Mẫu hợp đồng thuê phụ bếp, đầu bếp, bếp chính mới nhất

Hợp đồng thuê đầu bếp là gì? Đặc điểm của hợp đồng thuê đầu bếp là gì? Mục đích của hợp đồng thuê đầu bếp là gì? Mẫu hợp đồng thuê đầu bếp 2021? Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng?

Khi hai bên có nhu cầu thuê người lao động và nhu cầu có việc làm, hai bên nếu đáp ứng được yêu cầu của đối phương, quyết định đi đến hợp tác, xác lập mối quan hệ lao động với nhau thì hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng lao động. Việc thuê đầu bếp là một trong những mối quan hệ lao động đó, bên thuê đầu bếp và đầu bếp sẽ thỏa thuận với nhau về những điều kiện công việc, quyền lợi và nghĩa vụ trong hợp đồng. Vậy hợp đồng thuê đầu bếp được quy định như thế nào, hình thức và nội dung ra sao?

Cơ sở pháp lý:

– Bộ Luật lao động 2019.

1. Hợp đồng thuê đầu bếp là gì?

Hợp đồng là sự Thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.

Theo Khoản 1 Điều 13 Bộ Luật lao động 2019: “Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.“

Theo đó hợp đồng thuê đầu bếp là sự thỏa thuận giữa bên thuê đầu bếp và đầu bếp về công việc đầu bếp, có trả lương và các điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.

2. Đặc điểm của hợp đồng thuê đầu bếp là gì?

Hợp đồng thuê đầu bếp có sự phụ thuộc pháp lý giữa người lao động và người sử dụng lao động. Sự phụ thuộc pháp lý được hiểu là sự phụ thuộc được pháp luật thừa nhận, sự phụ thuộc này mang tính khách quan tất yếu, khi người lao động tham gia quan hệ lao động. Pháp luật đảm bảo và tôn trọng quyền quản lý của người sử dụng lao động. Mặt khác do người lao động cung ứng sức lao động, sự điều phối của người sử dụng lao động có sự tác động lớn đến sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của người lao động, cho nên pháp luật các nước thường có các quy định ràng buộc, kiểm soát sự quản lý của người sử dụng lao động trong khuôn khổ và tương quan với sự bình đẳng có tính bản chất của quan hệ lao động.

Đối tượng của hợp đồng thuê đầu bếp là việc làm có trả lương: Hợp đồng thuê đầu bếp là một loại quan hệ mua bán đặc biệt, hàng hóa mang ra trao đổi là sức lao động, việc biểu hiện ra bên ngoài của quan hệ mua bán loại hàng hóa này không giống như quan hệ mua bán các loại hàng hóa thông thường khác. Do vậy đối tượng mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động biểu hiện ra bên ngoài là công việc phải làm.

Trong quan hệ hợp đồng lao động, người lao động phải tự mình thực hiện công việc: Khi người sử dụng lao động thuê mướn người lao động, họ không chỉ chú trọng đến trình độ tay nghề mà còn quan tâm đến nhân thân của người lao động. Chính vì thế, người lao động phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được dịch chuyển cho người thứ ba. Tương tự như vậy, người lao động không thể chuyển giao quyền thực hiện công việc của mình cho người thừa kế, cũng như người thừa kế sẽ không phải thực thi nghĩa vụ trong hợp đồng lao động của người lao động đảm nhận khi còn sống. Bên cạnh đó còn ý nghĩa khác trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động. .

Hợp đồng thuê đầu bếp được thực hiện liên tục trong thời gian xác định hay không xác định: khi giao kết hợp đồng lao động các bên phải thảo thuận thời hạn của hợp đồng và thời giờ làm việc của người lao động. Thời hạn này có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực đến thời điểm nào đó; hay theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Người lao động không có quyền lựa chọn hay làm việc theo ý chí chủ quan của mình mà công việc phải được thi hành tuần tự theo thời gian đã được người sử dụng lao động xác định người lao động chỉ được tạm hoãn trong một số trường hợp pháp luật quy định hoặc do hai bên thỏa thuận.

3. Mục đích của hợp đồng thuê đầu bếp là gì?

Hợp đồng thuê đầu bếp là kết quả của sự tự nguyện thỏa thuận giữa hai bên, một bên cần người lao động và một bên cần việc làm.

Hợp đồng thuê đầu bếp quy định quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với nhau theo thỏa thuận trên cơ sở tôn trọng pháp luật, đảm bảo các bên thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Hợp đồng là cơ sở giải quyết tranh chấp của hai bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.

4. Mẫu hợp đồng thuê đầu bếp 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

—–o0o—–

……., ngày… tháng… năm…

HỢP ĐỒNG THUÊ ĐẦU BẾP

Số:…../HĐTLĐ

– Căn cứ vào Luật Dân sự 2015;

– Căn cứ vào Luật Lao động 2019;

 – Căn cứ vào thỏa thuận của hai bên,

Hôm nay, ngày……..tháng…….năm…….., tại………

Địa chỉ:……

Chúng tôi gồm có:

Bên A: Ông/Bà……

Sinh ngày:  ……

CMTND/CCCD số:……

HKTT: ……

Điện thoại: ……

Bên B (bên  thuê): Công ty…..

Mã số thuế:……

Địa chỉ điện thoại: ……

Đại diện: ……

Chức vụ: …

Sau quá trình trao đổi, hai bên đã thỏa thuận ký kết Hợp đồng thuê đầu bếp với những nội dung cụ thể sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Bên A đồng ý làm việc cho Bên B theo các nội dung, yêu cầu như sau:

– Loại hợp đồng lao động: xác định thời hạn từ….năm

Thời gian làm việc: từ ngày…./…./….. đế ngày…./…./…..

