MÈO KHÔNG ĐI VỆ SINH ĐÚNG CHỖ – RussiCat

Hầu hết những chú mèo đều biết cách đi vệ sinh đúng chỗ trong chậu cát bởi được học cách đi vệ sinh từ mẹ của chúng. Tuy nhiên, cũng do một vài nguyên nhân mà chúng không tự giác đi vệ sinh trong đó nữa. Vậy làm thế nào để mèo hạn chế không đi vệ sinh đúng chỗ. 

1. Lý do mèo không đi vệ sinh đúng chỗ 

Việc mèo vệ sinh không đúng chỗ gây rất nhiều phiền toái cho các “ba mẹ”. Dưới đây là những lý do khiến chúng làm như vậy.

1.1. Mèo đi vệ sinh không đúng chỗ do khay vệ sinh bẩn

MÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖMÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Những chú mèo ưa sạch sẽ chắc chắn sẽ không chịu đi vệ sinh vào chậu cát bẩn. Đó chính là nguyên nhân mà bạn vừa xúc phân cho chúng mà chúng đã vào chậu cát đi vệ sinh ngay sau đó.
Một khay cát có mùi hôi kèm các chất thải khiến chúng ta ngửi đã thấy cực kỳ khó chịu rồi nữa là các bé miu. Các bạn mèo có khứu giác nhạy hơn con người 14 – 16 lần; mũi chúng có thể ngửi được 200 triệu mùi. Thật đáng kinh ngạc vì sự nhạy bén đó.

Trong tự nhiên, có lý do giải thích cho sự khó tính như vậy. Động vật ăn thịt xác định vị trí con mồi bằng mùi hương.

Đây là một lý do hợp lý giải thích tại sao mèo rất cẩn thận trong việc che lấp chất thải của chúng – để cho những kẻ săn mồi lớn hơn không định vị được. Khay vệ sinh bẩn có thể làm cho mèo của bạn cảm thấy bị đe dọa.

1.2. Vị trí đặt chỗ vệ sinh không đúng

Những chú mèo không thích vị trí của khay cát thì chúng sẽ không “thèm” dùng đến. Nếu bạn để khay cát quá gần thức ăn, nước uống của chúng, chúng cũng sẽ không dùng đến. Kể cả việc để khay cát quá xa cũng khiến trở lên lười biếng và lơ luôn cái khay đó. Do đó, “phong thủy” này khá quan trọng.

1.3. Không thay cát thường xuyên cho mèo

Những bé mèo khá sạch sẽ, việc bạn “quên” mất phải thay cát khiến chúng không thích đi vệ sinh trong đó nữa. Mỗi một chú mèo sẽ thích một mùi cát khác nhau bởi chúng có tính cá nhân cao. Có những loại cát át mùi phân mèo, bạn ngửi thấy thoải mái nhưng chúng thì không hề. Còn có những mùi không quá nặng, không át được mùi phân mèo nhưng các bé lại rất thích.

1.4. Khay cát không phù hợp với mèo

Những chú mèo có kích cỡ, trọng lượng cơ thể khác nhau nên cần có chiếc khay phù hợp để bé thoải mái đi vệ sinh. Thường chúng sẽ không thích không gian bó hẹp trong những chiếc khay có nắp. Nếu bạn không thích sự vương vãi các hạt cát ra sàn nhà, bạn có tìm chiếc khay có nắp lớn hơn chú mèo nhà bạn rất nhiều. Hoặc lót miếng lót dưới khay để tránh cát văng ra ngoài. Chiếc khay không phù hợp với kích thước, tình trạng cơ thể thì chắc chắn chúng sẽ không bước vào hoặc đi vệ sinh bị “rơi” ra ngoài. 

1.5. Do thay đổi môi trường sống

Những chú mèo thường không thích thay đổi như chuyển nhà, đổi chủ nhân. Việc thay đổi khiến chúng không an tâm, căng thẳng nên ban đầu khi chưa quen, bé có thể đi vệ sinh lung tung.

1.6. Do việc tranh chấp lãnh thổ

MÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖMÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Nếu trong nhà của bạn có nhiều mèo, nhất là các bé đực thì việc tranh chấp lãnh thổ xảy ra như bản năng tự nhiên của chúng. Những chú mèo có thể đi nặng không lấp phân của mình để lưu lại mùi hương, thông báo sự hiện diện của chúng. Những chú mèo khác sẽ không sử dụng chiếc khay đó vì có mùi hương của bé khác. Chắc chắc, chúng sẽ đi bậy rồi.

2. Cách hạn chế mèo đi vệ sinh bừa bãi

2.1. Vệ sinh khay cát sạch sẽ

Bạn cần vệ sinh khay cát thường xuyên, xúc bỏ chất thải rắn từ 1 – 2 lần/ngày. Hàng tuần, bạn cũng nên thay cát mới, rửa khay cát với nước sạch và xà phòng; hoặc thay cát khi cát không có độ tơi, ngả màu. Đừng dùng chất tẩy rửa quá mạnh sẽ khiến chiếc mũi nhạy cảm của bé đánh hơi được; và bé không đi vệ sinh đúng chỗ.

2.2. Chuyển đổi vị trí thay khay cát

MÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖMÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Những chú mèo cũng khá thích sự riêng tư, bạn nên để khay cát nơi ít người qua lại. Không nên để nơi quá ẩm thấp. Nếu có nhiều mèo, bạn nên tách riêng khay cát cho chúng đi vệ sinh. Bạn có thể thử một vài địa điểm trước khi đặt cố định chậu cát tại nơi nào đó.

