Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì? – Vạn Luật

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì? Nó có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn? Nếu có những thắc mắc này hãy cùng Luật Hùng Sơn phân tích thông qua các ví dụ trong bài viết dưới đây.

Triết học Mác – Lênin là nền tảng và là kim chỉ nam của cách mạng Việt Nam, việc nắm bắt và hiểu những quy luật này sẽ giúp cá cá nhân góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Triết học Mác – Lênin có rất nhiều vấn đề được nghiên cứu liên quan trực tiếp đến đời sống con người, đến tự nhiên, xã hội như vật chất, ý thức, mối quan hệ biện chứng, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm… Và một trong số những nội dung phổ biến nhất trong môn học này là Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng mà trong đó vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.

Theo Lê-nin thì vật chất là một phạm trù triết học để chỉ thực tại khách quan, đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh lại và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác.

Đặc điểm của vật chất:

– Vật chất tồn tại bằng vận động và thể hiện sự tồn tại thông qua vận động.

– Không có vận động ngoài vật chất và không có vật chất không có vận động;

– Vật chất vận động trong không gian và thời gian;

– Không gian và thời gian là thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể và là hình thức tồn tại của vật chất.

Bên cạnh vật chất, ý thức là kết quả của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử xã hội. Ý thức mang bản chất là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, chính là sự phản ánh tích cực, tự giác, chủ động thế giới khách quan và bộ não con người thông qua hoạt động thực tiễn.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?

Hiểu rõ khái niệm vật chất và ý thức là gì?

Vật chất là gì?

Vật chất được hiểu là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại; chụp lại; phản ánh và không lệ thuộc vào cảm giác.

  • Lênin đòi hỏi phân biệt vật chất với với tư cách là một phạm trù triết học, nó chỉ ra tất cả những gì tác động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu biết các hiện tượng.

  • Vật chất là hiện thực khách quan, tồn tại bên ngoài không phụ thuộc vào cảm giác, ý thức của con người.

Ý thức là gì?

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì ý thức là sự phản ánh một cách năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Vật chất và ý thức có quan hệ 2 chiều và tác động qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện qua nhận thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất: Vật chất có vai trò quyết định ý thức

Do tồn tại khách quan nên vật chất là cái có trước và mang tính thứ nhất. Ý thức là sự phản ánh lại của vật chất nên là cái có sau và mang tính thứ hai. Nếu không có vật chất trong tự nhiên và vật chất trong xã hội thì sẽ không có ý thức nên ý thức là thuộc tính, là sản phẩm cuẩ vật chất, chịu sự chi phối, quyết định của vật chất. Bên cạnh đó, ý thức có tính sáng tạo, năng động nhưng những điều này có cơ sở từ vật chất và tuân theo những quy luật của vật chất.

Vật chất quy định nội dung và hình thức biểu hiệu của ý thức. Điều này có ý nghĩa là ý thức mang những thông tin về đối tượng vật chất cụ thể. Những thông tin này có thể đúng hoặc sai, đủ hoặc thiếu, sự biểu hiện khác nhau đều do mức độ tác động của vật chất lên bộ óc con người.

Thứ hai: Ý thức tác động trở lại vật chất

Mặc dù vật chất sinh ra ý thức nhưng ý thức không thụ động mà sẽ tác động trở lại cật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Ý thức sau khi sinh ra sẽ không bị vật chất gò bó mà có thể tác động làm thay đổi vật chất.

Vai trò của ý thức đối với vật chất thể hiện ở vai trò của con người đối với khách quan. Qua hoạt động của con người, ý thức có thể thay đổi, cải tạo hiện thực khách quan theo nhu cầu phát triển của con người. Và mức độ tác động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu, ý chí, điều kiện, môi trường… và nếu được tổ chức tốt thì ý thức có khả năng tác động lớn đến vật chất.

Ý thức không thể thoát ly hiện thực khách quan, sức mạnh của ý thức được chứng tỏ qua việc nhận thức hiện thực khách quan và từ đó xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu ý chí để hoạt động của con người có thể tác động trở lại vật chất. Việc tác động tích cực lên vật chất thì xã hội sẽ ngày càng phát triển và ngược lại, nếu nhận tức không dùng, ý thức sẽ kìm hãm lịch sử.

