Mô tả công việc thợ hồ – nghề làm tự do chi tiết nhất

Khi nhìn vào những công trình xây dựng cao, đẹp, hiện đại các bạn thường nghĩ đến điều gì? Còn cá nhân tôi lại nghĩ đến công sức lao động của những người thợ hồ làm cả ngày lẫn đêm để tạo nên những công trình và nuôi sống bản thân và gia đình họ. Chình vì vậy mà chủ đề bài viết mà hôm nay chúng ta cùng bàn tới đó là mô tả công việc thợ hồ .

Việc làm thợ hồ

1. Mô tả công việc thợ hồ chi tiết và đầy đủ nhất 

Thợ hồ hay còn có nhiều tên gọi khác nhau cho công việc này đó là thợ nề, thợ xây – có lẽ là một tên gọi được sử dụng phổ biến nhất. Từ  thợ hồ được dùng để chỉ một công việc lao động chân tay trong ngành xây dựng, một trong những việc ở bậc thấp nhất đối với ngành này. 

Mô tả công việc thợ hồ chi tiết và đầy đủ nhất Mô tả công việc thợ hồ chi tiết và đầy đủ nhất 

Ngày nay máy móc phát triển để có thể hỗ trợ và giúp đỡ đời sống con người rất nhiều. Tuy nhiên sức lao động của con người vẫn cần phải dùng đến để điều khiển máy móc, làm những công việc mà máy móc không thể làm được. Công việc thợ hồ vẫn tồn tại và phát triển theo thời gian, đây cũng chính là một công việc mang lại thu nhập, nuôi sống bản thân và gia đình, đóng góp cho xã hội, con người những công trình hữu ích nhất. Vậy công việc thợ hồ là làm gì?

1.1. Công việc chính của thợ phụ là làm những công việc gì? 

Khi mới bắt đầu vào làm việc thợ hồ sẽ phải làm tất cả các công việc phụ từ đơn giản đến phức tạp để có thể thích nghi với môi trường làm việc. Cụ thể các công việc đơn giản nhất cho người mới bắt đầu đó là khuôn gạch, xách nước, khiêng tôn, khiêng cát, lọc cát, xách vữa/hồ để phục vụ cho công việc của thợ chính. 

 Công việc chính của thợ phụ là làm những công việc gì?  Công việc chính của thợ phụ là làm những công việc gì? 

Sau khi đã quen dần với các công việc, môi trường làm việc thợ hồ sẽ được giao thực hiện làm các công việc như: đảo vữa/ trộn hồ, xách vữa – phải xách từ 200 đến 300 xô vữa mỗi ngày, phụ làm việc cho thợ chính với các công việc như quét vôi, đóng trần nhà,… quá trình làm việc này sẽ được lặp đi, lặp lại từ 6 tháng cho đến 1 năm. Khi đó thợ hồ đã quen dần với việc làm các công việc phụ – thợ phụ rồi thì sau đó có thể được đào tạo để trở thành một thợ chính. 

Việc làm thợ phụ

1.2. Thợ hồ – thợ chính và công việc đào móng cần thực hiện những gi?

Từ việc trở thành thợ phụ thông qua quá trình được đào tạo từ 6 tháng đến 1 năm bởi thợ chính, cùng với việc tiếp xúc và quen với công việc, lúc này thợ hồ có thể thực hiện các công việc chính phức tạp hơn như đào móng. 

Thợ hồ - thợ chính và công việc đào móng cần thực hiện những gi? Thợ hồ – thợ chính và công việc đào móng cần thực hiện những gi?

Móng sẽ được đo lường kỹ lưỡng bởi thợ cả, họ sẽ đánh dấu bằng vôi và chỉ cho các thợ phụ diện tích cần đào là bao bao nhiều, hướng dẫn họ cách để có thể xác định vị trí, chiều cao, độ sâu và hướng chính xác của móng. Tiếp đến là công đoạn lựa chọn loại sắt phù hợp để làm vỉ móng, cố móng và cuối cùng là đà kiềng để đặt xuống vị trí móng vừa đào. 

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc về lương thợ hồ đầy đủ và chi tiết nhiết.

