Mục tiêu kinh doanh là gì? Cách đặt mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp
Với bất cứ lĩnh vực nào chẳng riêng gì kinh doanh, việc xác định rõ mục tiêu sẽ giúp chúng ta có thêm động lực bắt tay vào việc. Khi có mục tiêu kinh doanh rõ ràng chắc chắn doanh nghiệp sẽ có những bước đi đúng đắn. Vậy mục tiêu kinh doanh là gì? Mục tiêu kinh doanh sẽ do ai đặt ra? Làm thế nào để đặt ra những mục tiêu kinh doanh phù hợp? Cùng WEONE đọc ngay bài viết dưới đây để khám phá vấn đề này.
Nội Dung Chính
Mục tiêu kinh doanh là gì?
Mục tiêu kinh doanh hay còn gọi là Business Objective chính là những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra và có thể tiến hành dự đoán trong một khoảng thời gian nhất định. Những mục tiêu này có thể được đặt chung cho toàn bộ doanh nghiệp hoặc cũng có thể được đặt ra cho từng phòng ban, nhân viên hoặc khi tiếp cận với từng khách hàng cụ thể nhằm bảo đợi được nguồn lợi nhuận ổn định cho công ty.
Các mục tiêu kinh doanh đề ra được xem là những mục đích lớn hơn của doanh nghiệp để từ đó có thể điều hướng nhân viên đi tới mục tiêu cuối cùng. Những mục tiêu này chính là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được.
>>>>> Xem ngay: Cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch công việc cho nhân viên
Các yếu tố căn bản để lập mục tiêu kinh doanh
Để có thể thiết lập mục tiêu kinh doanh hiệu quả trước hết bạn cần xác định rõ ràng một số những yếu tố căn bản để thiết lập nên chúng. Trước hết khi bắt tay vào xây dựng mục tiêu là một nhà quản lý bạn phải nắm rõ được rằng từ công việc kinh doanh ban đầu chúng ta có thể đạt được những lợi ích gì về mặt thời gian tiền bạc hay công việc.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải xác định rõ mức độ thành công của ý tưởng kinh doanh về mặt doanh thu, lợi nhuận ròng cũng như thị phần. Đặc biệt là mọi mục tiêu đều phải có thời hạn cụ thể nghĩa là doanh nghiệp phải trả lời được câu hỏi là: Sau một khoảng thời gian bao nhiêu lâu thì có thể đo lường được mức độ thành công của những mục tiêu đã đặt ra ban đầu?
Để những mục tiêu kinh doanh đề ra của doanh nghiệp có thể thuận lợi tiến hành trong tương lai những mục tiêu này cần phải SMART (thông minh), tức là nó phải đảm bảo được 5 yếu tố:
Specific (Cụ thể)
Measurable (có thể đo lường được)
Achievable (Có thể đạt được)
Realistic (Thực tế)
Timely (thời hạn).
>>>>> Có thể bạn quan tâm: Cách xây dựng mục tiêu doanh nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả
Cách xác định mục tiêu kinh doanh “siêu chuẩn” trong ngắn hạn và dài hạn
Để xác định được mục tiêu kinh doanh sao cho hiệu quả và ổn định là một thách thức lớn với nhiều doanh nghiệp. Bởi vậy WEONE sẽ giới thiệu tới các doanh nghiệp những cách hiệu quả nhất giúp xác định mục tiêu kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
Cách xác định mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn
Mục tiêu kinh doanh ngắn hạn là những mục tiêu có thể hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn kéo dài từ vài tuần cho đến vài tháng hoặc một quý.
Để có thể xác định được mục tiêu kinh doanh ngắn hạn thì chúng ta cần:
Xác định được đầy đủ các mục tiêu cần phải hoàng thành trong một thời gian xác định. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể cân nhắc tới các mục tiêu dài hạn và biến chứng thành nhiều mục tiêu ngắn để từ đó từng bước nhỏ, vững chãi thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Với các mục tiêu có thể tiến hành ngay lập tức doanh nghiệp có chia nhỏ mục tiêu này để dễ dàng hiện thực hoá chúng trong thực tiễn. Tuy nhiên những mục tiêu này khi được xé nhỏ vẫn phải đảm bảo chúng đại diện được cho các bước tiếp theo trong kế hoạch của doanh nghiệp.
