Mô tả công việc kế toán tổng hợp phải làm trong doanh nghiệp
Có một thực tế hiện nay là rất nhiều bạn đang theo học kế toán hay những bạn chuẩn bị cầm bằng cử nhân trong tay vẫn chưa hình dung, mô tả công việc kế toán tổng hợp sẽ làm những công việc, nghĩa vụ, trách nhiệm gì,…. Vậy công việc của một người kế toán tổng hợp phải làm trong doanh nghiệp sẽ làm những gì?
Trong bài viết ngày hôm nay, Sinh viên kinh tế quốc dân sẽ mô tả công việc kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp cho các bạn lần lượt theo trình tự thời gian.
>>>>> Tham khảo bài viết: Bỏ túi 10 kỹ năng kế toán ngay bây giờ nếu muốn trở thành một nhân viên kế toán giỏi
Mô tả công việc kế toán tổng hợp phải làm trong doanh nghiệp – thực tế
Kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh và thống kê một cách tổng quát các số liệu, dữ liệu, thông tin trên các tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp
I. Công việc và trách nhiệm của kế toán tổng hợp doanh nghiệp
1. Công việc kế toán tổng hợp theo ngày
-
Thu nhập, xử lý thông tin, số liệu kế toán, các chứng từ kế toán thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Các hoạt động của DN liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh của DN (có thể là việc mua bán hàng hóa, công cụ dụng cụ (CCDC), tài sản cố định (TSCĐ)…)… thực hiện Thu tiền/ chi tiền….
-
Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế giá trị gia tăng (GTGT).
- vận đơn
Theo dõi và quản lý công nợ.
-
Vào dữ liệu sổ quỹ, sổ tiền gửi và các sổ liên quan khác
.
-
Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế theo từng sản phẩm; tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dang dở.
- awb
Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho (Nhập – Xuất – Tồn kho), thời gian tồn kho tại từng kho thông qua kế toán tổng hợp kho.
-
Hướng dẫn nhân viên kế toán khác bằng cách điều phối các hoạt động và giải đáp thắc mắc.
2. Công việc kế toán tổng hợp theo tháng
-
Theo dõi, giám sát số liệu báo cáo kho định kỳ hàng tháng và định mức hàng tháng và định mức sản phẩm
- ngành xuất nhập khẩu
Lập bảng tính lương, bảng lương làm thêm giờ, bảo hiểm, các khoản lương thưởng, phụ cấp khác để chi trả cho người lao động
-
Lập bảng phân bố các chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn, CCDC… Hạch toán các khoản phân bố đó.
-
Kiểm tra TSCĐ định kỳ 6 tháng
-
Tính lại trị giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ,…Hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ
-
Đối chiếu và cung cấp số liệu chi tiết các khoản phân bổ, trả trước, trích trước hàng tháng
-
Lập các tờ khai
thuế GTGT
, TNCN, TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và các loại thuế khác (nếu doanh nghiệp phải nộp báo cáo theo tháng).
3. Công việc kế toán tổng hợp theo quý
- ủy nhiệm chi là gì
Rà soát lại các hóa đơn, chứng từ ghi nhận trên sổ sách kế toán để lên tờ khai GTGT hàng quý, tạm tính thuế TNCN và TNDN.
-
Lập báo cáo tài chính hàng quý, báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban lãnh đạo.
-
Lập các báo cáo nội bộ
-
Tổng hợp số liệu hạch toán từ các phân hệ phải thu, phải trả, kế toán kho, kế toán thanh toán, kế toán thuế, kế toán giá thành, lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản
-
Kiểm tra, đối chiếu số liệu chi tiết từng phần hành với sổ cái
4. Công việc kế toán tổng hợp theo năm
a, Đầu năm:
-
Kê khai, nộp thuế
môn bài
đầu năm (cần chú ý hạn kê khai và nộp thuế là ngày 31/1, đối với doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi có giấy phép đăng ký kinh doanh cần nộp thuế môn bài trong vòng 30 ngày).
-
Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN (tháng 12 hoặc quý IV) và tạm tính thuế TNDN (quý IV) năm trước liền kề.
- mẫu báo cáo tài chính nội bộ
Nộp báo cáo tài chính, tờ khai thuế TNDN, TNCN của năm trước liền kề và hạn nộp 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo.
-
Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm trước
-
Hạch toán chi phí thuế môn bài năm tài chính mới.
b, Cuối năm:
-
Kiểm tra lại chứng từ, hóa đơn, hạch toán hết các hóa đơn GTGT còn bỏ sót, không nên để hóa đơn sang năm sau mới hạch toán vì nó sẽ ảnh hưởng đến thuế TNDN phải nộp trong kỳ.
- cách tính thuế nhập khẩu
Kiểm kê, đối chiếu sổ quỹ và quỹ tồn thực tế, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ với khách hàng, nhà cung cấp.
-
Đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ tổng hợp.
-
Lập báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán (hay Báo cáo tình hình tài chính), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp), Thuyết minh Báo cáo Tài chính, Bảng Cân đối số phát sinh tài khoản.
-
In sổ sách theo quy định
Không những thế, kế toán tổng hợp còn phối hợp với kế toán trưởng và các kế toán viên để cùng giải quyết các công việc như:
-
Phân bổ và giám sát quá trình làm việc của các kế toán viên.
-
Tham gia phối hợp công tác kiểm tra tại các phòng ban, đơn vị cơ sở.
-
Đề ra phương hướng xử lý các tồn đọng, sai sót của doanh nghiệp trong lĩnh vực kế toán, tài chính.
-
Kiểm tra và lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán trong thời hạn quy định.
-
Phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và tham gia trong việc giải trình, quyết toán thuế tại đơn vị.
-
Biết điều chỉnh các nghiệp vụ sau khi cơ quan thuế quyết toán yêu cầu doanh nghiệp nộp phạt thuế.
-
Có khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với bên ngoài như Cục thuế, ngân hàng, khách hàng, nhà cung cấp,…
II. Quyền hạn của kế toán tổng hợp
Kế toán tổng hợp có những quyền hạn như sau:
-
Trực tiếp yêu cầu các kế toán điều chỉnh nghiệp vụ khi phát sinh sai
-
Yêu cầu trực tiếp kế toán viên cung cấp báo cáo kịp thời đầy đủ theo quy định
III. Các mối quan hệ trong công việc kế toán tổng hợp
-
N
hân sự chỉ đạo và báo cáo phụ trách phòng Kế toán – tài vụ
-
Nhận thông tin và thông tin trực tiếp các kế toán viên
-
Đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin kinh tế -tài chính
-
Liên hệ các bộ phận khác thông qua phụ trách phòng KT – TV hoặc theo quy định
Ngoài ra còn có mối quan hệ ngoại như:
-
Chi cục thuế
-
Ngân hàng
-
Khác hàng
-
Nhà cung cấp
IIII. Yêu cầu trong công việc đối với kế toán tổng hợp
Muốn làm được ở vị trí của công việc kế toán tổng hợp thì những yêu cầu về trình độ cũng như kiến thức chuyên môn sẽ khắt khe hơn rất nhiều so với làm kế toán ở một lĩnh vực nhất định nào đó.
Về trình độ và kỹ năng:
-
Trình độ của một kế toán tổng hợp đòi hỏi bạn phải nắm vững tất cả các nghiệp vụ, có khả năng tổng hợp và nắm rõ chế độ kế toán, có cái nhìn bao quát về năng lực tài chính kế toán trong công ty.
-
Có kỹ năng trong việc tổ chức, sắp xếp và xây dựng kế hoạch để thực hiện cũng như hướng dẫn, phân bổ việc cho các kế toán viên để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
-
Sử dụng máy vi tính thành thạo đặc biệt là Excel và phần mềm kế toán
Về kiến thức chuyên môn:
-
Kế toán tổng hợp là một vị trí cần thiết để giúp các bạn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình trong ngành tài chính kế toán. Khi đảm nhận qua vị trí kế toán tổng hợp, các bạn có thể dễ dàng thăng tiến lên vị trí kế toán trưởng hay giám đốc tài chính trong tương lai.
-
Một kế toán tổng hợp cần hiểu và thực hành tốt từ những kiến thức cơ bản nhất đến phức tạp nhất, bao gồm: nguyên lý kế toán, kế toán tiền, kế toán bán hàng, kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán công nợ, luật thuế, luật kế toán và các thông tư, quy định liên quan,…
Với những yêu cầu này sẽ đòi hỏi bạn sẽ không ngừng nâng cao trình độ cũng như kiến thức chuyên môn.
Trên đây là bài viết mô tả công việc kế toán tổng hợp thực hành doanh nghiệp để cho các bạn đang theo học chuyên ngành kế toán – kiểm toán cũng như các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường có cái nhìn rõ nét nhất về công việc kế toán tổng hợp thực tế.
Nếu các bạn chưa tự tin về kiến thức kế toán tổng hợp của mình, các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Review 5 địa chỉ học kế toán thực hành tốt nhất cho sinh viên để nâng cao trình độ cũng như kiến thức cho công việc kế toán tổng hợp sau này. Chúc các bạn thành công!
>>>>Xem thêm: Cách học nguyên lý kế toán hiệu quả
Rate this post