2.3. Thử chuyển đổi vài loại cát khác nhau để phù hợp với bé

Nếu bé không thích loại cát đó, bạn có thể thay bằng loại cát khác. Hãy kiên nhẫn để tìm ra mùi hương, loại cát phù hợp với bé nhà mình nhé. Chắc chắn khi đó, bé sẽ không đi ngoài lung tung đâu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại cát khác nhau như cát đậu nành, cát gỗ… Việc thay cát cần thay từ từ, dần dần để bé thích nghi với cát mới đó.

2.4. Chọn chiếc khay cát phù hợp với kích cỡ bé mèo

MÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖMÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖ

Bạn nên chọn chiếc khay phù hợp với cả chiều dài và cân nặng của bé mèo. Những chú mèo nhỏ hay mèo già sẽ không thích khay có thành cao vì quá nhỏ để nhảy lên hay do xương khớp khó vận động. Do đó, bạn có thể tạo cho chúng lối vào riêng, thấp hơn.

2.5. Trấn an mèo khi bạn chuyển nhà

Khi có sự thay đổi như chuyển nhà, thay đổi vị trí ở của chúng thì bạn nên trấn an các bé. Hãy chú ý khen thưởng các bé, giữ vệ sinh khay cát, giữ lại các vật dụng có mùi của chúng để khiến bé an tâm hơn.

2.6. Cho mèo chiếc khay vệ sinh riêng nếu nhà có nhiều mèo

Như đã phân tích ở trên, những chú mèo cần lãnh thổ riêng và chiếc khay vệ sinh riêng. Hãy cho chúng vệ sinh ở khu vực nhất định tránh đụng độ với các bé mèo khác nhé. Để ý thói quen đánh dấu nước tiểu của các bé để bé để nhận biết chúng đang gặp vấn đề gì. Nếu chúng xịt nước tiểu lên tường quá nhiều thì có thể chúng đang lo lắng, đánh dấu lãnh thổ, hoặc có đụng độ, đánh nhau. Hãy dùng các sản phẩm làm sạch cọ rửa kĩ chỗ mà mèo đi bậy để tránh chúng quen mùi và tiếp tục cho lần sau.

3. Vật dụng cần thiết để giúp các bé tập đi vệ sinh

MÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖMÈO ĐI VỆ SINH KHÔNG ĐÚNG CHỖ

  • Bạn có thể chuẩn bị khay vệ sinh (có thể có nắp hoặc không có nắp). Chú ý, chọn chiếc khay phù hợp với kích thước của bé mèo nhất.

  • Chuẩn bị cát vệ sinh cho mèo.

  • Xẻng xúc cát (xúc chất thải trong cát).

  • Miếng lót chống văng cát nếu khay vệ sinh không có nắp

4. Cách dạy mèo đi vệ sinh đúng chỗ

4.1. Di chuyển hộp cát về vị trí thích hợp

Bạn nên đặt hộp cát ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại và là nơi mèo có thể thấy mọi người đang hoạt động. Đặt hộp cát xa bát thức ăn, nước uống. Chọn nơi đặt hộp cát mà chúng thích. Bạn có thể nhận biết nơi đặt hộp cát chúng không thích bằng cách thấy chúng đi ra vào chậu cát rất nhanh chóng, khiến chúng rón rén hơn.

Nếu nhà bạn có nhiều tầng, nên đặt mỗi tầng một chậu cát.

4.2. Chơi với mèo ở gần chậu cát

Bạn nên cùng chơi với chúng ở gần chậu cát, không đặt đồ ăn ở gần đó. Có thể đặt chậu cát gần chúng để chúng tự thăm dò. Thưởng cho chúng sau khi chúng sử dụng hộp cát

4.3. Giữ cho hộp cát luôn sạch

Nếu các bé đi vệ sinh ngay cạnh hộp cát hay bên thành hộp thì chắc chắn khay cát không sạch.

4.4. Chuyển đổi cát vệ sinh dần dần nếu bạn cần thay

Nếu bạn mua loại cát mới và cần thay thì hãy thay cát ít một, trộn cát cũ với cát mới để chúng dần quen với cát mới. Đừng đổ cát quá nông khiến chúng không có chỗ đứng và hộp cát dễ lật. 

Hãy kiên nhẫn với các bé mèo mới bởi mèo rất thông minh. Chúng thích sạch sẽ và sẽ không đi bậy trừ khi có những vấn đề trên.  Khám phá thêm các giống mèo khác nhau ngay tại RussiCat nhé.

RussiCat chuyên cung cấp nhiều giống mèo, chó khác nhau như mèo Maine Coon, Siberian, Chausie, mèo Savannah, Anh lông ngắn, Munchkin, mèo Ragdoll, mèo Bengal… và các giống chó Border collie, Akita, chó Shiba, chó Golden retriever, chó Labrador, chó Phốc sóc, chó Basset Hound, Bull pháp, chó Ngao Nga, Ngao Pháp, Ngao Ý… … với giá cả phù hợp nhất.

Đón boss chất – gọi ngay Russicat!

– Hotline: 0787.175.447

– Địa chỉ: 57 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

– Trang web:  https://meonhapkhau.com