Tổng số buổi thử việc: từ ngày…./…./….. đến ngày…./…./…..

Chức danh:……

Công việc:……

Tại địa chỉ:……

Điều 2. Thời gian thực hiện

Thời hạn thực hiện hợp đồng từ ngày…./…./….. đến hết ngày…./…./…..

Hợp đồng có thể được gia hạn thêm…..năm kể từ thời điểm hết, tùy vào thỏa thuận của hai bên.

Điều 3. Thực hiện hợp đồng

Thời gian để Bên B thực hiện việc cung cấp dịch vụ là không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày ký kết Hợp đồng này và bên A thanh toán đúng, đủ chi phí dịch vụ pháp lý theo thỏa thuận.

Trong thời gian đó, Bên B có trách nhiệm tìm người giúp việc thỏa mãn các yếu tố theo yêu cầu của Bên A tại Điều 1 của Hợp đồng này.

Trường hợp sau khi Bên B đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình (tìm người), nhưng trong quá trình thử việc người giúp việc không thể đáp ứng được nhu cầu mà Bên A đặt ra. Thì trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày, kể từ ngày người giúp việc đến nhận công việc tại Bên A

Bên A có quyền yêu cầu Bên B đổi người, hoặc chấm dứt hợp đồng dịch vụ với Bên B. Trong những trường hợp này thì Bên B chịu trách nhiệm trả lại cho Bên A 80% chi phí của dịc vụ giới thiệu được quy định tại Điều 4.

Điều 4. Chi phí thanh toán và phương thức thanh toán

4.1. Phí dịch vụ

– Lương chính  là:…..VNĐ/tháng (Một tháng được nghỉ 02 ngày phép vẫn được hưởng lương).

(Bằng chữ:……triệu đồng).

– Phụ cấp:

Tiền xăng xe:………../tháng

Tiền chuyên cần:……

Doanh số:……

Tổng số tiền phải thanh toán là:……

(Bằng chữ:…….triệu đồng).

4.2 Phương thức thanh toán

Bên A thanh toán phí dịch vụ cho Bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Tên tài khoản:…

Số tài khoản:……

Mở tại:……

4.3. Thời hạn thanh toán

Ngay sau khi Hợp đồng này được ký kết, Bên A có trách nhiệm thanh toán cho Bên B số tiền là:…………….VNĐ (Bằng chữ:………..). tương ứng với giá trị……….của Phí dịch vụ tư vấn.

Bên A thanh toán nốt chi phí còn lại cho Bên B sau khi đã được Bên B tìm được người giúp việc phù hợp, trong thời hạn mà hợp đồng quy định.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên

5.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

– Làm việc theo sự điều hành, chỉ đạo của quản lý nhà hàng

– Tuân thủ an toàn vệ sinh lao động, thực phẩm

– Thanh toán các chi phí liên quan đến việc huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn của công ty và tiên may đồng phục

5.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

– Thanh toán đầy đủ và đúng hạn tiền lương cho Bên A ;

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật.

Điều 6. Phạt vi phạm

   Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì thì bên còn lại có các quyền sau:

Yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm.Thiệt hại thực tế được xác định như sau:

– Vi phạm về nghĩa vụ thanh toán:….VNĐ

– Vi phạm về đối tượng của hợp đồng:…VNĐ

–  Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng:….VNĐ

Điều 7. Chấm dứt hợp đồng

– Bên A  hoàn tất công việc theo quy định tại Điều 1 Hợp đồng này;

– Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn

– Hai Bên thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng này trước khi hoàn thành các công việc quy định tại Điều 1 Hợp đồng này. Trong trường hợp này, Hai Bên sẽ thỏa thuận bằng văn bản về các điều khoản cụ thể liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng.

Điều 8: Giải quyết tranh chấp

Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đầu tiên sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải giữa các Bên.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì một trong các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Bên có lỗi (gây thiệt hại) phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến vụ kiện mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp cũng như các tổn thất do ảnh hưởng của việc kiện cáo.

 Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng

9.1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký tức ngày…./…./…..

9.2. Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế nếu Hai Bên cùng thỏa thuận thống nhất bằng văn bản;

Hợp đồng này gồm 05 (năm) trang, được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 02 (hai) bản để thực hiện.

Các bên đã đọc, hiểu rõ nội dung của Hợp đồng này và cùng tự nguyện ký tên, đóng dấu xác nhận dưới đây.

BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

5. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng

Hai bên ghi rõ ngày thực hiện hợp đồng;

Thông tin chủ thể hợp đồng cần ghi rõ và đầy đủ tên, số chứng minh nhân sân, hộ khẩu thường trú, số điện thoại; nếu là tổ chức ghi rõ tên, số điện thoại, đại diện, chức vụ;

Điều 1. Đối tượng hợp đồng ghi rõ công việc cần làm, thời gian làm việc, số buổi thử việc, chức danh, công việc, tại địa chỉ;

Điều 2. Thời gian thực hiện: thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;

Điều 4. Chi phí thanh toán và phương thức thanh toán: ghi rõ phí dịch vụ bao gồm lương chính, phụ cấp xăng xe và chuyên cần, doanh số, phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc số tài khoản, nếu thanh toán qua số tài khoản ghi rõ tên tài khoản, số tài khoản; thời hạn thanh toán do hai bên thỏa thuận với nhau;

Điều 6. Phạt vi phạm: các vi phạm về nghĩa vụ thanh toán, vi phạm về đối tượng của hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng.