Mượn hồ sơ đi làm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào?
Mượn hồ sơ đi làm là một hành động trái với quy định pháp luật. Thế nhưng trong thực tế vẫn tồn tại nhiều đối tượng cố ý mượn hồ sơ đi làm. Bên cạnh sự việc thể hiện tính không trung thực này thì chúng ta còn phải đối mặt với hậu quả lớn nhất của việc mượn hồ sơ đó là khó để giải quyết vấn đề về bảo hiểm xã hội. Nếu bạn đang gặp rắc rối này, bạn sẽ xử trí như thế nào?
Ngay tại bài viết này chúng ta sẽ cập nhật nhanh tất cả những nội dung liên quan đến việc mượn hồ sơ đi làm và cách giải quyết những hệ lụy liên quan bảo hiểm.
1. Mượn hồ sơ đi làm hành hành vi vi phạm quy định của Luật Bảo hiểm xã hội
Dự thảo của Bộ luật Lao động đã được điều chỉnh, sửa đổi có nêu rõ nội dung liên quan đến việc sử dụng các giấy tờ, hồ sơ đi mượn hay giả để đi làm như sau: Người lao động thực hiện hành vi nộp hồ sơ đi mượn hay dùng bằng cấp giả để nộp cho cơ quan, đơn vị sử dụng lao động là vi phạm quy định của pháp luật, do đó có nguy cơ sẽ bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nghiêm trọng hơn là để lại hậu quả lớn cho việc điều chỉnh nội dung thông tin đóng bảo hiểm xã hội của chủ hồ sơ cho mượn và cả người mượn.
Mượn hồ sơ đi làm
Trong thực tế thì đã có nhiều người sử dụng giấy tờ đi mượn của người khác để làm hồ sơ xin đi làm. Khâu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp lại không hề có sự kiểm soát chặt chữ vấn đề này, không có sự xác minh lại giá trị nhân thân có trong hồ sơ xin việc của người lao động tuyển dụng vào, đặc biệt là đối với lao động phổ thông.
Một kiểu trường hợp khác lại xuất phát từ chính hành vi cố ý của doanh nghiệp khi họ nhận hồ sơ của ứng viên xin việc, khi ứng viên không được tuyển dụng nhưng đơn vị cũng đồng thời giữ lại hồ sơ của ứng viên mà không trả lại, bộ hồ sơ xin việc lại có thể dễ dàng để chuẩn bị lại cho nên nhiều ứng viên không quan trọng việc lấy lại hồ sơ khi không trúng tuyển, có thể dẫn đến tình huống khi cần thiết, công ty sẽ sử dụng chính những bộ hồ sơ này để gian lận khai báo với cơ quan Bảo hiểm xã hội để được tham gia bảo hiểm.
Mượn hồ sơ đi làm là trái pháp luật
Đây đều là những hành vi đi trái với quy định của luật pháp hiện hành. Do vậy, nếu phát hiện ra những trường hợp gian lận trong việc sử dụng hồ sơ không đúng nhân thân của người nộp thì cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ chuyển bộ hồ sơ đó đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để tiến hành thanh tra, sau quá trình xác minh, tìm hiểu thì đơn vị sẽ đưa ra quyết định về việc xử phạt trường hợp gian lận về mặt hành chính. Đồng thời, ở phía cơ quan Bảo hiểm xã hội, khi đã nhận được thông báo của Sở Lao động Thương binh và xã hội thì sẽ thực hiện thay đổi quá trình đóng bảo hiểm của chủ nhân bộ hồ sơ để đảm bảo đúng với thực tế.
Những nội dung điều chỉnh chế độ bảo hiểm đối với trường hợp người đi mượn và cho mượn hồ sơ đi làm cụ thể là gì? Tiếp tục khám phá những thông tin quan trọng ở phía dưới để có hiểu biết về vấn đề này sâu sắc hơn.
2. Mượn hồ sơ đi làm khi bị phát hiện, liệu có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
Ngoài tính chất không đúng sự thật, giữa người lao động thực với chủ thể trong hồ sơ xin việc không phải là một thì sự thực người lao động có phát sinh quá trình làm việc, có thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội, chính vì thế mà nhiều người sẽ thắc mắc liệu với thực tế không thể chối bỏ đó, liệu chế độ bảo hiểm có còn được tính? Điều mà chúng ta quan tâm ở đây chính là việc liệu rằng mượn hồ sơ đi làm thì người lao động có thể được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần hay không?
Hình thức xử lý khi phát hiện trường hợp mượn hồ sơ đi làm
Giải đáp cho vấn đề này, chúng ta có thể căn cứ vào Công văn số 3663 được ban hành bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội, cụ thể ở Mục 2, Khoản 8. Nội dung chi tiết của luật như sau:
Đối với những người lao động đã sử dụng hồ sơ của người khác để đi làm cũng như tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, đang được hưởng mọi chế độ trợ cấp của Bảo hiểm xã hội, trong trường hợp nếu như họ còn những sự trợ cấp chưa được hưởng thì sẽ được hưởng khi đã thực hiện việc nộp hồ sơ điều chỉnh lên cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Tiếp sau đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tiến hành điều chỉnh nội dung của hồ sơ về nhân thân để đảm bảo đúng khớp giữa người lao động với hồ sơ rồi thông báo lại cho Bộ phận phụ trách chế độ Bảo hiểm xã hội để bộ phận này cập nhật lại thông tin của người đóng bảo hiểm xã hội vừa được điều chỉnh hồ sơ. Sau khi mọi khâu điều chỉnh đã được xử lý xong thì người lao động mới được hưởng các chế độ trợ cấp của Bảo hiểm xã hội, bao gồm cả khoản trợ cấp một lần.
Xử phạt hành chính đối với người mượn hồ sơ đi làm
3. Hướng dẫn chi tiết cách xử lý việc điều chỉnh nhân thân đối với người mượn hồ sơ đi làm
Để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm mà mình đã tham gia, bạn cần phải điều chỉnh lại nhân thân trong hồ sơ để gửi lên cơ quan Bảo hiểm Xã hội. Có nghĩa là cần phải làm bộ hồ sơ đúng là bạn mà không phải là hồ sơ của người bạn đi mượn.
Sau khi đã được cơ quan Bảo hiểm xã hội chấp nhận về việc cho phép điều chỉnh hồ sơ thì người lao động sẽ phải tiến hành các thủ tục cần thiết để có thể điều chỉnh lại hồ sơ nhân thân của mình. Trước tiên bạn cần phải thực hiện qua những bước sau đây:
Hướng dẫn xử lý việc trường hợp mượn hồ sơ đi làm
Bước 1: Bạn (là người đã có hành vi mượn hồ sơ đi làm) cần tới trực tiếp cơ quan Sở lao động – Thương binh và xã hội ở tỉnh để thực hiện việc khai báo việc bạn đã mượn hồ sơ. Khi đã tiếp nhận thông tin trình báo, Sở sẽ cho kiểm tra để xác minh vấn đề, lập biên bản vi phạm, đồng thời làm thủ tục xử phạt hành chính đối với bạn. Sở cũng ban hành Công văn để thông báo kết luận cho sự việc này, quá đó đề nghị đơn vị Bảo hiểm sẽ tiến hành hiệu chỉnh lại thông tin nhân thân đúng.
Bước 2: Dựa vào công văn kết luận, bản thân bạn hoặc là chính đơn vị của bạn sẽ mang theo các giấy tờ bắt buộc bao gồm phiếu nộp phạt và biên bản xử phạt kèm theo các loại giấy tờ sau đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện các thủ tục cần thiết bao gồm hiệu chỉnh lại hồ sơ và xin cấp lại/cấp mới sổ Bảo hiểm xã hội:
– Tờ khai về sự việc, theo mẫu TK1-TS
– Giấy khai sinh, thẻ căn cước công dân/hộ chiếu
– Sơ yếu lý lịch đã được xác nhận từ đơn vị đang làm việc
– Giấy xác nhận từ đơn vị sử dụng lao động
Điều chỉnh nhân thân – xử lý đúng quy định trường hợp mượn hồ sơ đi làm
– Bản cam kết của người cho mượn hồ sơ đi làm về việc sẽ hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm theo đúng quy định của luật pháp đã được chứng thực tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.
– Bản cam kết của người đi mượn hồ sơ về việc sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định luật phá, có chứng thực tại chính quyền địa phương.
Như vậy, xét cho cùng việc mượn hồ sơ đi làm là một hành vi gian lận mà bất cứ ai cũng không nên làm. Để tránh gây ra những ảnh hưởng đáng tiếc liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội của chính mình, mỗi người cần phải trung thực và làm việc dựa trên chính những thông tin nhân thân của mình.
Hồ sơ xin việc dán hình ở đâu?
Bạn chớ tưởng câu hỏi này dễ nhằn nhé. Nhiều khi, bức hình đại diện của hồ sơ xin việc cũng khiến cho nhiều người phải lúng túng rất nhiều trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin việc. Để giải quyết vấn đề này một cách ổn thỏa, bạn hãy đọc bài viết dưới đây và tìm thấy đúng vị trí dán hình hồ sơ xin việc nhé.
Hồ sơ xin việc dán hình ở đâu
Chia sẻ: