Máy trồng rau mầm, may trong rau mam
Bà Vang (phường 12, quận Gò Vấp) kiểm tra thành phẩm ủ giá bằng máy. Bà cho biết cứ sau bốn giờ máy phun nước một lần để tưới giá
Ghi nhận tại các điểm bán máy trồng rau mầm, ủ giá cho thấy các loại máy này hiện bán rất chạy. Nhiều điểm bán nhập hàng liên tục nhưng luôn trong tình trạng hết hàng.
Mua công nghệ đơn giản giá… đắt
Chị Huỳnh Thị Kiều (đường Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, TP.HCM) cho biết do muốn ăn rau sạch, sau khi mua dùng một máy thấy “phải chờ đợi lâu” nên chị đã mua thêm một máy khác. “Để đảm bảo lúc nào cũng có rau ăn, tôi bỏ ra hơn 2 triệu đồng mua hai chiếc máy này” – chị Kiều nói. Một số người sử dụng cho biết với máy ủ giá, trồng rau mầm, cứ 2-3 ngày là đã có một mẻ giá, rau mầm mới.
Ông Phan Thành Trung, giám đốc Công ty điện máy Thành Trung, mô tả công nghệ hoạt động của máy ủ giá, trồng rau mầm dựa trên nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển điện tử (bo mạch). Bo mạch đã được lập trình làm nước ấm và tự động tưới vào khoảng thời gian nhất định giúp mầm phát triển. Và quan trọng nhất giúp máy ủ giá, trồng rau mầm hoạt động là bộ bo mạch và bơm đẩy để tưới nước lên trên, phun ra từ cánh quạt và phun theo kiểu vòi sen để tưới hạt mầm. Ông Trần Văn Dũng (phường 12, quận Gò Vấp), người vừa sở hữu chiếc máy này, nhận xét việc thao tác chiếc máy này khá đơn giản. Một nhân viên vừa bán hàng vừa bảo hành của một địa chỉ trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết công dụng của máy chỉ là làm thay người việc tưới nước hằng ngày cho hạt mầm nên công nghệ không có gì đặc biệt.
Tuy nhiên, giá các loại máy này trên thị trường lại chênh nhau khá lớn. Trong khi một trang mua sắm trực tuyến bán máy Alpha Care với giá chỉ 300.000 đồng/chiếc thì công ty khác lại bán 336.000 đồng. Cũng là máy Greenlife 612 nhưng có nơi bán 380.000-490.000 đồng/chiếc thì nơi khác lại bán 550.000 đồng, có nơi còn cao hơn 600.000 đồng/chiếc… Có địa chỉ bán máy Greenlife 611 với giá 850.000-870.000 đồng/chiếc nhưng có nơi bán trên 950.000 đồng. Bên cạnh những loại máy chỉ 300.000 đồng/chiếc thì một số máy lại có giá trên 1,4 triệu đồng/chiếc như máy GG-02… So sánh chênh lệch với giá máy mua tại Trung Quốc, trên một số diễn đàn, người dùng nhận xét giá bán các loại máy này của nhiều nhà nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam là quá đắt.
Có thật cho rau sạch?
“Nước thì mình dùng nước sạch, hạt giống mình tự mua, máy lại của Hàn Quốc, mình an tâm hẳn so với việc mua rau ngoài chợ, siêu thị vì không biết có thuốc kích thích tăng trưởng không, họ thu hoạch đã đúng ngày quy định sau phun thuốc chưa…” – ông Trần Văn Dũng tự tin. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Kiều cho rằng nếu so với giá bán rau mầm tại siêu thị, rau bà tự trồng bằng máy mắc hơn nhưng “mình thấy an toàn, cứ thế mình dùng thôi”.
Nhưng để có rau mầm sạch, theo PGS.TS Võ Thị Bạch Mai – bộ môn sinh lý thực vật, khoa sinh học ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), ngoài môi trường trồng rau, nước và hạt giống là hai yếu tố rất quan trọng. Nguyên lý nảy mầm của hạt là do bản thân trong hạt đã chứa chất dự trữ chủ yếu là tinh bột, khi được ngâm nước hạt trương lên, enzyme amylase trong hạt sẽ xuất hiện giúp chuyển hóa tinh bột thành đường làm phôi mầm phát triển (nảy mầm). Nếu hạt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hoặc tồn dư các chất kích thích tăng trưởng, nước dùng tưới hạt mầm không sạch thì kết quả rau mầm cho ra đời cũng rất khó đoán biết về an toàn chất lượng.