1.3. Thợ chính thực hiện công việc sắt cột và đổ cột là làm gì?

Công đoạn đổ móng đã được tính toán và thực hiện xong thì công việc tiếp đến của thợ chính đó là: Chuẩn bị sắt, cốt pha và khuôn để có thể đổ cột. Công đoạn này cần có nhiều thợ phụ để có thể thực hiện công việc một cách chính xác nhất, làm sao để cột được thẳng, không bị vỡ, không bị đổ, chọn loại sắt phù hợp và chắc chắn. 

Thợ chính thực hiện công việc sắt cột và đổ cột là làm gì? Thợ chính thực hiện công việc sắt cột và đổ cột là làm gì?

1.4. Thợ hồ chính và công đoạn xây tường – trát vữa

Sau khi đã định hình được móng, đổ cột thì công đoạn tiếp theo đó chính là xây tường và trát vữa. Công việc này đòi hỏi tính nhanh nhẹn và chuẩn xác, thông thường khi làm công đoạn này thợ chính phải dùng dây cước để có thể làm thước đo, xây tường được thẳng hàng hơn. 

1.5. Thực hiện hoàn thiện các công trình phụ

 Ngoài các công việc chính như vừa trình bày ở trên, để hoàn thiện công trình thợ chính cũng sẽ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các công việc như: Làm cửa, cầu thang, ốp lát nền, ốp lát tường nhà, sơn nhà,… và hoàn thiện công trình được giao. 

Để ngôi nhà hoặc bất kỳ công trình nào có tính thẩm mỹ hơn thì việc thực hiện các công trình phụ của thợ chính trong công tác hoàn thiện công trình này là điều vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là bước làm cho ngôi nhà có tính ứng dụng cao hơn để đi vào sử dụng và mang lại sự an toàn tiện ích cho người dùng. 

Việc làm vận hành trạm trộn bê tông

2. Yêu cầu công việc đối với công việc thợ hồ

Thợ hồ một công việc lao động phổ thông – nghề làm tự do nên các yêu cầu về trình độ học vấn là không hề cần thiết đối với các công việc này. Tuy nhiên sức khỏe lại là yêu cầu hàng đầu, vì trong thực tế thợ hồ phải làm việc trong môi trường mở- lao động ngoài trời, vì vậy mà bị ảnh hưởng bởi thời tiết rất nhiều. 

Sức chịu đựng và áp lực về công việc dày đặc và nặng nhọc có thể sẽ khiến cho những người thợ hồ dễ dàng bỏ việc nếu họ không chịu đựng được các đặc tính của công việc. Chính vì vậy bên cạnh sức khỏe thì yêu cầu về tính chăm chỉ và có thể chịu được những áp lực, mệt nhọc trong quá trình làm việc. 

 Yêu cầu công việc đối với công việc thợ hồ  Yêu cầu công việc đối với công việc thợ hồ

Thợ hồ là công việc mà bạn không cần có quá nhiều sự đầu tư cho bản thân. Tuy nhiên để làm được công việc này trong một thời gian dài thì điều mà bạn nên làm đó là hãy giữ gìn sức khỏe bằng cách tự trang bị cho mình những đồ bảo hộ, hay các vật dụng để có thể bảo vệ sức khỏe lao động của chính mình. 

Việc làm chân tay và sử dụng sức lao động là nguồn vốn chính để đầu tư cho công việc này. Hay nói cách khác đây là công việc đầu tư lấy lãi, chính vì vậy và càng có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề thợ hồ sẽ có thêm cả kiến thức và kinh nghiệm làm việc. Kinh nghiệm này có thể giúp họ từ thợ mới bắt đầu lên làm thợ phụ, rồi từ thợ phụ lên làm thợ chính hay thợ cả, từ người làm thuê bạn cũng có thể làm tự do hoặc làm thợ cai. 

Đối với thợ chính: họ cần học hỏi và trau dồi thêm các kỹ năng tính toán, đọc bản vẽ thiết kế để có thể tính toán ra được con số chính xác nhất về thời gian, diện tích, nhân lực cần thiết để thực hiện cho công việc đó là gì. 

Việc làm công nhân xây dựng

3. Mức lương của công việc thợ hồ hiện tại là bao nhiêu?

Thợ hồ hay thợ xây được chia ra làm các cấp bậc khác nhau từ thợ phụ lên đến cấp bậc thợ chính sẽ nhận được các mức lương khác nhau. Cụ thể mức lương đối với thợ phụ được thống kê như sau:

Mức lương của công việc thợ hồ hiện tại là bao nhiêu? Mức lương của công việc thợ hồ hiện tại là bao nhiêu?

