Mẫu Kịch Bản Chương Trình Hội Thảo Khoa Học Chi Tiết
Mẫu kịch bản chương trình hội thảo luôn là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một sự kiện hội thảo nên rất cần được đầu tư kỹ lưỡng.
Mẫu kịch bản chương trình hội thảo càng chuyên nghiệp thì càng giúp cho chương trình sự kiện của doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao. Thế nhưng để có thể làm ra một kịch bản dẫn chương trình hội thảo khoa học tốt, người thực hiện công việc này cần phải nắm một số thông tin quan trọng trong bài viết này để có thể triển khai tốt hơn.
Kịch bản chương trình hội thảo khoa học gồm những phần nào?
Hội thảo là chương trình sự kiện thường được nhiều doanh nghiệp đầu tư thực hiện để thu hút truyền thông, thổi phồng tên tuổi trên thị trường và tạo sự tin tưởng cho khách hàng.
Những chủ đề được tranh luận trong chương trình sự kiện này thường xoay quanh về chính trị, xã hội, văn hóa,… đang thu hút được sự quan tâm của mọi người.
Chính vì sự quan trọng này mà việc thực hiện kịch bản dẫn chương trình hội thảo thường sẽ cần nhiều thời gian đầu tư và cần được kiểm duyệt nhiều lần trước khi áp dụng.
Một mẫu chương trình hội thảo khoa học hoặc chính trị thường bao gồm nhiều phần nhỏ nhưng nhìn chung vẫn cần phải đạt được đủ 4 yếu tố sau đây.
Đón tiếp khách mời
Để có thể triển khai thành công một kịch bản hội thảo chuyên nghiệp, tiếp đón khách mời đến với sự kiện chính là khởi động tốt nhất mà bạn không nên bỏ qua.
Thời gian để đón khách thường dao động từ 15 – 30 phút và cần được kiểm soát cẩn thận số lượng khách tham gia. Thế nên trong mẫu kịch bản chương trình hội thảo thường không thể thiếu đi những chú ý về việc chuẩn bị và chào đón khách mời một cách tốt nhất.
Tại phần mở đầu này, doanh nghiệp hãy cố gắng thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân với việc phân chia công việc cho các bộ phận hỗ trợ, đem lại sự chỉn chu nhất cho tổng thể chương trình thực hiện.
Phần khai mạc chương trình hội thảo
Thời gian dành cho phần này chỉ nên từ 15 phút trở xuống vào bao gồm một số tiết mục văn nghệ để khai tiệc mỹ mãn (thông thường là nên có hai tiết mục).
Tiết mục mở màn đóng vai trò như một thông báo gửi đến khách mời nhanh chóng tiến về chỗ ngồi để chương trình có thể bắt đầu đúng với kế hoạch.
Ngoài ra những chương trình sự kiện hội thảo hoặc hội nghị thường mang tính chất định nghĩa hoặc chia sẻ về kiến thức nào đó thế nên rất dễ tạo ra sự nhàm chán, vậy nên có thêm tiết mục văn nghệ sẽ giúp cho chương trình trở nên sôi động hơn rất nhiều.
Phần nội dung chính buổi hội thảo
Sau tiết mục văn nghệ, người dẫn chương trình lúc này sẽ thực hiện đúng theo kịch bản mc hội thảo để xuất hiện trên sân khấu và giới thiệu một số thông tin quan trọng trong chương trình.
Và tiếp theo đó, người dẫn chương trình sẽ mời chuyên gia và một số khách mời quan trọng lên sân khấu để bắt đầu tranh luận về chủ đề chính của sự kiện hội thảo.
Nội dung của phần này sẽ được triển khai khoảng 3 tiếng trở xuống hoặc tùy thuộc vào không khí của chương trình mà thời lượng có thể kéo dài hơn.
Kịch bản dẫn chương trình hội thảo lúc này cũng cần được lên kế hoạch kỹ lưỡng để có thể đáp ứng được phần kịch bản tổng của chương trình sự kiện hội thảo.
Kết thúc chương trình và tiễn khách mời
Thời gian để thực hiện phần chương trình này thường rơi vào khoảng 15-30 phút nếu như có thể minigame.
Lúc này ban tổ chức hoặc người dẫn chương trình sẽ thay mặt doanh nghiệp bế mạc chương trình, gửi lời cảm ơn chân thành đến với tất cả khách mời đã trực tiếp đến với sự kiện hoặc những người đang theo dõi từ xa.
Tìm hiểu thêm: Mẫu kế hoạch tổ chức hội thảo khoa học, hội thảo chuyên đề
Mẫu kịch bản dẫn chương trình hội thảo khoa học
Để góp sức cùng bạn trong chương trình sự kiện sắp đến, sau đây sẽ là mẫu chương trình hội thảo điển hình nhất mà bạn có thể tham khảo qua và áp dụng vào chương trình sắp đến.
STT
Công việc
Thời gian
Chi tiết
Phụ trách
1
Đón khách
15-30 phút
- Hướng dẫn, hỗ trợ khách để xe
- Chào đón khách mời, hướng dẫn khách checkin vào trong sự kiện.
- Hỗ trợ tư vấn và kiểm duyệt vé vào (nếu có).
- Dẫn một số khách VIP vào bàn đã có tên.