TS Thái Xuân Du, Viện Sinh học nhiệt đới, cũng đồng tình khi cho biết để có nguồn rau sạch, ngay cả khâu chọn hạt giống và nước cũng phải cẩn thận. Trên thị trường hiện nay nhiều địa chỉ bán máy cũng đồng thời cung cấp luôn cả hạt giống mà chất lượng và xuất xứ chỉ được kiểm định theo lời người bán. Ngoài ra, nhiều loại hạt giống làm giá đỗ, mầm đậu Hà Lan, hạt cải… được cung cấp có xuất xứ từ nước ngoài, trong đó có cả hạt giống là thực phẩm trôi nổi từ Trung Quốc.
Lo ngại của nhiều người về độ an toàn của các loại nhựa sử dụng ở khay trồng, thùng ủ của được rất nhiều địa chỉ bán hàng trấn an. Song TS Ngô Quang Vinh, phó viện trưởng Viện Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cảnh báo đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về các loại máy này cũng như thành phần nhựa trong đó. Ông Lê Quốc Hùng, giám đốc Công ty Công nghệ môi trường OBM, cho biết các loại máy trôi nổi bán trên thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn.
Nhiều cách đơn giản, tiết kiệm
Nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều phương pháp ủ giá, trồng rau mầm đơn giản và đỡ chi phí hơn nhiều so với thực hiện bằng máy. TS Bạch Mai cho biết với cách ủ giá, chỉ cần ngâm hạt đậu xanh cho trương nước (8g-10g, rồi lấy khăn dễ thấm nước lót ở đáy một cái rổ, rải đậu xanh vào, đậy ở trên một lớp khăn bông nữa (có thể làm nhiều lớp đậu xanh như vậy), mỗi ngày tưới nước hai đến ba lần.
Trong khoảng 4-5 ngày là có giá để ăn. Còn TS Vinh cho biết thêm với rau mầm, có thể mua giá thể bằng xơ dừa, trồng một thời gian ngắn là có thể ăn mà “cả năm chỉ thay giá thể một, hai lần, chỉ tốn vài chục ngàn đồng trong khi mua một máy tốn 500.000-1 triệu đồng”.
Thông tin về rau quả độc hại nhan nhản cùng với giới thiệu về những tiện ích của các loại máy trồng rau mầm, ủ giá đã kích thích nhu cầu mua các loạinày tăng cao.Bà Vang (phường 12, quận Gò Vấp) kiểm tra thành phẩm ủ giá bằng máy. Bà cho biết cứ sau bốn giờ máy phun nước một lần để tưới giáGhi nhận tại các điểm bán máy trồng rau mầm, ủ giá cho thấy các loại máy này hiện bán rất chạy. Nhiều điểm bán nhập hàng liên tục nhưng luôn trong tình trạng hết hàng.Chị Huỳnh Thị Kiều (đường Lã Xuân Oai, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9, TP.HCM) cho biết do muốn ăn rau sạch, sau khi mua dùng một máy thấy “phải chờ đợi lâu” nên chị đã mua thêm một máy khác. “Để đảm bảo lúc nào cũng có rau ăn, tôi bỏ ra hơn 2 triệu đồng mua hai chiếc máy này” – chị Kiều nói. Một số người sử dụng cho biết với máy ủ giá, trồng rau mầm, cứ 2-3 ngày là đã có một mẻ giá, rau mầm mới.Ông Phan Thành Trung, giám đốc Công ty điện máy Thành Trung, mô tả công nghệ hoạt động của máy ủ giá, trồng rau mầm dựa trên nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển điện tử (bo mạch). Bo mạch đã được lập trình làm nước ấm và tự động tưới vào khoảng thời gian nhất định giúp mầm phát triển. Và quan trọng nhất giúp máy ủ giá, trồng rau mầm hoạt động là bộ bo mạch và bơm đẩy để tưới nước lên trên, phun ra từ cánh quạt và phun theo kiểu vòi sen để tưới hạt mầm. Ông Trần Văn Dũng (phường 12, quận Gò Vấp), người vừa sở hữu chiếc máy này, nhận xét việc thao tác chiếc máy này khá đơn giản. Một nhân viên vừa bán hàng vừa bảo hành của một địa chỉ trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết công dụng của máy chỉ là làm thay người việc tưới nước hằng ngày cho hạt mầm nên công nghệ không có gì đặc biệt.Tuy nhiên, giá các loại máy này trên thị trường lại chênh nhau khá lớn. Trong khi một trang mua sắm trực tuyến bán máy Alpha Care với giá chỉ 300.000 đồng/chiếc thì công ty khác lại bán 336.000 đồng. Cũng là máy Greenlife 612 nhưng có nơi bán 380.000-490.000 đồng/chiếc thì nơi khác lại bán 550.000 đồng, có nơi còn cao hơn 600.000 đồng/chiếc… Có địa chỉ bán máy Greenlife 611 với giá 850.000-870.000 đồng/chiếc nhưng có nơi bán trên 950.000 đồng. Bên cạnh những loại máy chỉ 300.000 đồng/chiếc thì một số máy lại có giá trên 1,4 triệu đồng/chiếc như máy GG-02… So sánh chênh lệch với giá máy mua tại Trung Quốc, trên một số diễn đàn, người dùng nhận xét giá bán các loại máy này của nhiều nhà nhập khẩu, phân phối tại Việt Nam là quá đắt.“Nước thì mình dùng nước sạch, hạt giống mình tự mua, máy lại của Hàn Quốc, mình an tâm hẳn so với việc mua rau ngoài chợ, siêu thị vì không biết có thuốc kích thích tăng trưởng không, họ thu hoạch đã đúng ngày quy định sau phun thuốc chưa…” – ông Trần Văn Dũng tự tin. Trong khi đó, chị Huỳnh Thị Kiều cho rằng nếu so với giá bán rau mầm tại siêu thị, rau bà tự trồng bằng máy mắc hơn nhưng “mình thấy an toàn, cứ thế mình dùng thôi”.Nhưng để có rau mầm sạch, theo PGS.TS Võ Thị Bạch Mai – bộ môn sinh lý thực vật, khoa sinh học ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), ngoài môi trường trồng rau, nước và hạt giống là hai yếu tố rất quan trọng. Nguyên lý nảy mầm của hạt là do bản thân trong hạt đã chứa chất dự trữ chủ yếu là tinh bột, khi được ngâm nước hạt trương lên, enzyme amylase trong hạt sẽ xuất hiện giúp chuyển hóa tinh bột thành đường làm phôi mầm phát triển (nảy mầm). Nếu hạt có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hoặc tồn dư các chất kích thích tăng trưởng, nước dùng tưới hạt mầm không sạch thì kết quả rau mầm cho ra đời cũng rất khó đoán biết về an toàn chất lượng.TS Thái Xuân Du, Viện Sinh học nhiệt đới, cũng đồng tình khi cho biết để có nguồn rau sạch, ngay cả khâu chọn hạt giống và nước cũng phải cẩn thận. Trên thị trường hiện nay nhiều địa chỉ bán máy cũng đồng thời cung cấp luôn cả hạt giống mà chất lượng và xuất xứ chỉ được kiểm định theo lời người bán. Ngoài ra, nhiều loại hạt giống làm giá đỗ, mầm đậu Hà Lan, hạt cải… được cung cấp có xuất xứ từ nước ngoài, trong đó có cả hạt giống là thực phẩm trôi nổi từ Trung Quốc.Lo ngại của nhiều người về độ an toàn của các loại nhựa sử dụng ở khay trồng, thùng ủ củađược rất nhiều địa chỉ bán hàng trấn an. Song TS Ngô Quang Vinh, phó viện trưởng Viện Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cảnh báo đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về các loại máy này cũng như thành phần nhựa trong đó. Ông Lê Quốc Hùng, giám đốc Công ty Công nghệ môi trường OBM, cho biết các loại máy trôi nổi bán trên thị trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn.Nhiều chuyên gia cho rằng có nhiều phương pháp ủ giá, trồng rau mầm đơn giản và đỡ chi phí hơn nhiều so với thực hiện bằng máy. TS Bạch Mai cho biết với cách ủ giá, chỉ cần ngâm hạt đậu xanh cho trương nước (8g-10g, rồi lấy khăn dễ thấm nước lót ở đáy một cái rổ, rải đậu xanh vào, đậy ở trên một lớp khăn bông nữa (có thể làm nhiều lớp đậu xanh như vậy), mỗi ngày tưới nước hai đến ba lần.Trong khoảng 4-5 ngày là có giá để ăn. Còn TS Vinh cho biết thêm với rau mầm, có thể mua giá thể bằng xơ dừa, trồng một thời gian ngắn là có thể ăn mà “cả năm chỉ thay giá thể một, hai lần, chỉ tốn vài chục ngàn đồng trong khi mua một máy tốn 500.000-1 triệu đồng”.