Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Google

Gã khổng lồ công nghệ Google nổi tiếng bởi mô hình văn hóa doanh nghiệp đặc biệt, phúc lợi cao  và quản lý tổ chức hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những đặc điểm nổi bật dẫn đến thành công của mô hình văn hóa doanh nghiệp của Google.

Khái niệm mô hình văn hóa doanh nghiệp

Mô hình văn hóa doanh nghiệp là tập hợp các nguyên tắc tổ chức của một công ty, bao gồm các yếu tố như phân cấp, quy trình, hợp tác… 

Một số loại mô hình văn hóa doanh nghiệp phổ biến hiện nay:

  • Mô hình doanh nghiệp gia đình: rất phổ biến ở các doanh nghiệp Hàn Quốc, phù hợp với công ty nhỏ, khép kín, chú trọng văn hóa địa phương.

  • Mô hình tháp Eiffel: điển hình ở các công ty Đức, chú trọng tuân thủ nguyên tắc, vận hành và làm việc có tổ chức, ít linh hoạt.

  • Mô hình văn hóa tên lửa dẫn đường: mô hình thiên về nhiệm vụ và phân quyền, thúc đẩy sáng kiến cá nhân nhưng có thể khiến nhân viên mất phương hướng.

  • Mô hình lò ấp trứng: chú trọng mục tiêu công việc, nhân viên không bị gò ép theo khuôn khổ, phổ biến ở các công ty công nghệ có cường độ làm việc cao.

5 đặc điểm của mô hình văn hóa doanh nghiệp cua Google

Tại Google, mô hình văn hóa doanh nghiệp được xem là động lực thúc đẩy sự phát triển của công ty, khuyến khích nhân sự sáng tạo và cống hiến.  Như nhiều công ty công nghệ khác, Google chú trọng vào việc tăng hiệu quả làm việc và tính gắn kết của nhân sự, đồng thời cung cấp mọi điều kiện tốt nhất để nhân viên gắn bó, dành nhiều thời gian tại công ty. Đây cũng là chiến lược các tập đoàn công nghệ, dịch vụ Internet, quảng cáo đang áp dụng.

Dưới đây là 5 đặc điểm chính trong mô hình văn hóa doanh nghiệp của Google:

Cởi mở (Openness)

Đặc điểm này mô tả việc chia sẻ thông tin cởi mở giữa nội bộ cộng sự. Văn hóa Google khuyến khích nhân viên tương tác, giao tiếp với nhau trong môi trường làm việc để tăng sự gắn kết, hiểu biết. Thiết kế văn phòng với khu vực giải trí đa dạng, khu café… phù hợp để nhân viên trao đổi công việc và chia sẻ ý tưởng cùng đồng nghiệp. Mỗi thứ sáu hàng tuần, công ty sẽ tổ chức cuộc họp với toàn bộ nhân viên và ban lãnh đạo. Bia và rượu vang được phục vụ không giới hạn trong những cuộc họp này.

mo-hinh-van-hoa-doanh-nghiep-cua-google

Văn phòng Google tại Singapore với xe tuk-tuk Thái Lan được dùng làm nơi tiến hành các cuộc họp

Sáng tạo (Innovation)

Sáng tạo là yếu tố then chốt làm nên thành công của Google. Công ty khuyến khích cộng sự đóng góp ý tưởng cho việc kinh doanh và xây dựng sản phẩm, đi kèm với cơ chế thưởng linh hoạt. Việc kiểm soát rủi ro trong môi trường công nghệ 4.0 là vô cùng khó khăn, Google luôn chủ động thay đổi linh hoạt trước thị trường, thử nghiệm các sáng tạo mới để chủ động va vấp và nhận được phản hồi sớm nhất hơn là chờ đợi rủi ro, thất bại của việc đi sau thị trường. 

Ưu tú (Excellence that comes with smartness)

Văn hóa doanh nghiệp tại Google chú trọng vào nguồn nhân lực chất lượng & năng suất lao động cao, được lồng ghép trong các chương trình phát triển để xây dựng đội ngũ với năng lực xuất sắc. Những chương trình này đều có chung mục tiêu là thúc đẩy cộng sự liên tục học tập, cải thiện kết quả lao động, không hài lòng với thành công hiện tại. 

Tiếp cận theo hướng thực hành (Hands-on approach)

Tại Google, giỏi kiến thức và lý thuyết là chưa đủ. Công ty áp dụng phương pháp thực hành để phát triển nhân sự, chú trọng việc đào tạo để nâng cao cả kiến thức và kỹ năng làm việc. Google kỳ vọng nhân sự của mình sẽ tiếp tục học tập trong quá trình làm việc tại công ty thông qua chính sách hỗ trợ nhân viên tham gia các khóa đào tạo, dự án và thử nghiệm. 

Mô hình công ty nhỏ (Small-company-family rapport)

Google luôn duy trì môi trường làm việc gần gũi như một công ty nhỏ, nơi các nhân viên dễ dàng trò chuyện, chia sẻ ý tưởng và trao đổi về công việc, từ đó duy trì tinh thần làm việc tích cực và tạo sự gắn kết của người lao động với công việc. 

Lời kết

Lãnh đạo Google khu vực Đông Nam Á Julian Persaud đã trả lời phỏng vấn: “Văn hóa Google không phải là ở sự xa xỉ.” Tất cả những khoản đầu tư cho văn phòng, phúc lợi, các buổi hội họp toàn công ty đều nhằm mục đích xây dựng văn hóa doanh nghiệp linh hoạt, cởi mở và thúc đẩy sự sáng tạo – yếu tố cốt lõi tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghệ.

Nhìn chung, mô hình văn hóa doanh nghiệp tại Google phù hợp với nhu cầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, đó là không ngừng học hỏi và thay đổi nhanh hơn phần còn lại của thế giới. Điều này tạo nên sự khác biệt và đột phá của các sản phẩm, duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Công ty không chú trọng vào kiểm soát và quản lý nhân viên mà tạo mọi điều kiện để người lao động được trao quyền, đóng góp ý kiến, chịu trách nhiệm và học hỏi không ngừng. 

Đặc điểm mô hình doanh nghiệp của Google tương tự với tổ chức linh hoạt Agile Organization – tư duy đang được ứng dụng phổ biến tại nhiều công ty để xây dựng đội ngũ nhân sự có tính chủ động và khả năng tự quản thay vì công việc “dội ngược về trên” như nhiều mô hình truyền thống.

Nhờ những ưu điểm phù hợp với tình hình thị trường, tư duy Agile hiện đang được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp chuyển đổi số, hoạt động kinh doanh theo đội nhóm hoặc có nhiều dự án thay đổi liên tục. 

Học viện Agile tự hào là đơn vị đào tạo đi đầu trong công cuộc đưa Agile gần hơn với các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam như: Viettel, Techcombank, MSB, VinGroup, NTQ Solution, Bravestars, SotaTek…

Với mong muốn cung cấp kiến thức và các kỹ thuật, công cụ cơ bản về Agile/Scrum cho các cá nhân, tổ chức mới triển khai Agile/Scrum hoặc triển khai chưa hiệu quả, Học viện Agile đã xây dựng khóa học nền tảng mang tên Scrum Hành dụng.

Sau khóa học, học viên sẽ hiểu được các kiến thức tổng quan về Scrum, thành thạo 22 công cụ và biện pháp thực hành Scrum để có thể áp dụng được ngay vào công việc.

> Tìm hiểu thêm thông tin về khóa học Scrum Hành dụng TẠI ĐÂY!