Mẫu Nội Quy Bếp Nhà Hàng, Tập Thể, Bếp Mầm Non, Công Ty
Bộ phận bếp đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc kinh doanh của mỗi nhà hàng, khách sạn. Công việc của đầu bếp phải tiếp xúc với nhiều dụng cụ, thiết bị, nhiều bộ phận và có thể đối mặt với chấn thương nếu xảy ra sơ sót. Do đó, việc xây dựng nội quy nhà bếp là rất cần thiết để đảm bảo bộ phận bếp hoạt động ổn định và hiệu quả. Dưới đây là mẫu nội quy dành cho bộ phận bếp được trung cấp nghề nấu ăn thu thập.
Nội Dung Chính
Nội Quy Làm Việc Bộ Phận Bếp
Nội quy làm việc của bộ phận bếp được chia thành 3 giai đoạn trước khi vào ca, trong ca làm việc và giao ca, kết thúc ca làm việc.
Nội Quy Trước Ca Làm Việc
Có mặt nhận bàn giao ca trước khoảng 15 phút.
Đúng tác phong, mang mặc đồng phục theo đúng quy định.
Nếu được giao nhiệm vụ cho cá nhân hoặc nhóm thì phải chuẩn bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ theo đúng sơ đồ tổ chức bộ phận bếp.
Tiếp nhận order và bàn giao về bữa ăn, số lượng món ăn, khẩu phần ăn… để chủ động thực hiện.
Nhân viên thực hiện theo đúng yêu cầu của cấp trên.
Các cấp quản lý, bếp trưởng, bếp phó… phải kiểm tra, giám sát việc chuẩn bị của nhân viên, phân công công việc hợp lý.
Hiện nay, các trường dạy nấu ăn đều đã triển khai các nội quy như trên nhằm tạo cho học viên tính kỷ luật, kỷ cương và trải nghiệm bầu không khí của phòng bếp chuyên nghiệp.
Nội Quy Trong Ca
Đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay đúng cách, kiểm tra tóc gọn gàng, đồng phục phải sạch.
Dụng cụ và thiết bị nhà bếp phải đảm bảo vệ sinh, đầy đủ chủng loại.
Trong suốt ca làm việc phải trang bị đầy đủ găng tay, tạp dề, mũ, khẩu trang để đảm bảo vệ sinh.
Trước khi chế biến thực phẩm cần phải kiểm tra thật kỹ chất lượng các nguyên liệu và phiếu xuất kho. Nếu thấy chất lượng không đảm bảo, sai lệch với các giấy tờ thì phải báo ngay cho cấp trên để tìm phương án giải quyết.
Trong khi chế biến cần đảm bảo đúng quy trình bộ phận bếp từ sơ chế, chế biến, bảo quản, vệ sinh chén bát…
Đảm bảo món ăn đúng order, đúng số lượng, khẩu phẩn ăn; bảo quản chất lượng món ăn luôn tươi ngon, hấp dẫn.
Thực hiện chuyên môn, kỹ thuật phải chính xác, tác phong nhanh nhẹn, chú ý quan sát. Chủ động học hỏi không cần chờ ai dạy nấu ăn kiểu cầm tay chỉ việc.
Không cho người không có phận sự vào khu vực bếp.
Nếu vấn đề phát sinh với khách hàng và bộ phận khác thì giải quyết tùy vào quyền hạn hoặc báo cáo cấp trên nếu cần thiết.
Nội Quy Kết Thúc Ca Làm Việc
Không chỉ riêng các bếp ăn nhà hàng, khách ăn hay bếp ăn công ty, các trường học nấu ăn ở Hà Nội cũng triển khai các quy định khi kế thúc ca như sau:
Tiến hành vệ sinh toàn bộ khu vực bếp và các dụng cụ, thiết bị; thu gom rác thải, sắp xếp vật dụng vào đúng nơi quy định.
Kiểm tra lại tắt điện, tắt bếp, khóa gas cẩn thận… đảm bảo tiết kiệm điện và an toàn phòng chống cháy nổ.
Có ghi chép, đối chiếu về tình hình nguyên liệu, tình hình trang thiết bị, có thể lập biên bản nếu thấy cần thiết. Báo cáo cấp trên nếu có yếu tố bất thường.
Kiểm tra các hạng mục khác theo quy định của nhà hàng, khách sạn. Sau khi hoàn thành thì tiến hàng bàn giao ca.
MẪU NỘI QUY NHÀ BẾP CHUẨN NHÀ HÀNG, TẬP THỂ
Tùy vào từng mô hình kinh doanh nhà hàng, khách sạn mà bộ phận bếp sẽ có những quy định đặc thù. Dưới đây là mẫu nội quy chung cho ngành chế biến món ăn mà các bạn có thể tham khảo:
BẢN NỘI QUY NHÀ BẾP
- Chấp hành nghiêm quy định trong nội quy của nhà hàng, mặc đồng phục theo đúng quy định trong ca làm việc.
- Trung thực, tự giác và luôn cố gắng thực hiện công việc chuyên môn được giao.
- Luôn đảm bảo tốt vệ sinh cá nhân và vệ sinh khu vực làm việc: rửa tay sạch sẽ theo đúng quy trình, mang mũ, tạp dề trong quá trình chế biến món ăn; đảm bảo dụng cụ nấu nướng hợp vệ sinh, thu gom rác và vệ sinh khu vực sau mỗi ca làm việc; kiểm tra thật kỹ chất lượng nguyên liệu trước khi chế biến.
- Trong công việc chuyên môn, luôn phải đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ đầy đủ trước ca làm việc; đảm bảo đồ ăn đúng khẩu phần, thẩm mỹ, hấp dẫn và thời gian theo order từ khách hàng. Lưu ý không tự sáng tạo, thay đổi công thức chế biến món ăn nếu chưa được sự cho phép của cấp trên. Sử dụng nguyên liệu tiết kiệm theo quy tắc nhập trước – xuất trước.
- Thường xuyên kiểm tra dụng cụ, trang thiết bị được phân công; hệ thống điện, nước, gas… Báo cáo cho cấp trên nếu phát hiện sai sót, hư hỏng…
- Không lạm dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng thực phẩm của nhà hàng dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tham gia đóng góp ý kiến dân chủ, mang tính xây dựng trong các buổi họp, buổi làm việc toàn bộ phận.
- Có trách nhiệm với tài sản của nhà hàng trong phạm vi được phân công, sử dụng các thiết bị đúng cách để đảm bảo tuổi thọ.
- Kiểm kê hàng hóa định kỳ theo ca, theo ngày, theo tuần, theo tháng; có kế hoạch bổ sung các nguyên liệu đầy đủ để bàn giao cho ca tiếp theo.
- Thực hiện tốt các quy định phòng chống cháy nổ, phòng cháy chữa cháy. Khi có tình huống cháy nổ xảy ra phải biết cách xử lý để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Nội quy bếp ăn công ty
Mẫu Nội Quy Bếp Ăn Mầm Non
Nội quy bếp ăn trường mầm non
Trên đây là những thông tin liên quan đến mẫu nội quy bếp nhà hàng, tập thể bộ phận bếp chung nhất để bạn tham khảo. Tùy vào từng nhà hàng, khách sạn mà bạn áp dụng những quy định kèm theo sao cho hợp lý nhất. Nếu là nhân viên bếp, hãy chấp hành tốt những quy định để hiệu quả công việc được tốt nhất nhé.