Dựa theo hình thức trả lương có thể chia thành hai dạng một là trả lương theo công nhật/ theo ngày thì mức lương của thợ phụ sẽ là: 280.000 vnđ cho đến 350.000 đồng / ngày. Còn đối với thợ chính thì mức lương có thể dao động trong khoảng từ 450.000 đồng đến 450.000/ngày. 

Đối với cách nhận lương theo ngày này, việc làm của thợ hồ có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết vì thế mà số lương của họ theo cách này cũng vì thế mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. 

Dựa theo hình thức trả lương theo khoán dựa theo công trình. Mức lương này sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc để hoàn thành xong công trình đó, số lượng thợ hồ phụ trách công trình đó, và đặc biệt là diện tích của công trình mà họ nhận được là bao nhiêu? 

Ví dụ họ nhận làm để xây một cái bếp và được khoán là 20 triệu đồng – đó chính là mức lương mà họ nhận được cho tất cả các thợ hồ. Thợ cả sẽ đứng ra đi tìm người – thợ phụ và làm với số lượng hợp lý để có thể hoàn thành công việc đúng như thỏa thuận. Thời gian dự kiến có thể làm xong đó là trong khoảng 10 đến 15 ngày, và số tiền công sau đó sẽ được chia đều cho tất cả các thành viên với mức lương đã được thỏa thuận trước đó giữa các thành viên trong đội xây đó. 

Mức lương của công việc thợ hồ hiện tại là bao nhiêu? Mức lương của công việc thợ hồ hiện tại là bao nhiêu?

Đối với cách nhận lương theo khoán này thì sẽ phụ thuộc vào cách tính toán của thợ cả. Nếu không tính toán chuẩn rất có thể họ sẽ bị hớ – lỗ lương hoặc mức lương không xứng đáng với công sức họ bỏ ra.

Việc làm thợ sơn

4. Quyền lợi của của thợ hồ là gì? 

Vì là một công việc làm chân tay – nghề làm tự do – công việc lao động phổ thông lấy sức khỏe làm vốn liếng để làm ăn, đa số lao động làm việc bằng cách tự học hỏi, kinh nghiệm thực tế chính là quá trình mà họ được làm việc tại các công trường, công trình xây dựng, làm mọi công việc khác nhau, kể cả các công việc vặt mà nặng nhọc. Chính vì vậy mà quyền lợi của thợ hồ có thể nhận được chỉ có thể là mức lương do chính họ làm ra. 

Quyền lợi của của thợ hồ là gì? Quyền lợi của của thợ hồ là gì? 

Bên cạnh đó, đối với cách nhận lương khoán thì có thể gia chủ sẽ nhận nuôi/hỗ trợ cơm trưa cho toàn bộ đội thợ xây. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc mức lương của họ cũng vì thế mà giảm đi một phần, trừ vào phần chi phí mà chủ nhà bao com trưa cho họ. 

Quả thật công việc thợ hồ là một công việc rất nặng nhọc mà đổi lại người lao động lại không nhận được những quyền lợi như bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, du lịch, nghỉ mát từ bất cứ tổ chức nào. Họ phải tự chịu trách nhiệm và tự đảm bảo quyền lợi cho chính bản thân mình. 

Việc làm lao động phổ thông tại Hà Nội

Thợ hồ/ thợ nề/ thợ xây những tên gọi khác nhau nhưng đều dùng để chỉ một công việc lao động phổ thông trong ngành xây dựng. Mô tả công việc thợ hồ về quy trình làm việc, mức lương và quyền lợi, cũng như yêu cầu công việc trong bài viết trên có làm cho bạn hiểu hơn về công việc này? Một công việc có ý nghĩa cho đời sống con người và xã hội như thợ hồ cần được xã hội quan tâm hơn đến đời sống và quyền lợi của họ. Hy vọng trong thời gian không xa người lao động làm công việc này sẽ nhận được những gì xứng đáng với những công sức mà họ bỏ ra.

Bạn có thể tải mẫu mô tả công việc thợ hồ tại đây.

Tải xuống ngay

Chia sẻ: