Mô hình siêu thị mini là gì? Các mô hình siêu thị mini phổ biến
Có rất nhiều chủ siêu thị băn khoăn khi xác định mô hình kinh doanh cho siêu thị của mình. Thực tế, những băn khoăn này phần lớn do các chủ cửa hàng chưa hiểu rõ về mô hình siêu thị mini, chưa thực sự hiểu bản chất của mô hình kinh doanh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ kỹ lưỡng về khái niệm mô hình siêu thị và một số loại mô hình siêu thị mini phổ biến để bạn hiểu rõ hơn.
Nội Dung Chính
1. Hiểu đúng về mô hình siêu thị mini
1.1. Mô hình kinh doanh của siêu thị mini là gì?
Hiểu đơn giản, mô hình kinh doanh là tất cả những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh của siêu thị, bao gồm: Mục đích kinh doanh, quá trình kinh doanh, khách hàng mục tiêu, chiến lược và sản phẩm kinh doanh, cơ cấu tổ chức,…Bởi vậy, khi xác định mô hình kinh doanh nghĩa là bạn cần trả lời được tất cả các câu hỏi này. Xác định mô hinh siêu thị mini cần xác định được rất nhiều khía cạnh của kinh doanh. Tuy nhiên, một số vấn đề cơ bản có thể kể đến:
-
Khách hàng mục tiêu.
-
Sản phẩm cung cấp.
-
Điểm khác biệt.
-
Nguồn lợi nhuận.
Không ít chủ siêu thị nhầm lẫn xác định mô hình kinh doanh của siêu thị là chỉ cần xác định sản phẩm sẽ bán. Sản phẩm chỉ là một phần nhỏ trong mô hình kinh doanh. Bởi vậy, cần hiểu đúng, hiểu đủ về mô hình kinh doanh siêu thị thì mới có thể xây dựng mô hình siêu thị mini phù hợp.
1.2. Vì sao cần xây dựng mô hình siêu thị mini?
Việc xác định mô hình siêu thị mini sẽ giúp bạn định hướng phát triển cho siêu thị và xác định được giá trị cốt lõi để đi đường dài. Siêu thị của bạn cần có định hướng phát triển lâu dài để có kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn phù hợp và đảm bảo phát triển đúng theo định hướng đề ra. Thực tế, nhiều chủ siêu thị chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị mà chỉ chú tâm đến lãi/lỗ của siêu thị. Tuy nhiên, cần thấy được tầm quan trọng của việc xác định mô hình siêu thị mini để giúp tăng hiệu quả kinh doanh.
Thực tế, không thể gọi đâu là mô hình siêu thị mini tốt nhất mà chỉ có mô hình nào phù hợp nhất với siêu thị của bạn mà thôi! Bởi vậy, khi xác định mô hình kinh doanh siêu thị cần căn cứ vào diện tích mặt bằng, xu hướng thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng mà lựa chọn mô hình siêu thị mini phù hợp.
2. Các mô hình siêu thị mini phổ biến
Hiện nay có rất nhiều mô hình siêu thị mini khác nhau. Xét về hình thức kinh doanh, chúng ta có các loại mô hình như: Kinh doanh phân phối, nhượng quyền thương hiệu, kết hợp giữa truyền thống và điện tử,…
2.1. Mô hình kinh doanh phân phối
Với mô hình này, các siêu thị mini sẽ là nơi phân phối trực tiếp các sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, siêu thị có thể là kênh trung gian phân phối hàng hóa và bán hàng qua mạng xã hội, website,…
2.2.2. Nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh mà bên chủ thương hiệu sẽ ký kết hợp đồng với bên khác để tạo nhiều chuỗi cửa hàng. Nghĩa là bạn sẽ kinh doanh dưới tên thương hiệu có sẵn, mọi sản phẩm, cơ cấu tổ chức,…là của bên thương hiệu khác và bạn chỉ cần kinh doanh trên mô hình sẵn có.
2.2.3. Mô hình kết hợp giữa truyền thống và điện tử
Đây là mô hình kinh doanh kết hợp giữa bán hàng trực tiếp tại siêu thị và bán hàng đa kênh trên website, fanpage hoặc các trang thương mại điện tử. Mô hình này được khá nhiều siêu thị mini áp dụng.
2.2.4. Mô hình siêu thị mini kết hợp
Đây là mô hình kết hợp giữa bán các mặt hàng phổ thông kết hợp khu vui chơi ngay trong siêu thị. Ngoài khu vui chơi, nhiều siêu thị có không gian rộng còn kết hợp cả khu ăn uống tại chỗ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đây là một trong những mô hình siêu thị mini đẹp phù hợp với các siêu thị có diện tích lớn.
2.2.5. Mô hình cửa hàng tiện lợi
Có lẽ đây là mô hình không quá xa lạ. Với nhu cầu làm việc tại hàng quán như hiện nay, mô hình cửa hàng tiện lợi đang được nhiều người tìm hiểu và áp dụng. Mô hình cửa hàng tiện lợi được khách hàng ưa chuộng vì có chỗ ngồi, có thể làm việc ngay tại cửa hàng,…Tuy nhiên, khi mở cửa hàng tiện lợi cần nghiên cứu kỹ, đặc biệt cần chọn khu vực gần các trường học, gần tòa nhà văn phòng,…để tăng hiệu quả kinh doanh.
2.2.6. Mô hình cửa hàng thực phẩm sạch
Ở khu vực thành phố, nhu cầu mua thực phẩm sạch rất cao bởi người tiêu dùng không có đủ không gian để tự trồng rau phục vụ bữa ăn hằng ngày. Nếu mua ở các chợ dân sinh, thực phẩm cũng không đảm bảo được chất lượng. Bởi vậy, mô hình cửa hàng thực phẩm sạch đang được nhiều chủ siêu thị áp dụng. Tuy nhiên, đây lại không phải mô hình siêu thị mini ở nông thôn được ưa chuộng. Ở các khu vực nông thôn, phần lớn người tiêu dùng có nhiều diện tích để tự nuôi trồng phục vụ bữa ăn hằng ngày.
Mô hình cửa hàng thực phẩm sạch được coi là mô hình “hái ra tiền” nếu biết cách lên kế hoạch kinh doanh và nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
Có thể thấy, hiện nay có rất nhiều mô hình kinh doanh siêu thị khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần nghiên cứu kỹ về đặc điểm mặt bằng, xu hướng thị trường, nhu cầu của khách hàng để lựa chọn được một mô hình kinh doanh phù hợp nhất với siêu thị của mình. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, việc xây dựng mô hình kinh doanh là rất quan trọng, bởi vậy khi có kế hoạch mở siêu thị mini, bạn nên chú trọng vấn đề này để tăng hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng.
Hãy đến với K-SETUP để trải nghiệm dịch vụ setup chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam. K-SETUP sẽ giúp bạn tối ưu hoá chi phí, tối đa hoá lợi nhuận.
Bạn cần tư vấn hoặc có bất kỳ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ CUNG ỨNG K-SETUP
Hà Nội: Số Nhà F1 Ngõ 112 ,Tổ 16 Khu Tập Thể Công Ty Sông Đà 10, Phường Kiến Hưng, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
TP.HCM: Lầu 4 số 32 Đường số 4, Khu Dân Cư Cityland, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM
Hà Nội: 098.5566.123 -TP.HCM: 0368.393.688