Ý thức tác động lại vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn

Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì trong hiện thực khách quan.

Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của ý thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.

Ý nghĩa phương pháp luận

– Phải luôn xuất phát từ hiện thực khách quan trong mọi hoạt động

Tri thức mà con người thu nhận được sẽ thông qua chu trình học tập, nghiên cứu từ các hoạt động quan sát, phân tích để tác động vào đối tượng vật chất và buộc những đối tượng đó phải thể hiện những thuộc tính, quy luật.

Để cải tạo thế giới khách quan đáp ứng nhu cầu của mình, con người phải căn cứ vào hiện thực khách quan để có thể đánh giá, xác định phương hướng biện pháp, kế hoạch mới có thể thành công.

Bên cạnh đó cần phải tránh xa những thói quen chỉ căn cứ vào nhu cầu, niềm tin mà không nghiên cứu đánh giá tình hình đối tượng vất chất.

– Phát huy tính năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của yếu tố con người.

Con người muốn ngày càng tài năng, xã hội ngày càng phát triển thì phải luôn chủ động, phát huy khả năng của mình và luôn tìm tòi, sáng tạo cái mới. Bên cạnh đó, con người phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, nâng cao năng lực và không bỏ cuộc giữa chừng.

Trong việc xây dựng nền kinh tế mới

Hiện nay, người dân hiểu và tiếp thu những nghiên cứu, đúc kết từ phân tích của nhà khoa học, nhà triết học vào thực tiễn cuộc sống. Sau đó áp dụng mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Nó là cơ sở để con người phản ứng với thực tại vật chất thông qua những nhận thức cụ thể. Có những thứ tồn tại trong thực tế cuộc sống cần phải có sự cải tạo của con người mới có ích cho nhiều việc.

Từ sự hiện diện của vật chất trên thế giới này, con người nhận thức đúng, thậm chí thay đổi và tác động trở lại một cách sáng tạo. Làm cho vật chất đó sinh ra các vật thể, đồ vật, sinh vật, thực vật, …. đa dạng hơn hoặc nếu chủ thể coi đó là vật có hại thì sẽ tìm cách kìm hãm sự phát triển của nó và loại bỏ nó khỏi thế giới loài người.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta chủ trương: “huy động ngày càng cao mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn lực của dân và công cuộc phát triển đất nước”, muốn vậy phải “nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Ví dụ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn

Bởi vì, ý thức có tính độc lập tương đối, tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người, vì vậy cùng với việc xuất phát từ hiện thực khách quan, cần phát huy tính năng động chủ quan, tức là phát huy mặt tích cực của ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.

Ví dụ: Trước khi thực hiện một trận đánh chung ta làm quyết tâm thư; thực hiện tự phê bình và phê bình; rút ra các nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực. Thực hiện giáo dục nhận thức thông qua các phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ địa phương và đạo đức giả.

Hay, giữa vật chất và ý thức chỉ có những mặt đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Bên ngoài lĩnh vực đó, sự phân biệt là tương đối. Vì vậy một chính sách đúng đắn là cơ sở để kết hợp hai điều này.

Con người tuyệt đối không được thụ động, ỷ lại trong mọi trường hợp để tránh việc sa vào lười suy nghĩ, lười lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn của Vạn Luật về Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Cảm ơn Quý khách hàng đã theo dõi bài viết này của Vạn Luật.

Để được tư vấn cụ thể, liên lạc với chúng tôi:

Mọi thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ:

SĐT: 0919 123 698

Email: [email protected]

hoặc có thể đến trực tiếp đến Văn phòng chúng tôi theo địa chỉ sau:

CÔNG TY VẠN LUẬT 
HÀ NỘI:P803 Tòa N01T3, Khu Ngoại Giao Đoàn, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm – Hà Nội
TP.HCM:22B, đường 25, phường Bình An, Quận 2 – TP.HCM
HOTLINE: 02473 023 698