủ để sớm phát hiện những bất thường.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nang đám rối mạch mạc gồm:
Trisomy 18
Trisomy 21
Hội chứng Klinefelter và Aicard
2. Nang đám rối mạch mạc trên siêu âm có nguy hiểm không?
Nang đám rối mạch mạc trên siêu âm có nguy hiểm không? Theo đó, khi được chẩn đoán có nang đám rối mạch mạc trên siêu âm, thông thường biến chứng nang đám rối mạch mạc 2 bên gây nên khá nghiêm trọng như:
Não úng thủy tắc nghẽn;
U nang não thất;
Xuất huyết não thất bán cấp
Tổn thương nội sọ dạng nang,…
Nang đám rối mạch mạc thường biến mất ở tuần 26 – 28 nhưng nếu phát hiện nang đám rối mạch mạc cần siêu âm tầm soát dị tật thai nhi để loại trừ các bất thường khác.
3. Nang đám rối mạch mạc trên siêu âm phải làm sao?
Khi phát hiện thai nhi có nang đám rối mạch mạc 2 bên, cấu trúc bất thường, tuổi thai phụ trên 32 hoặc sàng lọc huyết thanh cho kết quả bất thường, thai phụ cần theo dõi thường xuyên và sát sao. Thông thường, khi phát hiện nang đám rối mạch mạc trên siêu âm, bác sĩ thường chỉ định thêm các phương pháp sau đây để xác định chẩn đoán và có hướng xử trí đúng:
Chọc ối: Khi có những bất thường hoặc thai nhi có nguy cơ cao với trisomy 18.
Siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ: Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, hãy thực hiện khám thai đúng hẹn và làm theo lời khuyên của các bác sĩ.