Mồng tơi: Đặc điểm, tác dụng và cách dùng Mồng tơi trị bệnh
Rau mồng tơi là gì?
Rau mồng tơi còn có tên gọi khác là mồng tơi đỏ, mồng tơi tía, lạc quỳ và có tên khoa học là Basella rubra L. (Basella alba L.). Thuộc họ Mồng tơi Basellaceae.
Cây mồng tơi thuộc dạng dây leo, dài khoảng 1.5m-2m và sống được từ 1-2 năm. Thân mồng tơi mọc cuốn, có phân nhánh, có màu xanh nhạt hoặc tím nhạt
Lá rau mồng tơi mọc đơn, mẫm, so le, có cuống, phiến lá hình trứng, phần đầu nhọn, phía cuống bằng hoặc hơi hẹp lại, dài 3 – 12cm, rộng 2 – 6cm.
Cụm hoa hình bông nhỏ mọc ở kẽ lá, có màu trắng hoặc tím đỏ nhạt. Những bông hoa ở dưới sẽ to hơn, hoa phía trên dài và gầy hơn. Quả mồng tơi nhỏ hình trứng hoặc hình cầu, dài khoảng 5mm, quả có màu xanh lúc xanh và chuyển màu tím đen khi lúc.
Cây mồng tơi nguồn gốc từ các nước nhiệt đới của châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, mồng tơi mọc hoang rất nhiều và được trồng cho leo hàng rào, leo giàn để lấy rau ăn.
Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Đọt non và lá mồng tơi được hái vào mùa hè và mùa thu vì lúc này thời tiết giúp cây có đặc tính kháng sâu bệnh tốt. Lá mồng tơi tươi được hái để làm thức ăn quanh năm.
Thành phần hóa học của Mồng tơi
Theo Read (1936), trong rau mồng tơi có vitamin A3, vitamin B3, vitamin C, calci, magie và vài chất chống oxy hóa, chất saponin, chất nhầy và chất sắt cùng các acid amin thiết yếu như arginin, isoleucine, leucine, lysin.
Tác dụng của rau mồng tơi
Mồng tơi có tính mát vì vậy nó được xem như một bài thuốc giải nhiệt cho mùa hè nóng nực. Vậy mồng tơi có tác dụng gì?
Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.
Là một loại rau vua với nhiều công dụng như vậy, nhưng người Việt Nam ít dùng rau mồng tơi làm thuốc mà sẽ dùng để nấu canh ăn cho mát, vừa dễ ăn, dễ chế biến.
Ở Inđônexia, người dân dùng rau mùng tơi để trị táo bón cho trẻ bị và dùng cho phụ nữ đẻ khó. Người ta còn dùng quả mồng tơi đỏ để nhuộm đỏ các loại mứt, làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi
Ở Ấn Độ, Bangladesh dùng rau mồng tơi điều trị các bệnh thiếu máu do loại rau này chứa nhiều sắt, chống viêm, lợi tiểu, đường ruột.
Ngoài ra, tác dụng của rau mồng tơi rất nhiều. Trong đó phải kể đến công dụng ngăn ngừa loãng xương, hỗ trợ dưỡng da, tăng sữa cho sản phụ, tốt cho mắt… Tìm hiểu chi tiết các công dụng và bài thuốc từ rau mồng tơi trong phần tiếp theo.
Một số bài thuốc chữa bệnh với Mồng tơi
Tăng lượng sữa cho sản phụ: Ăn rau mồng tơi có thể giúp tăng lượng sữa đáng kể cho phụ nữ sau sinh ít sữa do trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, sắt tốt cho thai phụ.
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể và chữa táo bón: Dùng rau mồng tơi làm thức ăn trong bữa ăn hàng ngày giúp thanh nhiệt cơ thể, giải độc và cải thiện chứng táo bón hiệu quả.
Hỗ trợ làn da tươi trẻ: Lá mồng tơi có tác dụng dưỡng da, lưu thông khí huyết và giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ.
Trị vết thương và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp: Nước cốt từ rau mồng tơi có thể trị vết bỏng. Bên cạnh đó, ăn mồng tơi hầm với chân giò hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.
Cải thiện chức năng sinh lý, chữa mộng tinh: Rau mồng tơi giúp hỗ trợ điều trị chứng yếu sinh lý, mộng tinh ở nam giới.
Ngăn ngừa loãng xương: Hàm lượng canxi trong mồng tơi rất cao nên có thể ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi.
Bồi bổ cho phụ nữ mang thai: Acid folic và sắt là hai dưỡng chất có lợi cho phụ nữ mang thai rất dồi dào trong rau mồng tơi.
Hỗ trợ giảm chất béo, cholesterol: Chất nhầy có trong rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol. Vì vậy, chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột nên sẽ bị thải ra ngoài qua đường phân.
Chống oxy hóa và bảo vệ mắt: Rau mồng tơi chứa nhiều sắc tố carotenoid chống oxy hóa. Những chất này có tác dụng trung hòa các gốc tự do nguy hại nên có thể phòng ngừa ung thư. Bên cạnh đó, rau mồng tơi rất giàu vitamin A, giúp phòng chống đục thủy tinh thể hoặc suy giảm thị lực.
Nâng cao hệ miễn dịch: 100g lá mồng tơi có chứa 102 mg vitamin C. Với lượng vitamin C này, rau mồng tơi giúp cơ thể nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch, phòng chống bệnh và giảm thời gian mắc bệnh.
Ăn rau mồng tơi có tốt không?
Ăn rồng mồng tơi có tác dụng gì? Như chúng ta đã biết, ăn rau mồng tơi giúp giải nhiệt giải độc rất tốt. Cũng vì vậy mà mồng tơi trở thành món ăn dân giã quen thuộc của nhiều người từ xưa đến nay.
Đặc biệt, rau mồng tơi rất tốt cho người bị táo bón, mẹ bầu, những người thừa cân, mỡ máu và những người đang có vết thương do bỏng.
Lưu ý khi sử dụng rau mồng tơi
Như đã nói ở trên, rau mồng tơi mang lại rất nhiều công dụng thần kỳ. Tuy nhiên, do chứa nhiều chất dinh dưỡng: chỉ nửa chén rau mồng tơi nấu chín đã chứa 190% lượng vitamin A, 20% lượng sắt mà cơ thể cần. Vì vậy không nên quá lạm dụng. Dưới đây là những người cần lưu ý khi ăn rau mồng tơi:
Người bị sỏi thận: trong rau mồng tơi chứa lượng axit oxalic, purin cao nên ăn nhiều sẽ chuyển hóa thành axit uric, từ đó gây tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu. Tích tụ lâu dần có thể dễ gây bệnh gút, sỏi thận, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
Người bị tiêu chảy: Mồng tơi có tính hàn lại nhuận tràng, nên những người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng nếu ăn phải có thể khiến bệnh càng thêm nặng.
Rau mồng tơi tuy là một loại rau dân giã dễ tìm, dễ trồng nhưng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng cũng như công dụng quý với sức khỏe. Mọi người có thể dùng rau mồng tơi trong các bữa ăn hàng ngày hoặc làm thuốc chữa bệnh nhưng không nên quá lạm dụng. Để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng cây mồng tơi để làm thuốc chữa bệnh.