- Bảo vệ.
- Lễ tân.
- Hậu cần.
2
Khai mạc sự kiện
15-20 phút
- Tiết mục văn nghệ
- MC mời người đại diện doanh nghiệp đứng lên tuyên bố lý do sự kiện.
- MC giới thiệu khách mời quan trọng có trong sự kiện.
- Đội văn nghệ.
- Người dẫn chương trình.
- Người đại diện doanh nghiệp.
3
Thảo luận, đặt vấn đề
120 phút
- MC mời diễn giả lên sân khấu.
- Mời thêm một số khách mời cùng thảo luận về chủ đề.
- Người dẫn chương trình.
- Người đại diện doanh nghiệp.
4
Nghỉ giải lao, ăn nhẹ
15 phút
- Giải lao, buổi tiệc ăn nhẹ cho khách tham dự.
- Tiết mục văn nghệ.
- Lễ tân,
- Hậu cần.
- Đội văn nghệ.
5
Vấn đáp
60 phút
- Diễn giả với các chuyên gia trả lời những câu hỏi đặt ra
- Diễn giả.
- Khách mời.
- Người dẫn chương trình.
6
Tổng kết
15 phút
- Tổng kết toàn bộ các vấn đề đã trao đổi trong hội thảo
- Diễn giả.
- Người dẫn chương trình.
7
Bế mạc
10 phút
- Dẫn chương trình thông báo kết thúc chương trình
- Gửi lời cảm ơn và chào tạm biệt khách mời
- Hướng dẫn khách ra về
- Dẫn chương trình
- Lễ tân
8
Dọn dẹp
- Thu dọn các thiết bị dụng cụ
- Dọn dẹp vệ sinh
- Kiểm tra trang thiết bị
- Hậu cần
Những lưu ý khi viết kịch bản chương trình hội thảo
Để mẫu kịch bản chương trình hội thảo khoa học hoàn thiện một cách tốt đẹp và hiệu quả nhất, trong quá trình xây dựng kịch bản chúng ta cần lưu ý đến một số điểm như sau:
Chuẩn bị mẫu kịch bản MC chương trình hội thảo
Người dẫn chương trình chính là nhân vật quan trọng góp sức làm nên sự thành công của mẫu kịch bản chương trình hội thảo mà doanh nghiệp đã chuẩn bị.
Vậy nên ngoại việc có một mẫu kịch bản chương trình hội thảo hoàn chỉnh thì bên cạnh đó vẫn cần một kịch bản dẫn chương trình hội thảo khoa học dành cho MC.
Nội dung ở cả hai kịch bản này đều cần phải thống nhất về timeline và nội dung cần triển khai để tạo nên sự mượt mà giữa người dẫn chương trình và các tiết mục có trong chương trình.
Công việc được phân phó đầy đủ
Một trong những ưu điểm của kịch bản hội thảo chính là giúp cho ban tổ chức có thể điều hướng được nhân sự thực hiện tốt công việc được giao phó.
Vậy nên sau khi đã fill đầy đủ nội dung vào các khung cần có trong kịch bản hội thảo thì tiếp đến chính là phần việc được giao phó cho từng nhân sự hỗ trợ.
Hãy chắc chắn rằng trong từng công việc có trong sự kiện đều có người đảm nhận, đừng để trống vị trí ấy vì có thể xảy ra nhiều rủi ro trong lúc vận hành chương trình đấy bạn nhé!
Phương án dành cho rủi ro nếu có xảy ra
Dù có chuẩn bị cẩn thận như thế nào thì chương trình sự kiện hội thảo của bạn vẫn có thể xảy ra một số sự cố nằm ngoài dự định. Vậy nên người đảm nhiệm kịch bản chi tiết chương trình hội thảo cần phải chuẩn bị trước một số phương án dự phòng dành cho những vấn đề có thể xảy ra trong chương trình.
Điều này hoàn toàn không dư thừa bởi sẽ giúp người điều hướng sự kiện nắm bắt kịp thời sự việc và đưa ra phương án tối ưu nhất để gỡ rối cho rủi ro này.
JURO – Đơn vị tổ chức hội thảo chuyên nghiệp TPHCM
Nếu doanh nghiệp không có đủ nhân sự hoặc chưa từng có kinh nghiệm thực hiện chương trình sự kiện hội thảo chuyên nghiệp thì hãy để JURO hỗ trợ nhé!
Là một trong số những công ty truyền thông và sự kiện nổi tiếng nhất tại khu vực Hồ Chí Minh, JURO sẽ tư vấn cẩn thận cho khách hàng có gói tổ chức sự kiện phù hợp hoặc dịch vụ livestream chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng, an toàn và đem đến hiệu quả truyền thông tốt nhất.
Do đã có nhiều năm kinh nghiệm về tổ chức sự kiện và từng thực hiện nhiều dự án lớn, đây sẽ là nơi giúp bạn thực hiện hóa kịch bản hội thảo trở thành sự thật và nhận lại nhiều lợi ích to lớn nhất có thể.
Nhanh tay liên hệ để được hỗ trợ tư vấn hoặc xem thêm một số dạng bài viết thông tin liên quan về mẫu kịch bản chương trình hội thảo tại JURO bạn nhé!
5/5 – (10 bình chọn)