Thường xuyên đo lường tiến độ của những mục tiêu ngắn hạn để đảm bảo doanh nghiệp đang đi đúng hướng và hoàn thiện mọi thứ chính xác theo các mốc thời gian đã được thiết lập trước đó. Một khi tiến độ của quá trình ấy được theo dõi chặt chẽ, nghiêm ngặt thì mục tiêu có thể linh hoạt điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tiễn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của doanh nghiệp.
Các mục tiêu được doanh nghiệp thiết lập luôn phải đảm bảo chúng có thể đo lường được. Như vậy nhà quản lý cần phải thận trọng trong việc thiết lập chính xác số lượng công việc cụ thể cho từng mục tiêu. Nếu mức độ đo lường này càng cụ thể, chi tiết thì hiệu quả đạt được sẽ càng cao.
Giao cho một nhóm nhân viên hoặc mỗi nhân viên những nhiệm vụ cụ thể có thể liên quan đến mục tiêu ngay sau khi chúng được thiết lập. Khi tiến hành bàn giao định hướng công việc cần phải đảm bảo họ sẽ làm tốt công việc của mình, đạt được mục tiêu thông qua một kế hoạch hành động chi tiết, cụ thể.
Trên đây chính là những lưu ý trong quá trình thiết lập các mục tiêu kinh doanh ngắn hạn. Các doanh nghiệp có thể tham khảo để xây dựng mục tiêu phù hợp, thông minh.
>>>>> Xem ngay: Top 5 phần mềm quản lý quy trình thủ tục tốt nhất
Cách xác định mục tiêu kinh doanh trong dài hạn
Bên cạnh những mục tiêu ngắn hạn thì mục tiêu kinh doanh dài hạn cũng đóng vai trò quan trọng. Nó sẽ quyết định những bước đi chiến lược mang tính phát triển lâu dài của công ty. Để vươn tới được thành công thì mọi kế hoạch, mục tiêu cần phải được xác định một cách thông minh, cẩn trọng. Thông thường mục tiêu kinh doanh dài hạn thể hiện qua các bước cơ bản như sau:
Thiết lập cũng như xác định rõ ràng các mục tiêu mà doanh nghiệp bạn muốn đạt được trong một vài năm. Nhiều doanh nghiệp cho rừng thời hạn lý tưởng thường khoảng chừng 10 năm. Tuy nhiên con số này có thể dao động linh hoạt từ 1 cho tới 20 năm.
Tiến hành chia nhỏ các mục tiêu dài hạn thành nhiều mục tiêu ngắn hạn. Điều này giúp đảm bảo khả năng khả thi của những kế hoạch ấy. Tuy nhiên những kế hoạch ngắn hạn cần phải đảm bảo sẽ đại diện cho từng bước trong kế hoạch mà doanh nghiệp thiết lập sao cho kế hoạch dài hạn sẽ từng bước đạt được những thành quả mong đợi.
Việc ưu tiên các mục tiêu dài hạn chính là một trong những điểm mấu chốt. Bởi khi ấy doanh nghiệp có thể tập trung để lần lượt hoàn thành các mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần phải tập trung nguồn lực (nhân lực, vật lực) để hoàn thành những công việc cấp thiết, quan trọng trước khi tiến hành các mục tiêu khác.
Doanh nghiệp không được lơ là trong quá trình thực hiện các mục tiêu kinh doanh dài hạn bởi vì chúng được thực hiện trong một quá trình dài, nhiều khó khăn và thử thách. Doanh nghiệp sẽ dễ nản chí hay đánh mất mục tiêu của mình từ đó đi sai hướng. Bởi vậy nên việc theo dõi sát sao tiến độ sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
Như vậy mục tiêu kinh doanh luôn đóng vai trò quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Chúng chính là nền tảng quyết định tới việc doanh nghiệp có thể tiến xa được hay không cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận hành. Mục tiêu kinh doanh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp đạt tới thành công. Mong rằng với bài viết trên mỗi doanh nghiệp đều có thể đặt ra mục tiêu phát triển phù hợp phát huy được tiềm lực sẵn có, không ngừng vươn tới tương lai.